Giải SBT Công nghệ lớp 8 bài 49: Thực hành: Tính toán tiêu thụ điện năng trong gia đình
Giải SBT Công nghệ lớp 8 bài 49: Thực hành: Tính toán tiêu thụ điện năng trong gia đình được VnDoc.com sưu tầm và tổng hợp. Lời giải Sách bài tập công nghệ 8 này sẽ giúp các bạn học sinh hệ thống lại những kiến thức đã học trong bài, định hướng phương pháp giải các bài tập cụ thể. Ngoài ra việc tham khảo tài liệu còn giúp các bạn học sinh rèn luyện và nâng cao kỹ năng giải bài tập.
Giải SBT Công nghệ 8 bài 49: Thực hành: Tính toán tiêu thụ điện năng trong gia đình
Bài 49.1 trang 91 SBT Công nghệ 8:
Trên một ống đèn huỳnh quang có ghi 220V-36W. Điện năng tiêu thụ của bóng đèn điện đó trong 5 giờ là:
A. 1,80kWh B. 0,2kWh
B. 0,18kWh D. 1,6kWh
Lời giải:
Đáp án: C. 0,18kWh
Điện năng tiêu thụ:
A= P×t = 36×5 = 180Wh = 0,18kWh
Bài 49.2 trang 91 SBT Công nghệ 8:
Tính điện năng tiêu thụ của hai bóng đèn 220V-36W trong 1 tháng (30 ngày), mỗi ngày thắp sáng 6 giờ.
Lời giải:
Đáp án:
Tính điện năng tiêu thụ:
Áp dụng công thức: A = P×t
Với: t = 2×6×30 = 360h
P = 36W
A = 36×360 = 12960Wh = 12,96kWh
Bài 49.3 trang 91 SBT Công nghệ 8:
Cho 2 đèn sợi đốt có công suất 40W làm việc trong 2 giờ, một máy bơm nước 750W làm việc trong 5 giờ. Tính tổng điện năng tiêu thụ của các đồ dùng điện trên.
Lời giải:
Đáp án:
Điện năng tiêu thụ của 2 đèn sợi đốt là:
Áp dụng công thức: A = P × t = 2 × 40 × 2 = 160Wh
Điện năng tiêu thụ của máy bơm nước là:
Áp dụng công thức: A = P × t = 750 × 5 = 3750Wh
Vậy tổng điện năng tiêu thụ của các đồ dùng điện trên là:
160 + 3750 = 3910Wh = 3,91kWh
Bài 49.4 trang 91 SBT Công nghệ 8:
1. Tính điện năng tiêu thụ của các đồ dùng điện trong bảng sau:
TT | Tên đồ dùng điện | Công suất điện P(W) | Số lượng | Thời gian sử dụng trong ngày t(h) | Tiêu thụ điện năng trong này A(Wh) |
1 | Đèn ống huỳnh quang | 45 | 8 | 4 | |
2 | Quạt trần | 77 | 2 | 2 | |
3 | Tủ lạnh | 120 | 1 | 8(24) | |
4 | Tivi | 70 | 1 | 4 |
2. Tính tổng điện năng tiêu thụ điện trong ngày.
3. Tính tiêu thụ điện năng trong tháng.
Lời giải:
1. Tính điện năng tiêu thụ của các đồ dùng điện trong ngày
TT | Tên đồ dùng điện | Công suất điện P(W) | Số lượng | Thời gian sử dụng trong ngày t(h) | Tiêu thụ điện năng trong này A(Wh) |
1 | Đèn ống huỳnh quang | 45 | 8 | 4 | 1440 |
2 | Quạt trần | 77 | 2 | 2 | 308 |
3 | Tủ lạnh | 120 | 1 | 8(24) | 960 |
4 | Tivi | 70 | 1 | 4 | 280 |
2.Tính tổng tiêu thụ điện năng trong ngày: 1440 + 308 + 960 + 280 = 2988Wh
3.Tính tiêu thụ điện năng trong tháng:
Coi điện năng tiêu thụ các ngày trong tháng như nhau thì điện năng tiêu thụ trong tháng (30 ngày) là:
A = 2988 × 30 = 89640Wh = 89,64kWh
Bài 49.5 trang 92 SBT Công nghệ 8:
Một bóng đèn có công suất là 40W được sử dụng với nguồn điện có điện áp là 220V
a) Mỗi ngày thắp sáng 4 giờ, tính điện năng tiêu thụ của bóng đèn này trong một tháng (30 ngày)
b) Tính tiền điện phải trả trong một tháng của bóng đèn này, biết 1kWh có giá là 993 đồng (hộ nghèo).
Lời giải:
Đáp án:
a)
- Thời gian sử dụng trong 1 tháng: t = 4 × 30 = 120h
- Điện năng tiêu thụ của đèn trong 1 tháng:
A = P × t = 40 × 120 = 4800Wh = 4,8kWh
b)Tiền điện phải trả: 4,8 × 993 = 4766,4 đồng.
Bài 49.6 trang 92 SBT Công nghệ 8:
Một gia định hằng ngày sử dụng các đồ dùng điện: 1 đen sợi đốt (220V-75W) trong 6 giờ, 1 quạt bàn (220V-62W) trong 8 giờ, 1 tivi (220V-70W) trong 7 giờ, 1 bếp điện (220V-800W) trong 1 giờ, 1 tủ lạnh (220V-120W) trong 24 giờ. Mạng điện gia đình có U = 220V.
a) Tính điện năng tiêu thụ của gia đình trong một tháng
b) Tính số tiền phải trả trong một tháng (30 ngày), nếu giá điện là 1508,85đ/kWh (giá bình quân).
Lời giải:
Đáp án:
a) Tính điện năng tiêu thụ của gia đình trong một ngày:
Áp dụng công thức: A = P × t
- Điện năng tiêu thụ của bóng đèn là: Ađ = 75×6 = 450Wh
- Điện năng tiêu thụ của quạt điện là: Aq = 62×8 = 496Wh
- Điện năng tiêu thụ của tivi là: At = 70 × 7 = 490Wh
- Điện năng tiêu thụ của bếp điện là: An= 800 × 1 = 800Wh
- Điện năng tiêu thụ của tủ lạnh là: Atl = 120 × 8 = 960Wh
Tổng điện năng tiêu thụ một ngày là: A = Ađ + Aq + At + An + Atl
A= 3196Wh = 3,196kWh
b) Điện năng tiêu thụ trong một tháng 30 ngày là: 3,196×30= 95,88kWh
Vậy số tiền phải trả là: 95,8 × 1508,85 = 144668,538 đồng.
Bài 49.7 trang 92 SBT Công nghệ 8:
Một gia đình sử dụng các đồ dùng điện trong ngày như sau:
(2) Bàn là có bộ phận điều chỉnh nhiệt độ, nên cũng chỉ cũng chỉ tiêu thụ điện khoảng 1/3 thời gian cắm điện.
a) Tính điện năng tiêu thụ của gia đình trong một ngày
b) Giả sử điện năng tiêu thụ các ngày trong tháng như nhau. Tính điện năng tiêu thụ của gia đình trong một tháng (30 ngày) và số tiền điện phải trả?
- Biết tiền điện (năm 2013) như sau:
STT | Mức sử dụng của một hộ trong tháng | Giá bán điện (đồng/kWh) |
1 | Cho 50kWh (cho hộ nghèo và thu nhập thấp) | 993 |
2 | Cho kWh từ 0-100 (cho hộ thông thường) | 1418 |
3 | Cho kWh từ 101-150 | 1622 |
4 | Cho kWh từ 151-200 | 2044 |
5 | Cho kWh từ 201-300 | 2210 |
6 | Cho kWh từ 301-400 | 2361 |
7 | Cho kWh từ 401 trở lên | 2420 |
Lời giải:
Đáp án:
a)Tính được điện năng tiêu thụ của từng đồ dùng điện trong một ngày:
Điện năng tiêu thụ cảu gia đình trong một ngày:
A = 280 + 616 + 720 + 1120 + 600 + 960 + 250 + 150 + 1250 = 5946Wh = 5,946kWh
b) Điện năng tiêu thụ của gia đình trong một tháng (30 ngày): 178,38kWh
Số tiền phải trả:
Cho 100kWh đầu tiên: 100 × 1418 = 141800đ
Cho kWh từ 101-150: 50 × 1622 = 81100đ
Cho kwh từ 151-200: 28,38 × 2044 = 58008,72đ
Tổng: = 280908,72đ
....................................
Ngoài Giải SBT Công nghệ lớp 8 bài 49: Thực hành: Tính toán tiêu thụ điện năng trong gia đình. Các bạn học sinh còn có thể tham khảo các môn Toán, Văn, Anh, Hóa... tài liệu ôn tập lớp 8 mà chúng tôi sưu tầm và đăng tải, mời các bạn tải về tham khảo