Giải bài tập Toán 11 bài 4: Cấp số nhân
Giải bài tập Toán 11 Giải tích: Cấp số nhân
VnDoc xin giới thiệu tới bạn đọc bộ tài liệu Giải bài tập Toán 11 bài 4: Cấp số nhân, nội dung tài liệu gồm 6 bài tập trang 103, 104 SGK Toán 11 kèm theo lời giải chi tiết sẽ giúp các bạn học sinh giải nhanh bài tập một cách hiệu quả nhất. Mời thầy cô cùng các bạn học sinh cùng tham khảo.
Giải bài tập Toán 11 Cấp số nhân
Bài 1 trang 103 SGK Đại số 11
Chứng minh các dãy số \(\left( \frac{3}{5}{{.2}^{n}} \right);\left( \frac{5}{{{2}^{n}}} \right);{{\left( \frac{-1}{2} \right)}^{n}}\) là các cấp số nhân.
Hướng dẫn giải
\(u_n\) là cấp số nhân \(\Rightarrow\)\(u_{n+1}=u_n.q\) với \(n \in \mathbb{N}^*\)
Công bội \(q=\dfrac{u_{n+1}}{u_n}\)
Lời giải:
Để chứng minh dãy (un) là cấp số nhân thì ta chứng minh:
un+1 = un.q với n ∈ N*
(q là công bội cấp số nhân)
\({{u}_{n}}=\frac{3}{5}{{.2}^{n}}\)
Xét \(\frac{{{u}_{n+1}}}{{{u}_{n}}}=\frac{\frac{3}{5}{{.2}^{n+1}}}{\frac{3}{5}{{.2}^{n}}}=\frac{{{2}^{n+1}}}{{{2}^{n}}}=\frac{{{2}^{n}}.2}{{{2}^{n}}}=2\)
=> un+1 = 2 x un. Vậy \(u_n\) là cấp số nhân với công bội q = 2.
\({{u}_{n}}=\frac{5}{{{2}^{n}}}\)
Với \(n\in {{\mathbb{N}}^{*}}\Rightarrow {{u}_{n}}>0\)
Xét \(\frac{{{u}_{n+1}}}{{{u}_{n}}}=\dfrac{\dfrac{5}{{{2}^{n+1}}}}{\dfrac{5}{{{2}^{n}}}}=\dfrac{1}{2}\Rightarrow {{u}_{n+1}}=\dfrac{1}{2}{{u}_{n}}\)
Vậy \(\left( {{u}_{n}} \right)\) là cấp số nhân với công bội \(q=\frac{1}{2}\)
\({{u}_{n}}={{\left( \frac{-1}{2} \right)}^{n}}=\left( -1 \right).{{\left( \frac{1}{2} \right)}^{n}}\Leftrightarrow \frac{{{u}_{n+1}}}{{{u}_{n}}}=\frac{{{\left( -1 \right)}^{n+1}}{{\left( \frac{1}{2} \right)}^{n+1}}}{{{\left( -1 \right)}^{n}}{{\left( \frac{1}{2} \right)}^{n}}}\)
Xét \(\frac{{{u}_{n+1}}}{{{u}_{n}}}=\frac{{{\left( -1 \right)}^{n}}.{{\left( -1 \right)}^{1}}.{{\left( \frac{1}{2} \right)}^{n+1}}}{{{\left( -1 \right)}^{n}}{{\left( \frac{1}{2} \right)}^{n}}}=\frac{-1}{2}\Rightarrow {{u}_{n+1}}=\frac{-1}{2}{{u}_{n}}\)
Vậy \(\left( {{u}_{n}} \right)\) là cấp số nhân với công bội \(q=\frac{-1}{2},\forall n\in {{\mathbb{N}}^{*}}\)
Bài 2 trang 103 SGK Đại số 11
Cho cấp số nhân (\(u_n\)) với công bội q
a. Biết u1 = 2, u6 = 486. Tìm q
b. Biết q = 2/3 , u4 = 8/21. Tìm u1
c. Biết u1 = 3, q = -2. Hỏi số 192 là số hạng thứ mấy?
Hướng dẫn giải
Số hạng thứ n của cấp số nhân được tính bằng công thức \(u_n=u_1.q^{n-1}\)trong đó n là số nguyên thỏa mãn \(n \ge1\)
- Công bội khi đó là: \(q=\left ( \dfrac{u_n}{u_1} \right ) ^{\frac{1}{n-1}}\) hoặc \(q=\sqrt[n-1]{\dfrac{u_n}{u_1}}\) trong đó n là số nguyên thỏa mãn \(n \ge 1\)
Lời giải:
a. Theo công thức un = u1.qn-1, thay n = 6 ta được:
u6 = u1.q5 = 2.q5 = 486
q5 = 243 = 35 => q = 3
b. Ta có:
\({{u}_{4}}={{u}_{1}}.{{q}^{4-1}}=\frac{8}{21}\Rightarrow \frac{8}{21}.{{\left( \frac{3}{2} \right)}^{n}}=\frac{27}{21}=\frac{9}{7}\)
c. Biết u1 = 3, q = -2. Hỏi số 192 là số thứ mấy?
Ta có: un = u1.qn-1 = 192
qn-1 = 192/u1 = 192/3 = 64
(-2)n = - 128 = (-2)7 => n = 7
Vậy số 192 là số hạng thứ 7.
Bài 3 trang 103 SGK Đại số 11
Tìm các số hạng của cấp số nhân (\(u_n\)) có năm số hạng, biết:
a. u3 = 3 và u5 = 27
b. u4 – u2 = 25 và u3 – u1 = 50
Hướng dẫn giải
Số hạng thứ n của cấp số nhân được tính bằng công thức \(u_n=u_1.q^{n-1}\)trong đó n là số nguyên thỏa mãn \(n \ge1\)
- Theo đề bài ra ta được hệ phương trình ẩn \(u_1,q\). Giải hệ phương trình ta tìm được dãy số cần tìm. Thay n = 1, 2, 3, 4, 5 ta tìm được 5 số hạng đầu dãy.
Lời giải:
a. Ta có: un = u1qn-1
\(\Rightarrow \left\{ \begin{matrix} {{u}_{3}}={{u}_{1}}.{{q}^{2}}=3 \\ {{u}_{5}}={{u}_{1}}.{{q}^{4}}=27 \\ \end{matrix}\Rightarrow \left\{ \begin{matrix} {{q}^{2}}=9 \\ {{u}_{1}}=\frac{1}{3} \\ \end{matrix} \right. \right.\)
Vậy q = ± 3.
+ Cấp số nhân (un) có công bội q có thể viết dưới dạng:
u1, u1q, u1q2,…,u1.qn-1
Với q = 3 ta có cấp số: 1/3 , 1, 3, 9, 27
Với q = - 3 ta có cấp số: 1/3 , -1, 3, -9, 27
Bài 4 trang 104 SGK Đại số 11
Tìm cấp số nhân có sáu số hạng, biết rằng tổng của năm số hạng đầu là 31 và tổng của năm số hạng sau là 62.
Hướng dẫn giải
- Số hạng thứ n của cấp số nhân được tính bằng công thức \(u_n=u_1.q^{n-1}\)trong đó n là số nguyên thỏa mãn \(n \ge1\).
- Tổng n số hạng của cấp số nhân \(S_n=\dfrac{u_1(1-q^n)}{1-q}\)
- Áp dụng công thức trên ta được hệ phương trình ẩn \(u_1,q\). Giải hệ phương trình ta tìm được cấp số nhân.
Lời giải:
Gọi u1, u2, u3, u4, u5, u6 là cấp số nhân của 6 số hạng.
+ Tổng của 5 số hạng đầu là 31 và 5 số hạng sau là 62, nghĩa là:
Ta có: (2) – (1) <=> u6 - u1 = 31
Mà u6 = u1.q6-1 = u1.q5
=> u1.q5 - u1 = 31 <=> u1(q5 – 1) = 31 (3)
Mặt khác, tổng của 5 số hạng đầu là:
=> q – 1 = 1 => q = 2. Tính ra ta được u1 = 1.
Với un = u1qn-1
=> u2 = 2; u3 = 4, u4 = 8, u5 = 16, u6 = 32
Vậy cấp số nhân cần tìm là: 1, 2, 4, 8, 16, 32.
Bài 5 trang 104 SGK Đại số 11
Tỷ lệ tăng dân số của tỉnh x là 1,4%. Biết rằng dân số của tỉnh hiện nay là 1,8 triệu người. Hỏi với mức tăng như vậy thì sau 5 năm, 10 năm thì dân số của tỉnh đó tăng bao nhiêu?
Hướng dẫn giải
Cấp số nhân \((u_n)\) có số hạng đầu tiên \(u_1\) và công bội q thì số hạng thứ n: \(u_n=u_1.q^{n-1}\)với mọi \(n \ge 1\)
Lời giải:
Theo tỷ lệ tăng dân số 1,4% thì dân số hàng năm của tỉnh x là các số hạng của cấp số nhân với công bội q = 1 + 14/1000 = 1.014
Và số hạng đầu u1 = 1,8 triệu
Theo công thức: un = u1qn-1
=> Dân số của tỉnh x sau 5 năm sau là:
u6 = 1,8.(1.014)5 ≈ 1.9 triệu (người)
Vậy sân số sau 10 năm là: u11 = 1,8.(1.014)10 ≈ 2.1 triệu (người).
Bài 6 trang 104 SGK Đại số 11
Cho hình vuông C1 có cạnh bằng 4. Người ta chia mỗi cạnh của hình vuông thành bốn phần bằng nhau và nối các điểm chia một cách thích hợp để có hình vuông C1 (hình bên). Từ hình vuông C2 lại tiếp tục như trên để được hình vuông C3…Tiếp tục quá trình trên, ta nhận được các dãy các hình vuông C1, C2, C3, …, Cn
Hướng dẫn giải
Số hạng thứ n của cấp số nhân được tính bằng công thức \(u_n=u_1.q^{n-1}\)trong đó n là số nguyên thỏa mãn \(n \ge1\)
- Công bội khi đó là: \(q=\left ( \dfrac{u_n}{u_1} \right ) ^{\frac{1}{n-1}}\) hoặc \(q=\sqrt[n-1]{\dfrac{u_n}{u_1}}\) trong đó n là số nguyên thỏa mãn \(n \ge 1\)
Lời giải:
Gọi \(a_n\) là độ dài cạnh của hình vuông Cn. Chứng minh dãy số (an) là một cấp số nhân.
Cạnh của hình vuông C1 là: a1 = 4 (giả thiết)
Theo giả thiết cạnh hình vuông chia thành 4 phần bằng nhau nên theo định lí Pi-ta-go (Pythagore), ta có:
- Cạnh hình vuông thứ hai: C2 = a2 = \(\sqrt{1^2+3^2}\)
- Cạnh hình vuông thứ ba:
\({{C}_{3}}={{a}_{3}}=\sqrt{{{\left( \frac{{{a}_{2}}}{4} \right)}^{2}}+{{\left( \frac{3{{a}_{2}}}{4} \right)}^{2}}}={{a}_{2}}.\frac{\sqrt{10}}{4}\)
Tổng quát cạnh \({{C}_{n+1}}\) là:
\({{C}_{n+1}}={{a}_{n+1}}=\sqrt{{{\left( \frac{{{a}_{n}}}{4} \right)}^{2}}+{{\left( \frac{3{{a}_{n}}}{4} \right)}^{2}}}={{a}_{n}}\frac{\sqrt{10}}{4}\), \(\forall n \in \mathbb{N}^*\)
Vậy dãy số (an) là cấp số nhân với số hạng đầu u1 = 4, công bội q = \(\dfrac{\sqrt{10}}{4}\)
------------------------------------
Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Giải bài tập Toán 11 bài 4: Cấp số nhân. Hi vọng qua bài viết bạn đọc có thể học tập tốt hơn môn Toán nhé. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Hóa học lớp 10, Giải bài tập Hóa học lớp 11, Hóa học lớp 12, Thi thpt Quốc gia môn Văn, Thi thpt Quốc gia môn Lịch sử, Thi thpt Quốc gia môn Địa lý, Thi thpt Quốc gia môn Toán, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.