Giải SBT Hóa học 10 Kết nối tri thức bài 15
Chúng tôi xin giới thiệu bài Giải SBT Hóa học 10 bài 15: Phản ứng oxi hóa – khử sách Kết nối tri thức được biên soạn hướng dẫn bạn đọc trả lời các nội câu hỏi bài tập môn Hóa 10 Kết nối tri thức. Hy vọng thông qua nội dung tài liệu, sẽ giúp bạn đọc hoàn thành tốt các nội dung câu hỏi.
Bài: Phản ứng oxi hóa – khử
Nhận biết
Bài 15.1 trang 39 SBT Hóa học 10: Số oxi hóa là một số đại số đặc trưng cho đại lượng nào sau đây của nguyên tử trong phân tử?
A. Hóa trị
B. Điện tích
C. Khối lượng
D. Số hiệu
Lời giải
Đáp án đúng là: B
Số oxi hóa là điện tích quy ước của nguyên tử trong phân tử khi coi tất cả các electron liên kết đều chuyển hoàn toàn về nguyên tử có độ âm điện lớn hơn.
Bài 15.2 trang 39 SBT Hóa học 10: Trong hợp chất SO3, số oxi hóa của sulfur (lưu huỳnh) là
A. +2
B. +3
C. +5
D. +6
Lời giải
Đáp án đúng là: D
Số oxi hóa của O thường là -2
Đặt x là số oxi hóa của S
⇒ x.1 + (-2).3 = 0 ⇒ x = +6
Vậy số oxi hóa của S là +6
Bài 15.3 trang 39 SBT Hóa học 10: Fe2O3 là thành phần chính của quặng hematite đỏ, dùng để luyện gang. Số oxi hóa của iron (sắt) trong Fe2O3 là:
A. + 3
B. 3+
C. 3
D. -3
Lời giải
Đáp án đúng là: A
Số oxi hóa được viết ở dạng đại số, dấu viết trước, số viết sau ⇒ B sai.
Đặt x là số oxi hóa của Fe. O thường có số oxi hóa là -2
⇒ Ta có: x.2 + (-2).3 = 0
⇒ x = +3
Bài 15.4 trang 39 SBT Hóa học 10: Ammonia (NH3) là nguyên liệu để sản xuất nitric acid và nhiều loại phân bón. Số oxi hóa của nitrogen trong ammonia là
A. 3
B. 0
C. +3
D. -3
Lời giải
Đáp án đúng là: D
Đặt x là số oxi hóa của N. H thường có số oxi hóa là +1
⇒ Ta có: x.1 + (+1).3 = 0
⇒ x = -3
Bài 15.5 trang 39 SBT Hóa học 10: Chromium có số oxi hóa +2 trong hợp chất nào sau đây?
A. Cr(OH)3
B. Na2CrO4
C. CrCl2
D. Cr2O3
Lời giải
Đáp án đúng là: C
Bài 15.6 trang 39 SBT Hóa học 10: Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng có sự nhường và nhận
A. electron
B. neutron
C. proton
D. cation
Lời giải
Đáp án đúng là: A
Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng có sự nhường và nhận electron.
Bài 15.7 trang 39 SBT Hóa học 10: Dấu hiệu để nhận ra một phản ứng oxi hóa – khử là dựa trên sự thay đổi đại lượng nào sau đây của nguyên tử?
A. Số khối
B. Số oxi hóa
C. Số hiệu
D. Số mol
Lời giải
Đáp án đúng là: B
Dấu hiệu để nhận ra một phản ứng oxi hóa – khử là dựa trên sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tử.
Bài 15.8 trang 39 SBT Hóa học 10: Trong phản ứng oxi hóa – khử, chất oxi hóa là chất
A. nhường electron
B. nhận electron
C. nhận proton
D. nhường proton
Lời giải
Đáp án đúng là: B
Trong phản ứng oxi hóa – khử, chất oxi hóa là chất nhận electron, chất khử là chất nhường electron.
Bài 15.9 trang 39 SBT Hóa học 10: Dẫn khí H2 đi qua ống sứ đựng bột CuO nung nóng để thực hiện phản ứng hóa học sau:
CuO + H2 →t° Cu + H2O
Trong phản ứng trên, chất đóng vai trò chất khử là
A. CuO
B. Cu
C. H2
D. H2O
Lời giải
Đáp án đúng là: C
Chất khử là chất nhường electron (số oxi hóa tăng).
Chất oxi hóa là chất nhận electron (số oxi hóa giảm).
⇒ H2 là chất khử, CuO là chất oxi hóa.
Bài 15.10 trang 40 SBT Hóa học 10: Phản ứng nào sau đây là phản ứng oxi hóa – khử?
A. 2Ca + O2 \(\overset{to}{\rightarrow}\) 2CaO
B. CaCO3 \(\overset{to}{\rightarrow}\) CaO + CO2
C. CaO + H2O → Ca(OH)2
D. Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O
Lời giải
Đáp án đúng là: A
Phản ứng: 2Ca +02 \(\overset{to}{\rightarrow}\) 2Ca+2O−2
Là phản ứng oxi hóa khử vì có xảy ra quá trình nhường, nhận electron (có sự thay đổi số oxi hóa của các chất trong phản ứng).
Thông hiểu
Bài 15.11 trang 40 SBT Hóa học 10: Cho các chất sau: Cl2, HCl, NaCl, KClO3, HClO4
Số oxi hóa của nguyên tử Cl trong phân tử các chất trên lần lượt là
A. 0; +1; +1; +5; +7
B. 0; -1; -1; +5; +7
C. 1; -1; -1; -5; -7
D. 0; 1; 1; 5; 7
Lời giải
Đáp án đúng là: B
Bài 15.12 trang 40 SBT Hóa học 10: Thuốc tím chứa ion penmanganate (MnO4-) có tính oxi hóa mạnh, được dùng để sát trùng, diệt khuẩn trong y học, đời sống và nuôi trồng thủy sản. Số oxi hóa của manganse trong ion permanganate là
A. +2
B. +3
C. +7
D. +6
Lời giải
Đáp án đúng là: C
Đặt số oxi hóa của manganse trong ion permanganate là x
Số oxi hóa của O thường là -2. Ta có:
x.1 + (-2).4 = -1 ⇒ x = +7
Bài 15.13 trang 40 SBT Hóa học 10: Cho các phân tử có công thức cấu tạo sau:
Số oxi hóa của nguyên tử N trong các phân tử trên lần lượt là
A. 0; -3; -4
B. 0; +3; +5
C. -3; -3; +4
D. 0; -3; +5
Lời giải
Đáp án đúng là: D
Bài 15.14 trang 40 SBT Hóa học 10: Carbon đóng vai trò chất oxi hóa ở phản ứng nào sau đây?
A. C + O2 \(\overset{to}{\rightarrow}\) CO2
B. C + CO2 \(\overset{to}{\rightarrow}\) 2CO
C. C + H2O \(\overset{to}{\rightarrow}\) CO + H2
D. C + 2H2\(\overset{to}{\rightarrow}\) CH4
Lời giải
Đáp án đúng là: D
Số oxi hóa của C giảm từ 0 xuống -4 trong phản ứng
C + 2H2 \(\overset{to}{\rightarrow}\) CH4
⇒ C là chất oxi hóa.
Bài 15.15 trang 40 SBT Hóa học 10: Thực hiện các phản ứng hóa học sau:
(a) S + O2 \(\overset{to}{\rightarrow}\)SO2
(b) Hg + S → HgS
(c) H2 + S \(\overset{to}{\rightarrow}\)H2S
(d) S + 3F2 \(\overset{to}{\rightarrow}\)SF6
Số phản ứng sulfur đóng vai trò chất oxi hóa là
A. 4
B. 2
C. 3
D. 1
Lời giải
Đáp án đúng là: B
Sulfur đóng vai trò chất oxi hóa trong phản ứng (b) và (c) vì có số oxi hóa giảm từ 0 xuống -2.
Bài 15.16 trang 40 SBT Hóa học 10: Khi tham gia các phản ứng đốt cháy nhiên liệu, oxygen đóng vai trò là
A. chất khử
B. acid
C. chất oxi hóa.
D. base
Lời giải
Đáp án đúng là: C
Các phản ứng đốt cháy nhiên liệu oxygen dạng O2 tạo thành H2O và CO2.
Số oxi hóa giảm từ 0 xuống -2 ⇒ Oxygen đóng vai trò là chất oxi hóa.
Bài 15.17 trang 41 SBT Hóa học 10: Chlorine vừa đóng vai trò là chất oxi hóa, vừa đóng vai trò chất khử trong phản ứng nào sau đây?
A. 2Na + Cl2 → 2NaCl
B. H2 + Cl2 → 2HCl
C. 2FeCl2 + Cl2 → 2FeCl3
D. 2NaOH + Cl2 → NaCl + NaClO + H2O
Lời giải
Đáp án đúng là: D
Số oxi hóa của chlorine vừa tăng, vừa giảm sau phản ứng:
2NaOH + Cl02→NaCl−1 + NaCl+1O + H2O
Bài 15.18 trang 41 SBT Hóa học 10: Cho các phản ứng hóa học sau:
(a) CaCO3 \(\overset{to}{\rightarrow}\) CaO + CO2
(b) CH4 \(\overset{to}{\rightarrow}\) C + 2H2
(c) 2Al(OH)3 \(\overset{to}{\rightarrow}\)Al2O3 + 3H2O
(d) 2NaHCO3 \(\overset{to}{\rightarrow}\) Na2CO3 + CO2 + H2O
Số phản ứng có kèm theo sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tử là
A. 2
B. 3
C. 1
D. 4
Lời giải
Đáp án đúng là: C
Chỉ có phản ứng (b) có kèm theo sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tử.
>>>> Bài tiếp theo: Giải SBT Hóa học 10 Kết nối tri thức bài 16
Như vậy, VnDoc đã gửi tới các bạn Giải SBT Hóa học 10 bài 15: Phản ứng oxi hóa – khử. Ngoài ra, các em học sinh có thể tham khảo môn Ngữ văn 10 Kết nối tri thức tập 1, Vật Lý 10 Kết nối tri thức và Toán 10 Kết nối tri thức tập 1, Toán 10 Kết nối tri thức tập 2, Sinh 10 Kết nối tri thức đầy đủ khác.