Giải bài tập SGK Công nghệ lớp 11 bài 14: Ôn tập phần Vẽ kĩ thuật
Giải bài tập SGK Công nghệ lớp 11 bài 14
- Câu 1 trang 72 SGK Công nghệ 11
- Câu 2 trang 72 SGK Công nghệ 11
- Câu 3 trang 72 SGK Công nghệ 11
- Câu 4 trang 72 SGK Công nghệ 11
- Câu 5 trang 72 SGK Công nghệ 11
- Câu 6 trang 72 SGK Công nghệ 11
- Câu 7 trang 72 SGK Công nghệ 11
- Câu 8 trang 72 SGK Công nghệ 11
- Câu 9 trang 72 SGK Công nghệ 11
- Câu 10 trang 72 SGK Công nghệ 11
- Câu 11 trang 72 SGK Công nghệ 11
- Câu 12 trang 72 SGK Công nghệ 11
Giải bài tập SGK Công nghệ lớp 11 bài 14: Ôn tập phần Vẽ kĩ thuật được VnDoc.com sưu tầm và tổng hợp xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Giải bài tập Công nghệ 11 sẽ giúp các em hệ thống lại những kiến thức đã học trong bài, định hướng phương pháp giải các bài tập cụ thể. Chúc các em học tốt! Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.
- Giải bài tập SGK Công nghệ lớp 11 bài 13: Lập bản vẽ kĩ thuật bằng máy tính
- Giải bài tập SGK Công nghệ lớp 11 bài 15: Vật liệu cơ khí
Câu 1 trang 72 SGK Công nghệ 11
Trình bày ý nghĩa của các tiêu chuẩn bản vẽ kĩ thuật.
Trả lời:
- Tiêu chuẩn bản vẽ kĩ thuật là văn bản quy định các qui tắc thống nhất để lập bản vẽ kĩ thuật.
Câu 2 trang 72 SGK Công nghệ 11
Thế nào là phương pháp hình chiếu vuông góc ?
Trả lời:
Phương pháp hình chiếu vuông góc là phương pháp biểu diễn các hình chiếu vuông góc trên cùng một mặt phẳng hình chiếu
Câu 3 trang 72 SGK Công nghệ 11
So sánh sự khác nhau giữa phương pháp chiếu góc thứ nhất và góc thứ ba.
Trả lời:
- Trong phương pháp chiếu góc thứ nhất:
- Vật thể nằm trước mặt phẳng chiếu đối với người quan sát
- Vị trí các hình chiếu: Hình chiếu bằng đặt dưới hình chiếu đứng, hình chiếu cạnh đặt bên phải hình chiếu đứng
- Trong phương pháp chiếu góc thứ ba:
- Vật thể nằm sau mặt phẳng chiếu đối với người quan sát
- Vị trí các hình chiếu: Hình chiếu bằng đặt trên hình chiếu đứng, hình chiếu cạnh đặt bên trái hình chiếu đứng
Câu 4 trang 72 SGK Công nghệ 11
Thế nào là hình cắt và mặt cắt ? Hình cắt và mặt cắt dùng để làm gì?
Trả lời:
- Hình biểu diễn các đường bao của vật thể nằm trên mặt phẳng cắt gọi là mặt cắt.
- Hình biểu diễn mặt cắt và các đường bao của vật thể sau mặt phẳng cắt, gọi là hình cắt.
- Mặt cắt dùng để biểu diễn tiết diện vuông góc của vật thể. Dùng trong trường hợp vật thể có nhiều lỗ, rãnh.
- Hình cắt: có 3 loại
- Hình cắt toàn bộ: sử dụng một mặt phẳng cắt dùng để biểu diễn hình dạng bên trong của vật thể.
- Hình cắt bán phần: Hình biểu diễn gồm nửa hình cắt ghép với nửa hình chiếu, đường phân cách là đường tâm. Dùng để biểu diễn vật thể đối xứng.
- Hình cắt cục bộ: biểu diễn một phần của vật thể dưới dạng hình cắt, đường giới hạn vẽ bằng nét lượn sóng.
Câu 5 trang 72 SGK Công nghệ 11
Thế nào là hình chiếu trục đo? Hình chiếu trục đo dùng để làm gì?
Trả lời:
Hình chiếu trục đo: Là hình biểu diễn ba chiều của vật thể được xây dựng trên cơ sở phép chiếu song song.
Câu 6 trang 72 SGK Công nghệ 11
Hình chiếu trục đo vuông góc đều và hình chiếu trục đo xiên góc cân các thông số như thế nào ?
Trả lời:
- Hình chiếu trục đo vuông góc đều
+ Góc trục đo:
X’O’Y’ = Y’O’Z’ = X’O’Z’ = 120o
+ Hệ số biến dạng:
p = q = r = 1
- Hình chiếu trục đo của hình tròn:
+ Góc trục đo:
X’O’Y’ = Y’O’Z’ = 135o
X’O’Z’ = 90o
+ Hệ số biến dạng:
p = r = 1
-q = 0,5
Câu 7 trang 72 SGK Công nghệ 11
Thế nào là hình chiếu phối cảnh? Hình chiếu phối cảnh dùng để làm gì?
Trả lời:
Hình chiếu phối cảnh là hình biểu diễn được xây dựng bằng phép chiếu xuyên tâm.
Hình chiếu phối cảnh thường đặt bên cạnh các hình chiếu vuông góc trong các bản vẽ thiết kế kiến trúc và xây dựng để biểu diễn các công trình có kích thước lớn như: nhà cửa, cầu đường, đê đập...
Câu 8 trang 72 SGK Công nghệ 11
Bản vẽ kĩ thuật có vai trò như thế nào trong thiết kế?
Trả lời:
Vai trò của bản vẽ kĩ thuật đối với thiết kế:
- Giai đoạn hình thành ý tưởng: Vẽ sơ đồ hoặc phác họa sản phẩm.
- Giai đoạn thu thập thông tin: Đọc các bản vẽ liên quan đến sản phẩm khi thiết kế, lập các bản vẽ khác của sản phẩm.
- Giai đoạn thẩm định: Trao đổi ý kiến thông qua các bản vẽ thiết kế sản phẩm
- Giai đoạn lập hồ sơ kỹ thuật: Lập các bản vẽ tổng thể và chi tiết của sản phẩm
Câu 9 trang 72 SGK Công nghệ 11
Bản vẽ chi tiết và bản vẽ lắp dùng để làm gì?
Trả lời
Bản vẽ chi tiết:
- Nội dung: Bản vẽ chi tiết thể hiện hình dạng, kích thứoc và các yêu cầu kĩ thuật của chi tiết.
- Công dụng: Bản vẽ chi tiết dùng để chế tạo và kiểm tra chi tiết
Bản vẽ lắp:
- Nội dung: Bản vẽ lắp trình bày hình dạng và vị trí tương quan của một nhóm chi tiết được lắp với nhau.
- Công dụng: Bản vẽ lắp dùng để lắp ráp các chi tiết.
Câu 10 trang 72 SGK Công nghệ 11
Cách lập bản vẽ chi tiết như thế nào?
Trả lời:
Cách lập bản vẽ chi tiết:
- Bước 1: Bố trí các hình biểu diễn và khung tên.
- Bước 2: Vẽ mờ.
- Bước 3: Tô đậm.
- Bước 4: Ghi phần chữ.
- Bước 5: Kiểm tra hoàn thiện bản vẽ.
Câu 11 trang 72 SGK Công nghệ 11
Trình bày các đặc điểm của các loại hình biểu diễn ngôi nhà.
Trả lời:
Các hình biểu diễn của ngôi nhà.
Mặt bằng:
- Hình cắt bằng của ngôi nhà được cắt bởi một mặt phẳng đi ngang qua cửa sổ.
- Tác dụng: Thể hiện vị trí, kích thước của tường, vách ngăn, cửa đi.
Mặt đứng:
- Hình chiếu vuông góc của ngôi nhà lên một mặt phẳng thẳng đứng.
- Tác dụng: Thể hiện hình dáng, sự cân đối, vẻ đẹp bề ngoài của ngôi nhà
Hình cắt:
- Hình tạo bởi mặt phẳng cắt song song với một mặt đứng của ngôi nhà.
- Hình cắt dùng để thể hiện kết cấu của các bộ phận ngôi nhà, kích thước các tầng nhà theo chiều cao, cửa sổ,...
Câu 12 trang 72 SGK Công nghệ 11
Trình bày khái quát hệ thống vẽ kĩ thuật bằng máy tính.
Trả lời:
- Hệ thống CAD gồm hai phần:
- Phần cứng.
- Phần mềm.
- Phần cứng:
- CPU: là trung tâm của máy tính có thể coi là não bộ của máy tính.
- Màn hình: để hiển thị bản vẽ.
- Bàn phím, chuột: để ra lệnh nạp dữ liệu vẽ.
- Máy in, máy vẽ: để xuất bản vẽ ra giấy.
- Một số thiết bị ngoại vi khác: bảng số hóa, máy quét ảnh, đầu ghi để biến các thông tin vẽ thành các thông tin dưới dạng số để đưa vào bộ nhớ trong máy hoặc lưu trữ trên đĩa.
- Phần mềm:
- Tạo các đối tượng vẽ cơ bản: đường thẳng, đường tròn, đường cong, mặt cong, vật thể 3 chiều.
- Giải các bài toán dựng hình và vẽ hình.
- Tạo ra các hình chiếu vuông góc, mặt cắt, hình cắt.
- Xây dựng hình chiếu trục đo, hình chiếu phối cảnh.
- Tô vẽ kí hiệu vật liệu.
- Ghi kích thước.
VnDoc xin giới thiệu tới các em Giải bài tập SGK Công nghệ lớp 11 bài 14: Ôn tập phần Vẽ kĩ thuật. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích hỗ trợ các em làm bài tập hiệu quả. Mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn môn Công nghệ lớp 11. Để giúp bạn đọc có thêm nhều tài liệu học tập hơn nữa, VnDoc.com mời các bạn học sinh cùng tham khảo chi tiết thêm một số tài liệu học tập các môn được chúng tôi biên soạn và tổng hợp tại các mục sau: Toán 11, Ngữ văn 11, Tiếng Anh 11, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11...
Mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 11 của VnDoc.com để có thêm tài liệu học tập nhé
Để giúp bạn đọc có thể giải đáp được những thắc mắc, trả lời được những câu hỏi khó trong quá trình học tập. VnDoc.com mời các bạn học sinh cùng đặt câu hỏi tại mục hỏi đáp học tập của VnDoc. Chúng tôi sẽ hỗ trợ, trả lời giải đáp thắc mắc của các bạn trong thời gian sớm nhất có thể nhé.