Giải bài tập SBT Sinh học 11: Bài tập trắc nghiệm trang 38

VnDoc xin giới thiệu tới bạn đọc tài liệu Giải bài tập SBT Sinh học 11: Bài tập trắc nghiệm trang 38, nội dung tài liệu được cập nhật chính xác và chi tiết sẽ là nguồn thông tin hữu ích để phục vụ công việc học tập của các bạn học sinh được tốt hơn. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.

Giải bài tập SBT Sinh học 11: Bài tập trắc nghiệm trang 38 vừa được VnDoc.com sưu tập và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết được tổng hợp gồm có lời giải của 22 bài tập trắc nghiệm môn Sinh học lớp 11. Qua bài viết bạn đọc có thể thấy được trật tự di chuyển thức ăn trong ống tiêu hoá của người, chất dinh dưỡng thiết yếu trong khẩu phần của người... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây nhé.

SBT Sinh học 11: Bài tập trắc nghiệm trang 38

Bài tập trắc nghiệm 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 38, 39 Sách bài tập (SBT) Sinh học 11

Chọn phương án đúng hoặc đúng nhất trong mỗi câu sau.

1. Trật tự di chuyển thức ăn trong ống tiêu hoá của người là

A. cổ họng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già.

B. thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, cổ họng,

C. thực quản, cổ họng, dạ dày, ruột già, ruột non.

D. cổ họng, dạ dày, thực quản, ruột non, ruột già.

E. cổ họng, thực quản, dạ dày, ruột già, ruột non.

2. Loài động vật có kiểu ăn hút dịch lỏng là

A. rệp vừng.

B. trai.

C. cá voi.

D. giun đất.

E. nhện.

3. Chất nào sau đây không phải là chất dinh dưỡng thiết yếu trong khẩu phần của người?

A. Pepsin.

B. Đường glucôzơ.

C. Tinh bột.

D. Chất béo.

E. Vitamin A.

4. Mỗi ngày, người cần hàng trăm gam cacbohiđrat. Nhu cầu hằng ngày về hầu hết các vitamin chí tính bằng miligam. Nhu cầu về các vitamin với lượng nhỏ như vậy là vì

A. các vitamin không quan trọng lắm trong trao đổi chất.

B. năng lượng chứa trong các vitamin khá lớn mà ta lại không cần nhiều lắm

C. cơ thể có thể dự trữ hầu hết các vitamin với số lượng lớn.

D. vitamin chỉ đóng vai trò là các yếu tố điều hoà, xúc tác.

E. mọi tế bào đều cần cacbohiđrat, nhưng chỉ một ít tế bào cần vitamin.

5. Khi thở ra, không khí chuyển qua các đoạn của đường hô hấp theo trật tự

A. các phế nang, khí quản, các phế quản, các vi phế quản, hầu, khoang mũi.

B. các phế nang, các vi phế quản, các phế quản, khí quản, hầu, khoang mũi.

C. các phế nang, các vi phế quản, khí quản, các phế quản, hầu, khoang mũi.

D. các phế nang, khí quản, các vi phế quản, các phế quản, hầu, khoang mũi.

E. các vi phế quản, các phế nang, các phế quản, khí quản, hầu, khoang mũi.

6. Trao đổi ngược dòng trong các mang cá có tác dụng

A. đẩy nhanh dòng nước qua mang.

B. duy trì građien nồng độ đế nâng cao khuếch tán.

C. cho phép cá thu ôxi trong khi bơi giật lùi.

D. cho máu và nước qua mang chảy theo cùng một hướng.

E. cản trở hiệu quả hấp thụ ôxi.

ĐÁP ÁN

1 A

2 A

3 A

4 D

5 B

6 B

Bài tập trắc nghiệm 7, 8, 9, 10, 11, 12 trang 40 Sách bài tập (SBT) Sinh học 11

7. Khi bạn hít vào, cơ hoành

A. dãn và nâng lên.

B. dãn và hạ xuống.

C. co và nâng lên.

D. co và hạ xuống.

E. không liên quan đến các cử động hô hấp.

8. Ôxi khuếch tán trực tiếp từ không khí thông qua các bề mặt ẩm vào tế bào, không nhờ máu vận chuyển có ở

A. con kiến.

B. con cá voi.

C. con giun đất.

D. con chim sẻ.

E. con ruồi.

9. Xếp các câu trả lời theo trật tự giảm dần nồng độ ôxi từ cao nhất đến thấp nhất)?

A. Các mô tế bào, không khí thở vào, máu rời phổi đi.

B. Không khí thở vào, máu rời phổi đi, các mô tế bào.

C. Máu rời phổi đi, không khí thở vào, các mô tế bào.

D. Không khí thở vào, các mô tế bào, máu rời phổi đi.

E. Các mô tế bào, máu rời phổi đi, không khí thở vào.

10. Đối tượng có hệ tuần hoàn hở là

A. cá.

B. khỉ.

C. chim.

D. ếch.

E. sứa.

11. Huyết áp cao nhất trong và máu chảy chậm nhất trong

A. các tĩnh mạchcác mao mạch.

B. các động mạchcác mao mạch.

C. các tĩnh mạchcác động mạch.

D. các mao mạchcác động mạch.

E. các động mạchcác tĩnh mạch.

12. Điểm sai khác lớn nhất giữa hệ tim mạch người và hệ tim mạch cá là

A. ở cá, máu được ôxi hoá khi qua nền mao mạch mang.

B. người có hai vòng tuần hoàn còn cá chỉ có một vòng tuần hoàn,

C. các ngăn tim ở người gọi là các tâm nhĩ và tâm thất.

D. người có vòng tuần hoàn kín, cá có hộ tuần hoàn hở.

ĐÁP ÁN

7 D

8 C

9 B

10 E

11 B

12 B

Bài tập trắc nghiệm 13, 14, 15, 16, 17 trang 41 Sách bài tập (SBT) Sinh học 11

13. Một người có huyết áp 125/80. Con số 125 chỉ ..... và con số 80 chỉ......

A. huyết áp trong tâm thất trái...... huyết áp trong tâm thất phải......

B. huyết áp động mạch....... nhịp tim.

C. huyết áp trong kì co tim........... huyết áp trong kì giãn tim.

D. huyết áp trong vòng tuần hoàn lớn........ huyết áp trong vòng tuần hoàn phổi.

E. huyết áp trong các động mạchhuyết áp trong các tĩnh mạch.

14. Giai đoạn nào sau đây mở đầu quá trình đông máu ?

A. Thương tổn trong biểu mô lót một mạch máu.

B. Tiếp xúc giữa máu và không khí.

C. Chuyển đổi fibrinogen íhành sợi fibrin.

D. Hấp dẫn bạch cầu về một vị trí nhiễm trùng.

E. Chuyển đổi sợi fibrin thành chất sinh sợi fibrinogen.

15. Sai khác chủ yếu giữa động vật hằng nhiệt và động vật biến nhiệt là

A. khả năng giữ nước

B. khả năng chịu nóng hay lạnh.

C. khả năng điều hoà thân nhiệt khi nhiệt độ môi trường thay đổi.

D. sống trong môi trường nóng hoặc lạnh.

E. sống trên cạn hoặc dưới nước.

16. Trong mỗi ống đơn thận của động vật có xương sống, cầu thận và nang Baoman đảm nhiệm

A. lọc máu và thu chất lọc.

B. hấp thụ lại nước vào máu.

C. phân giải các chất có hại và các độc tố.

D. hấp thụ lại các muối khoáng và chất dinh dưỡng.

E. lọc lại và cô đặc nước tiểu để bài tiết.

17. Các loài chim và các loài côn trùng bài tiết ra axit uric trong khi các loài thú và lưỡng cư bài tiết chủ yếu là urê. Ưu thế chủ yếu của chất thải axit uric so với chất thải urê là

A. axit uric dễ tan trong nước hơn.

B.axit uric là một phân tử đơn giản

C.để tạo axit uric cần sử dụng ít năng lượng hơn

D. để bài tiết axit uric bị mất nước ít hơn.

E. để bài tiết axit uric mất nhiều chất tan hơn.

ĐÁP ÁN

13 C

14 A

15 C

16 A

17 D

Bài tập trắc nghiệm 18, 19, 20, 21, 22 trang 42 Sách bài tập (SBT) Sinh học 11

18. Trong cơ thể, các hệ nào sau đây có vai trò chủ yếu điều chỉnh hoạt động của các hệ khác?

A. Hệ tim mạch và hệ cơ.

B. Hệ thần kinh và hệ nội tiết

C. Hệ bạch huyết và hệ da.

D. Hệ bạch huyết và hệ nội tiết.

E. Da và hệ thần kinh.

19. Mọi tế bào trong cơ thể người đều tiếp xúc với môi trường trong chứa

A. máu.

B. mô liên kết.

C. dịch gian bào.

D. chất nền.

E. các màng nhầy.

20. Khắng định nào sau đây minh hoạ tốt nhất cân bằng nội mô:

A. Hầu hết người trưởng thành cao 1,5m đến 1,8m.

B. Phổi và ruột non đều có diện tích bề mặt trao đổi rộng

C. Khi nồng độ muối của máu tăng lên, thận phải thải ra nhiêu muối hơn.

D. Mọi tế bào của cơ thể có cùng một kích cỡ giống nhau

E. Khi lượng ôxi trong máu giảm, ta cảm thấy đầu lâng lâng.

21. Hô hấp ở cá đạt hiệu quả cao mặc dù hàm lượng ôxi hoà tan trong nước thấp vì:

A. dòng nước hầu như chảy qua mang liên tục.

B. các lá mang có nhiều phiến mang chứa mạng lưới mao quan dày đặc làm tăng bề mặt trao đổi khí.

C. máu chảy song song và ngược chiều với dòng nước chảy qua các phiến mang.

D. cả A, B và C.

22. Hô hấp ở chim đạt hiệu quả cao vì

A. có thêm các túi khí làm tăng bề mặt trao đổi khí.

B. có dòng khí liên tục chuyển qua các ống khí trong phổi từ sau ra trước nhờ sự co dãn của hệ thống túi khí khi các cơ hô hấp co dãn.

C. trong phổi không có khí đọng như ở phổi thú.

D. chỉ có A và B.

E. chỉ có B và C.

ĐÁP ÁN

18 B

19 C

20 C

21 D

22 D

-----------------------------------

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Giải bài tập SBT Sinh học 11: Bài tập trắc nghiệm trang 38. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Sinh học lớp 11, Vật lý lớp 11, Hóa học lớp 11, Toán lớp 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 11 để có thêm tài liệu học tập nhé

Đánh giá bài viết
1 263
Sắp xếp theo

    Giải Vở BT Sinh Học 11

    Xem thêm