Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải SBT Hóa học 10 Kết nối tri thức bài 19

Giải sách bài tập Hoá học 10 bài 19: Tốc độ phản ứng sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Hoá học 10.

Bài: Tốc độ phản ứng

Nhận biết

Bài 19.1 trang 53 SBT Hóa học 10: Cho phản ứng xảy ra trong pha khí sau:

H2 + Cl2 → 2HCl

Biểu thức tốc độ trung bình của phản ứng là

Lời giải

Đáp án đúng là: D

H2 + Cl2 → 2HCl

Biểu thức tốc độ trung bình của phản ứng là

Bài 19.2 trang 53 SBT Hóa học 10: Trong dung dịch phản ứng thủy phân ethyl acetate (CH3COOC2H5) có xúc tác acid vô cơ xảy ra như sau:

Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Nồng độ acid tăng dần theo thời gian.

B. Thời điểm ban đầu, nồng độ acid trong bình phản ứng bằng 0.

C. Tỉ lệ mol giữa chất đầu và sản phẩm luôn bằng 1.

D. HCl chuyển hóa dần thành CH3COOH nên nồng độ HCl giảm dần theo thời gian.

Lời giải

Đáp án đúng là: A

A. Đúng vì sản phẩm tạo thêm acid CH3COOH

B. Sai vì ban đầu đã có acid HCl nên nồng độ acid khác 0

C. Sai khi phản ứng xảy ra hoàn toàn tỉ lệ mol giữa chất đầu và sản phẩm mới bằng 1.

D. Chất xúc tác không bị biến đổi về lượng và chất sau phản ứng.

Bài 19.3 trang 53 SBT Hóa học 10: Sục khí CO2 vào bình chứa dung dịch Na2CO3.

a) Tốc độ hấp thụ khí CO2 sẽ thay đổi như thế nào nếu thêm các chất sau đây vào dung dịch:

(i) HCl; (ii) NaCl; (iii) H2O; (iv) K2CO3.

b) Nếu tăng áp suất, tốc độ phản ứng thay đổi như thế nào?

Lời giải

CO2 + Na2CO3 + H2O → 2NaHCO3

a) (i) giảm (do HCl phản ứng với Na2CO3 làm nồng độ Na2CO3 giảm);

2HCl + Na2CO3 → 2NaCl + CO2 + H2O

(ii) không thay đổi;

(iii) giảm (do làm giảm nồng độ Na2CO3);

(iv) tăng (do K2CO3 cũng phản ứng với CO2).

CO2 + K2CO3 + H2O → 2KHCO3

b) Nếu tăng áp suất, tốc độ phản ứng tăng.

Bài 19.4 trang 54 SBT Hóa học 10: Cho các phản ứng hóa học sau:

a) Fe3O4(s) + 4CO(g) → 3Fe(s) + 4CO2(g)

b) 2NO2(g) → N2O4(g)

c) H2(g) + Cl2(g) → 2HCl(g)

d) CaO(s) + SiO2(s) → CaSiO3(s)

e) CaO(s) + CO2(g) → CaCO3(s)

g) 2KI(aq) + H2O2(aq) → I2(s) + 2KOH(aq)

Tốc độ những phản ứng nào ở trên thay đổi khi áp suất thay đổi?

Lời giải

Tốc độ các phản ứng a, b, c, e thay đổi khi áp suất thay đổi.

Chú ý: Việc thay đổi áp suất chỉ làm ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng khi có chất khí tham gia.

Bài 19.5 trang 54 SBT Hóa học 10: Cho bột Fe vào dung dịch HCl loãng. Sau đó đun nóng hỗn hợp này. Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Khí H2 thoát ra nhanh hơn.

B. Bột Fe tan nhanh hơn.

C. Lượng muối thu được nhiều hơn.

D. Nồng độ HCl giảm nhanh hơn.

Lời giải

Đáp án đúng là: C

Đun nóng phản ứng làm tốc độ phản ứng tăng ⇒ Khí H2 thoát ra nhanh hơn, bột Fe tan nhanh hơn, nồng độ HCl giảm nhanh hơn, thu được muối nhanh hơn.

Bài 19.6 trang 54 SBT Hóa học 10: Cho phản ứng hóa học xảy ra trong pha khí sau:

N2 + 3H2 → 2NH3

Phát biểu nào sau đây không đúng?

Khi nhiệt độ phản ứng tăng lên,

A. tốc độ chuyển động của phân tử chất đầu (N2, H2) tăng lên.

B. tốc độ va chạm giữa phân tử N2 và H2 tăng lên.

C. số va chạm hiệu quả tăng lên.

D. tốc độ chuyển động của phân tử chất sản phẩm NH3 giảm.

Lời giải

Đáp án đúng là: D

Khi nhiệt độ phản ứng tăng lên, tốc độ chuyển động của phân tử chất sản phẩm NH3 tăng lên nhưng không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.

Bài 19.7 trang 54 SBT Hóa học 10: Cho bột magnesium vào nước, phản ứng xảy ra rất chậm. Hãy nêu cách làm tăng tốc độ phản ứng trên.

Lời giải

Đun nóng nước để phản ứng với magnesium nhanh hơn.

Bài 19.8 trang 54 SBT Hóa học 10: Cho phản ứng hóa học sau:

Zn(s) + H2SO4(aq) → ZnSO4(aq) + H2(g)

Yếu tố nào sau đây không làm ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng?

A. Diện tích bề mặt zinc.

B. Nồng độ dung dịch sulfuric acid.

C. Thể tích dung dịch sulfuric acid.

D. Nhiệt độ của dung dịch sulfuric acid.

Lời giải

Đáp án đúng là: C

Thể tích dung dịch sulfuric acid không làm ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.

Bài 19.9 trang 54 SBT Hóa học 10: Phát biểu nào sau đây là đúng về xúc tác?

A. Xúc tác làm tăng năng lượng hoạt hóa của phản ứng.

B. Khối lượng xúc tác không thay đổi sau phản ứng.

C. Xúc tác không tương tác với các chất trong quá trình phản ứng.

D. Xúc tác kết hợp với sản phẩm phản ứng tạo thành hợp chất bền.

Lời giải

Đáp án đúng là: B

Chất xúc tác không bị biến đổi về lượng và chất sau phản ứng.

Bài 19.10 trang 55 SBT Hóa học 10: Cho phản ứng thủy phân tinh bột có xúc tác là HCl.

Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. HCl không tác dụng với tinh bột trong quá trình phản ứng.

B. Nếu nồng độ HCl tăng, tốc độ phản ứng tăng.

C. Khi không có HCl, phản ứng thủy phân tinh bột vẫn xảy ra nhưng với tốc độ chậm.

D. Nồng độ HCl không đổi sau phản ứng.

Lời giải

Đáp án đúng là: A

HCl có tác dụng với tinh bột trong quá trình phản ứng.

Thông hiểu

Bài 19.11 trang 55 SBT Hóa học 10: Cho các phản ứng hóa học sau:

(1) FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 + 3NaCl

(2) 3Fe + 2O2 → Fe3O4

(3) 4K + O2 → 2K2O

(4) CH3COOH + C2H5OH → CH3OOC2H5 + H2O

Ở điều kiện thường, phản ứng nào xảy ra nhanh, phản ứng nào xảy ra chậm?

Lời giải

Các phản ứng xảy ra nhanh: (1), (3).

Các phản ứng xảy ra chậm: (2), (4).

Bài 19.12 trang 55 SBT Hóa học 10: Thả 1 mảnh magnesium có khối lượng 0,1 g vào dung dịch HCl loãng. Sau 5 giây thấy mảnh magnesium tan hết. Hãy tính tốc độ trung bình của phản ứng hòa tan magnesium.

Lời giải

Tốc độ trung bình của phản ứng hòa tan magnesium:

Bài 19.13 trang 55 SBT Hóa học 10: Trong một thí nghiệm, người ta đo được tốc độ trung bình của phản ứng của zinc (dạng bột) với dung dịch H2SO4 loãng là 0,005 mol/s.

Nếu ban đầu cho 0,4 mol zinc (dạng bột) vào dung dịch H2SO4 ở trên thì sau bao lâu còn lại 0,05 mol zinc.

Lời giải

Lượng zinc đã tan là: 0,4 – 0,05 = 0,35 (mol).

Thời gian để hòa tan 0,35 mol zinc là:

Bài 19.14 trang 55 SBT Hóa học 10: Xét phản ứng: 3O2 → 2O3.

Nồng độ ban đầu của oxygen là 0,024M. Sau 5 giây nồng độ của oxygen còn lại là 0,02 M. Tính tốc độ trung bình của phản ứng trong khoảng thời gian trên.

Lời giải

Tốc độ phản ứng trung bình:

Bài 19.15 trang 55 SBT Hóa học 10: Cho các phản ứng hóa học sau:

a) CH3COOC2H5(l) + H2O(l) → CH3COOH(l) + C2H5OH(l)

b) Zn(s) + H2SO4(aq) → ZnSO4(aq) + H2(g)

c) H2C2O4(aq) + 2KMnO4(aq) + 8H2SO4(aq) → 10CO2(g)+ 2MnSO4(aq) + 8H2O(l)

Tốc độ các phản ứng trên sẽ thay đổi như thế nào nếu ta thêm nước vào bình phản ứng.

Lời giải

Tốc độ các phản ứng thay đổi khi thêm nước vào bình phản ứng:

a) Tăng (do nước tăng, nước tham gia vào phản ứng).

b) Giảm (do nước làm loãng nồng độ H2SO4).

c) Giảm (do nước làm loãng nồng độ các chất tham gia phản ứng).

Bài 19.16 trang 56 SBT Hóa học 10: Thực hiện hai thí nghiệm của cùng một lượng CaCO3 với dung dịch HCl (dư) có nồng độ khác nhau. Thể tích khí CO2 thoát ra theo thời gian được ghi lại trên đồ thị sau:

Phản ứng nào đã dùng HCl với nồng độ cao hơn?

Lời giải

Đồ thị (1) cho thấy lượng CO2 thoát ra nhanh hơn.

⇒ Phản ứng (1) có tốc độ cao hơn.

⇒ Phản ứng (1) đã sử dụng nồng độ HCl cao hơn.

Bài 19.17 trang 56 SBT Hóa học 10: Cho các phản ứng hóa học sau:

Biết rằng tốc độ của phản ứng này tuân theo biểu thức của định luật tác dụng khối lượng.

a) Hãy viết biểu thức tốc độ phản ứng.

b) Tốc độ phản ứng tức thời tăng dần hay giảm dần theo thời gian?

Lời giải

a) Biểu thức tốc độ phản ứng: v=k.CH2O2

b) Theo thời gian, nồng độ H2O2 giảm dần nên tốc độ phản ứng tức thời giảm dần.

Bài 19.18 trang 56 SBT Hóa học 10: Cách làm nào sau đây sẽ làm củ khoai tây nhanh chín nhất?

A. Luộc trong nước sôi.

B. Hấp cách thủy trong nồi cơm

C. Nướng ở 180oC.

D. Hấp trên nồi hơi.

Lời giải

Đáp án đúng là: C

Nhiệt độ càng cao thì tốc độ phản ứng càng nhanh.

Nướng ở 180oC sẽ làm củ khoai nhanh chín nhất.

Bài 19.19 trang 56 SBT Hóa học 10: Các nhà khảo cổ thường tìm được xác các loài động thực vật thời tiền sử nguyên vẹn trong băng. Hãy giải thích tại sao băng lại giúp bảo quản xác động thực vật.

Lời giải

Nhiệt độ thấp, tốc độ phản ứng phân hủy xảy ra rất chậm.

⇒ Băng giúp bảo quản xác động thực vật.

>>>> Bài tiếp theo: Giải SBT Hóa học 10 Kết nối tri thức bài 20

Như vậy, VnDoc đã gửi tới các bạn Giải SBT Hóa học 10 bài 19: Tốc độ phản ứng. Ngoài ra, các em học sinh có thể tham khảo môn Ngữ văn 10 Kết nối tri thức tập 1, Vật Lý 10 Kết nối tri thứcToán 10 Kết nối tri thức tập 1, Toán 10 Kết nối tri thức tập 2, Sinh 10 Kết nối tri thức đầy đủ khác.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Hằng Nguyễn
    Hằng Nguyễn

    😌😌😌😌😌😌😌

    Thích Phản hồi 20:16 04/09
    • Kẹo Ngọt
      Kẹo Ngọt

      😍😍😍😍😍😍😍😍

      Thích Phản hồi 20:16 04/09
      • Quỳnh Trâm
        Quỳnh Trâm

        🖐🖐🖐🖐🖐🖐🖐

        Thích Phản hồi 20:17 04/09
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Hóa 10 Kết nối tri thức

        Xem thêm