Giải bài tập SBT Sinh học 11 trang 64

VnDoc xin giới thiệu tới bạn đọc tài liệu Giải bài tập SBT Sinh học 11 trang 64, bài tập trắc nghiệm kèm theo đáp án sẽ là nguồn thông tin hay để phục vụ công việc học tập của các bạn học sinh được tốt hơn. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.

Giải bài tập SBT Sinh học 11 trang 64 vừa được VnDoc.com sưu tập và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết được tổng hợp gồm có lời giải của 46 câu hỏi trắc nghiệm trong môn Sinh học lớp 11. Qua bài viết bạn đọc có thể thấy được khái niệm của cảm ứng ở động vật, hình thức và mức độ phản ứng... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây nhé.

Bài tập SBT Sinh học 11 trang 64

Bài tập trắc nghiệm 1, 2, 3 trang 64 Sách bài tập (SBT) Sinh học 11

Chọn phương án đúng hoặc đúng nhất trong mỗi câu sau.

1. Cảm ứng ở động vật là khả năng cơ thể

A. phản ứng lại các kích thích của môi trường để tồn tại và phát triển.

B. phản ứng lại các kích thích của môi trường một cách gián tiếp.

C. phản ứng tức thời các kích thích của môi trường để tồn tại và phát triển.

D. cảm nhận các kích thích của môi trường.

2. Hình thức và mức độ phản ứng được quyết định bởi

A. hệ thần kinh.

B. thụ quan.

C. cơ hoặc tuyến.

D. dây thần kinh.

3. Hệ thần kinh dạng ống gồm có

A. thần kinh trung ương và thần kinh ngoại biên.

B. não bộ và dây thần kinh não.

C. tuỷ sống và dây thần kinh tuỷ.

D. não bộ và tuỷ sống.

ĐÁP ÁN

1 A

2 A

3 A

Bài tập trắc nghiệm 4, 5, 6, 7, 8, 9 trang 65 Sách bài tập (SBT) Sinh học 11

4. Khi kích thích tại một điểm bất kì trên cơ thể giun đất thì?

A. phần đuôi phản ứng.

C. điểm đó phản ứng.

B. toàn thân phản ứng.

D. phần đầu phản ứng.

5. Khi bị kích thích, cơ thể phản ứng bằng cách co toàn thân là thuộc động vật?

A. có hệ thần kinh dạng lưới.

B. có hệ thần kính dạng chuỗi hạch.

C. có hệ thần kinh dạng ống.

D. nguyên sinh.

6. Trong các sinh vật sau, loại nào có hệ thần kinh dạng lưới?

A. Sứa, san hô, hải quỳ

B. Giun đất, bọ ngựa, cánh cam.

C. Cá, ếch, thằn lằn:

D. Trùng roi, trùng amip.

7. Trong các sinh vật sau, loại nào có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch?

A. Giun đất, bọ ngựa, cánh cam.

B. Sứa, san hô, hải quỳ.

C. Cá, ếch, thằn

D. Trùng roi, trùng amip.

8. Ở thuỷ tức, khi bị kích thích tại một điểm trên cơ thể thì

A. một phần cơ thể phán ứng.

B. toàn cơ thế phản ứng.

C. chỉ điểm đó phán ứng.

D. phần tua phán ứng.

9. Trong mắt, tế bào que có khả năng hưng phấn cao hơn tế bào hình nón là do tế bào hình nón

A. có khả năng hưng phấn với ánh sáng mạnh.

B. không có khả năng hưng phấn.

C. có khả năng hưng phấn với ánh sáng yếu.

D. khả năng hưng phấn ngang nhau.

ĐÁP ÁN

4 C

5 A

6 A

7 A

8 B

9 C

Bài tập trắc nghiệm 10, 11, 12, 13, 14, 15 trang 66 Sách bài tập (SBT) Sinh học 11

10. Động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch phản ứng lại kích thích theo hình thức

A. phản xạ.

B. co rút chất nguyên sinh.

C. phán xạ có điều kiện.

D. tầng co thắt cơ thể.

11. Hưng tính là khả năng

A. tiếp nhận kích thích của tế bào.

B. phản ứng với môi trường.

C. trả lời kích thích của tế bào.

D. tiếp nhận và trả lời kích thích của tế bào.

12. Hưng phấn là khi tế bào bị kích thích

A. sẽ gây biến đổi tính chất lí, hoá, sinh ở bên trong.

B. thì tế bào sẽ tiếp nhận.

C. thì tế bào trả lời kích thích.

D. thì tế bào tiếp nhận và trả lời kích thích.

13. Tính thấm của màng nơron ở nơi bị kích thích thay đổi là do

A. màng của nơron bị kích thích với cường độ đạt tới ngưỡng.

B. lực hút tĩnh điện giữa các ion trái dấu.

C. cổng Na bị đóng lại, cổng K mư ra.

D. xuất hiện điện thế nghỉ.

14. Điện thế nghi là sự chênh lệch điện thế hai bên màng tế bào khi tế bào nghỉ ngơi

A. phía trong màng tích điện dương, ngoài màng tích điện âm.

B. phía trong màng tích điện âm, ngoài màng tích điện dương.

C. cả trong và ngoài màng tích điện dương.

D. cả trong và ngoài màng tích điện âm.

15. Để duy trì điện thế nghỉ, bơm Na - K có vai trò chuyển

A. Na+ từ ngoài vào trong màng.

B. K+ từ trong ra ngoài màng.

C. K+ từ ngoài vào trong màng.

D. Na+ từ trong ra ngoài màng.

ĐÁP ÁN

10 A

11 D

12 A

13 A

14 B

15 C

Bài tập trắc nghiệm 16, 17, 18, 19, 20 trang 67 Sách bài tập (SBT) Sinh học 11

16. Khi tế bào ớ trạng thái nghỉ ngơi

A. cổng K+ và Na+ cùng đóng.

B. cổng K+ mở, Na+ đóng.

C. cổng K+ và Na+ cùng mở.

D. cổng K+ đóng và Na+ mở.

17. Trong cơ chế hình thành điện thế hoạt động, ở giai đoạn tái phân cực

A. cổng K+ mở, Na+ đóng.

B. cổng K+ và Na+ cùng mở.

C. cổng K+ và Na+ cùng đóng.

D. cổng K+ đóng, Na+ mở.

18. Trong cơ chế hình thành điện thế hoạt động, ở giai đoạn mất phân cực

A. Na+ đi qua màng tế bào vào trong tẽ bào.

B. Na+ đi qua màng tế bào ra ngoài tế bào.

C. K+ đi qua màng tế bào vào trong tế bào.

D. K+ đi qua màng tế bào ra ngoài tế bào.

19. Trong cơ chế hình thành điện thế hoạt động, ở giai đoạn đảo cực

A. K+ đi qua màng tế bào ra ngoài tế bào.

B. Na+ đi qua màng tế bào ra ngoài tế bào.

C. K+ đi qua màng tế bào vào trong tế bào.

D. Na+ đi qua màng tế bào vào trong tế bào.

20*. Trong cơ chế xuất hiện điện hoạt động, sự di chuyển của các ion ở giai đoạn

A. tái phân cực là Na+ khuếch tán từ trong tế bào ra ngoài.

B. khử cực là K+ khuếch tán từ trong tế bào ra ngoài,

C. khử cực là K+ khuếch tán từ ngoài tế bào vào trong.

D. tái phân cực là K+ khuếch tán từ trong tế bào ra ngoài.

ĐÁP ÁN

16 B

17 A

18 A

19 B

20 D

Bài tập trắc nghiệm 21, 22, 23, 24, 25 trang 68 Sách bài tập (SBT) Sinh học 11

21*. Để dẫn tới sự thay đổi điện thế nghỉ, phân tử tín hiệu cần bám vào

A. thụ thể liên kết prôtein G

B. thụ thể tirôzin-kinaza

C. kênh ion mở bằng phân tử tín hiệu.

D. thụ thế nội bào.

22. Sự phân bố ion ở hai bên màng tế bào khi điện thế hoạt động ở giai đoạn đảo cực làm cho

A. bên trong màng tích điện âm, bên ngoài màng tích điện dương.

B. trong và ngoài màng cùng tích điện dương,

C. trong và ngoài màng cùng tích điện âm.

D. bên trong màng tích điện dương, bên ngoài màng tích điện âm.

23. Khi tế bào thần kinh bị kích thích, điện thế nghỉ biến đổi thành điện thế hoạt động gồm các giai đoạn tuần tự là

A. mất phân cực - đảo cực - tái phân cực.

B. tái phân cực - đảo cực - mất phân cực.

C. mất phân cực - tái phàn cực - đảo cực.

D. đảo cực - tái phân cực - mất phân cực.

24. Khi tế bào ở trạng thái hoạt động, Na - K có vai trò vận chuyển

A. Na+ từ trong ra ngoài màng

B. K+ từ ngoài vào trong màng

C. Na+ từ ngoài vào trong màng.

D. K+ từ trong ra ngoài màng.

25. Hưng phấn được truyền đi dưới dạng xung thần kinh theo hai chiều

A. từ nơi bị kích thích.

B. trong sợi thần kinh,

C. trong cung phản xạ.

D. chuỳ xináp.

E. màng sau xináp.

ĐÁP ÁN

21 C

22 D

23 A

24 C

25 B

Bài tập trắc nghiệm 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33 trang 69 Sách bài tập (SBT) Sinh học 11

26. Tốc độ lan truyền điện thế hoạt động trên sợi thần kinh có bao miêlin so với sợi thần kinh không có bao miêlin là

A. nhanh hơn.

B. như nhau.

C. chậm hơn.

D. bằng một nửa.

27. Trong cơ chế hình thành điện thế hoạt động ở giai đoạn mất phân cực

A. cả trong và ngoài màng tích điện âm.

B. chênh lệch điện thê giảm nhanh tới 0.

C. cả trong và ngoài màng tích điện dương.

D. chênh lệch điện thế đạt cực đại.

28. Điện thế hoạt động lan truyền trên sợi thần kinh có bao miêlin nhanh hơn so với không có bao miêlin vì xung thần kinh

A. lan truyền theo kiểu nhảy cóc.

B. lan truyền liên tiếp từ vùng này sang vùng khác,

C. không lan truyền theo kiểu nhảy cóc

D. không lan truyền liên tục.

29. Trong cơ chế lan truyền điện thế hoạt động qua xináp có sự tham gia của

A. Mg+2.

B. Na+.

C. K+.

D. Ca+.

30. Trong xináp hoá học, thụ thể tiếp nhận chất trung gian hoá học nằm ở?

A .khe xináp.

B. màng trước xináp.

C. màng sau xináp.

D. chuỳ xináp.

31. Trong xináp, bóng chứa chất trung gian hoá học nằm ở

A. chuỳ xináp.

B. trên màng trước xináp.

C. trên màng sau xináp.

D. khe xináp.

32. Sau khi điện thế hoạt động lan truyền tiếp ở màng sau, axêtincôlin phân huỷ thành

A. axêtat và côlin.

B. axêtin và côlin.

C. axit axêtic và côlin.

D. estera và côlin.

33. Trong cơ chế lan truyền điện thế hoạt động qua xináp, chất trung gian hoá học gắn vào thụ thể ở màng sau làm cho màng sau

A. đảo cực.

B. tái phân cực.

C. mất phân cực.

D. đảo cực và tái phát

26 A

27 B

28 A

29 D

30 C

31 A

32 A

33 C

Bài tập trắc nghiệm 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41 11 trang 70 Sách bài tập (SBT) Sinh học 11

34. Điện thế hoạt động lan truyền qua xináp chỉ theo một chiều từ màng trước sang màng sau vì

A. phía màng sau không có chất trung gian hoá học.

B. phía màng sau không có chất trung gian hoá học và màng trước không có thụ thể tiếp nhận chất này.

C. màng trước không có thụ thể tiếp nhận chất trung gian hoá học.

D. phía màng sau có bao miêlin ngàn cản và màng trước không có thụ thể tiếp nhận chất này.

35. Tập tính động vật là

A. chuỗi phản ứng trả lời các kích thích từ môi trường giúp chúng thích nghi với môi trường sống và tổn tại.

B. những hoạt động cơ bản của động vật khi sinh ra đã có.

C. sự tiếp nhận và trả lời các kích thích của môi trường.

D. sự phản ứng lại các kích thích của mỏi trường.

36. Hình thức học tập chỉ có ở động vật thuộc bộ Linh trưởng là

A. học khôn.

B. học ngầm.

C. in vết.

D. quen nhờn

37. Sáo, vẹt nói được tiếng người. Đây thuộc loại tập tính

A. học được.

B. bẩm sinh.

C. bản năng.

D. vừa là bản năng vừa là học được.

38. Tiếng hót của con chim được nuôi cách li từ khi mới sinh thuộc loại tập tính

A. bản năng.

B. bẩm sinh.

C. học được.

D. vừa là bản năng vừa là học được.

39. Hiện tượng công đực nhảy múa khoe bộ lông sặc sỡ thuộc loại tập tính

A. vị tha

B. thứ bậc.

C. sinh sản.

D. lãnh thổ.

40. Bản năng của động vật là tập hợp các phản xạ

A. không điều kiện được phối hợp theo trình tự xác định.

B. không điều kiện.

C. có điều kiện.

D. không điều kiện và có điều kiện.

41. Cơ sở sinh học của tập tính là

A. phản xạ.

B. hệ thần kinh.

C. cung phản xạ.

D. trung ương thần kinh.

ĐÁP ÁN

34 B

35 A

36 A

37 A

38 B

39 C

40 A

41 A

Bài tập trắc nghiệm 42, 43, 44, 45, 46 trang 71 Sách bài tập (SBT) Sinh học 11

42. Học theo kiểu in vết ở động vật

A. chỉ có ở giai đoạn trướng thành.

B. chỉ có ở chim.

C. chỉ xảy ra trong một giai đoạn rất ngắn.

D. có cả ở giai đoạn còn nhỏ và trưởng thành.

43. Điều nào dưới đây là không quan trọng đối với chim di cư trong việc tìm và xác định đường bay ?

A. Nhạy cảm với tia hồng ngoại.

B. Vị trí mặt trời vào ban ngày,

C. Vị trí mặt trăng vào ban đêm.

D Sử dựng các vì sao như chiếc la bàn.

44. Một con chim sẻ non mới nở được nuôi cách li với chim bố mẹ và trong giai đoạn nhạy cảm (từ ngày thứ 10 đến ngày thứ 50 sau khi nớ) được nghe tiếng chim hót của 1 loài chim sẻ khác. Con chim này khi trưởng thành sẽ

A. hót tiếng hót chẳng giống loài nào.

B. vẫn hót giọng hót của loài mình

C. hót tiếng hót của loài chim mà nó nghe được trong giai đoạn nhạy cảm.

D. không hề biết hót.

45. Cơ sở khoa học của việc huấn luyện các động vật là kết quả của quá trình thành lập

A. cung phản xạ.

B phản xạ không điều kiện.

C. các phản xạ có điều kiện.

D. các tập tính.

46. Trong các rạp xiếc, người ta đã huấn luyện các động vật làm các trò diễn xiếc thuần thục và tuân thủ những hiệu lệnh của người dạy thú. Đây là ứng dụng của việc biến đổi

A. tập tính bẩm sinh thành tập tính thứ sinh.

B. các điều kiện hình thành phản xạ

C. tập tính bẩm sinh

D. tập tính thứ sinh

ĐÁP ÁN

42 D

43 A

44 A

45 C

46 A

-----------------------------------

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Giải bài tập SBT Sinh học 11 trang 64. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Sinh học lớp 11, Vật lý lớp 11, Hóa học lớp 11, Toán lớp 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 11 để có thêm tài liệu học tập nhé

Đánh giá bài viết
1 223
Sắp xếp theo

    Giải Vở BT Sinh Học 11

    Xem thêm