Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 13: Làm thơ lục bát

Giải bài tập Ngữ văn bài 13: Làm thơ lục bát

Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 13: Làm thơ lục bát được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các bạn để tham khảo giúp học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 7 chuẩn bị cho bài giảng sắp tới đây của mình. Mời các bạn tải và tham khảo

Làm thơ lục bát

I. Kiến thức cơ bản

- Nguồn gốc: Lục bát là thể thơ độc đáo của văn học Việt Nam.

- Luật thơ: Lục bát thể hiện ở khổ thơ lục bát gồm một câu sáu tiếng là một câu tám tiếng sắp xếp theo mô hình sau đây (B: bằng; T: trắc; V: cần; chưa tính đến các dạng biến thể và ngoại lệ).

Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 13: Làm thơ lục bát

Các tiếng ở vị trí 1, 3, 5, 7 không theo luật bằng trắc – trong bảng đánh dấu (-). Tiếng thứ hai thường là thanh bằng. Tiếng thứ tư thường là thanh trắc (nhưng có khi ngoại lệ tiếng thứ hai là thanh trắc, tiếng thứ tư sẽ là thanh bằng). Trong câu 8, nếu tiếng thứ sáu là thanh ngang (bổng) thì tiếng thứ 8 phải là thanh huyền (trầm). Ngược lại cũng vậy.

II. Hướng dẫn tìm hiểu câu hỏi phần bài học

Đọc bài ca dao:

Anh đi anh nhớ quê nhà

Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương

Nhớ ai dãi nắng dầm sương

Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.

a) Cặp câu thơ lục bát có 2 dòng thơ:

Dòng: 6 tiếng - gọi là dòng lục.

Dòng: 8 tiếng - gọi là dòng bát.

=> Nên gọi là lục bát.

b) Kẻ sơ đồ và điền B (bằng), T (trắc), V (vần)

Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 13: Làm thơ lục bát

c) Tương quan thanh điệu giữa tiếng thứ sáu và tiếng thứ tám trong câu tám:

- Dòng bát thứ nhất: Tiếng thứ 6 thanh trầm - tiếng thứ 8 thanh bằng

- Dòng bát thứ hai: Tiếng thứ 6 thanh trầm - tiếng thứ 8 thanh bổng

d) Nhận xét về luật thơ lục bát

- Số câu: Tối thiểu hai câu tối đa không giới hạn

- Số tiếng trong mỗi câu: Dòng lục 6 tiếng.

Dòng bát 8 tiếng.

- Vần: Vần luôn là vần bằng thường đứng ở vị trí cuối câu (vần chân) tiếng thứ 6 câu sáu – hiệp tiếng thứ 6 câu 8. Tiếng 8 của câu 8 sẽ hiệp với tiếng 6 của câu 6 tiếp theo.

- Luật trầm bổng: Hai vần ở câu 8 đều là vần bằng nhưng phải ngược chiều nhau về sự trầm – bổng, tiếng thứ sáu thanh huyền thì tiếng thứ 8 phải thanh ngang và ngược lại

- Ngắt nhịp: Nhịp chẵn: câu 6: 2/2/2

câu 8: 4/4

III. Hướng dẫn luyện tập

Câu 1. Làm thơ lục bát theo mô hình ca dao. Điền nối tiếp cho thành bài và đúng luật. Cho biết vì sao em điền các từ đó (về ý và về vần).

- Em ơi đi học trường xa

Cố học cho giỏi như là mẹ mong

- Anh ơi phấn đấu cho bền

Mỗi năm mỗi lớp vững bền mai sau

Ngoài vườn ríu rít tiếng chim

Cây xòe bóng nắng cùng em trốn tìm

Lí do điền từ:

+ Hợp về nghĩa.

+ Hợp về vần..

Câu 2. Cho biết câu lục bát sau sai ở đâu và sửa lại cho đúng luật.

- Hai câu lục bát sai vì không đúng nguyên tắc hiệp vần, và luật bằng trắc.

- Sửa lại là

+ Vườn em cây quả đủ loài

Có cam, có quýt có xoài có na

+ Thiếu nhi là tuổi học hành

Chúng em phấn đấu trở thành trò ngoan

Mời các em tham khảo tài liệu liên quan

Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 13: Điệp ngữ

Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 13: Luyện nói: Phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm

Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 13: Tiếng gà trưa

Chia sẻ, đánh giá bài viết
6
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Học tốt Ngữ Văn 7

    Xem thêm