Giải SBT Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo bài 19
VnDoc xin giới thiệu bài Giải SBT Ngữ văn 7 bài 19: Từng bước hoàn thiện bản thân (Viết) sách Chân trời sáng tạo chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Ngữ văn 7.
Bài: Từng bước hoàn thiện bản thân (Viết)
1. Vận dụng hiểu biết của em về kiểu bài Viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hoặc luật lệ của một trò chơi hay hoạt động và trả lời những ý hỏi sau:
a. Giải thích yêu cầu chính đối với kiểu bài Viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hoặc luật lệ của một trò chơi hay hoạt động
b. Giải thích ý nghĩa của sơ đồ dàn ý của kiểu bài.
c. Tóm tắt công việc chính trong quy trình 4 bước khi thực hiện bài viết.
Lời giải
a. Yêu cầu đối với kiểu bài:
- Nhan đề nêu được tên quy tắc/luật lệ của hoạt động.
- Nội dung bài viết cần đảm bảo những phần sau:
+ Giới thiệu ngắn gọn về thời gian, không gian thực hiện hoạt động, mục đích, ý nghĩa của hoạt động.
+ Liệt kê một số phương tiện cần chuẩn bị cho hoạt động
+ Lần lượt thuyết minh về quy tắc/luật lệ của hoạt động: những điều khoản, quy ước nhằm đảm bảo cho hoạt động thực hiện an toàn, hiệu quả.
- Cấu trúc bài gồm các phần: mở đầu, phần chính, kết thúc. Riêng với phần chính của bài viết, cần tập trung thuyết minh về các nội dung/ điều khoản trong quy tắc, luật lệ của hoạt động giúp người tham gia hiểu rõ và tuân thủ
b. Giải thích ý nghĩa của sơ đồ dàn ý của kiểu bài.
c. Tóm tắt công việc chính trong quy trình 4 bước khi thực hiện bài viết.
1. Chuẩn bị trước khi viết.
2. Tìm ý và lập đàn ý.
3. Viết bài.
4. Đọc lại, chính sửa và rút kinh nghiệm.
Ví dụ, với bước 1, cần nhắc đến các công việc: xác định mục đích viết, người đọc dự kiến, nội dung, cách viết; xác định đề tài, định hướng thu thập tư liệu,...;, với bước 2, cần phân biệt công việc của khâu tìm ý khác với khâu thu thập tư liệu, khác với khâu lập dàn ý thế nào...
2. Đọc để bài và thực hiện các yêu cầu dưới đây.
Đề bài: Viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hoặc luật lệ của một trong những hoạt động hoặc trò chơi dưới đây:
– Đọc sách và tuân thủ các quy định về mượn sách, đọc sách ở thư viện
– Thi đấu bóng đá, bóng chuyền và quy tắc, luật lệ của các hoạt động nà
– Tham gia giao thông dụng luật lệ.
– Sử dụng an toàn các thiết bị điện ở nhà hoặc ở trường.
– Mở chai lọ bị kẹt nắp, tẩy sạch các vết ố bẩn trên quần áo, vật dụng, chặt dừa lấy nước hay chế biến sinh tố,...
- Trò chơi cướp cờ hoặc trò chơi kéo co.
Yêu cầu:
a. Chọn để tải để thực hiện bài viết và giải thích vì sao chọn đề tài đó.
b. Đặt một số câu hỏi định hướng cho việc thu thập tư liệu và tìm ý cho bài viết.
c. Lập dàn ý cho bài viết
d. Viết đoạn văn thuyết minh trong dẫn ý.
Lời giải
a. Chọn trò chơi dân gian kéo co, vì đây là bộ môn quen thuộc hay có trong các hoạt động của trường lớp, lễ hội.
b. Câu hỏi:
- Quy luật của trò chơi như thế nào
- Cần có những dụng cụ gì
- Cần có mấy người chơi
c.
I. Mở bài: giới thiệu về trò chơi kéo co
Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ hiện đại, thì cuộc sống con người trở nên tiện nghi và hiện đại hơn. Tuy nhiên, việc gì cũng có mặt lợi và mặt hại có nó, bất kỳ việc gì cũng thế. Nhất là khi các trò chơi hiện đại ra đời thì các trò chơi dân gian bị lãng quên, không ai nhắc tới hay chơi nó. Trò chơi dân gian rất thú vị và có tính giải trí rất cao nhưng bị lãng quên. Một trò chơi dân gian ngày xưa nhiều người chơi như trò chơi kéo co, một trò chơi rất thú vị.
II. Thân bài: thuyết minh về trò chơi kéo co
1. Lịch sử trò chơi kéo co:
- Trò chơi kéo co đã xuất hiện từ thời cổ đại
- Thời Ai Cập người ta không dung dây thừng để chơi
- Kéo co được sử dụng phổ biến ở Trung Quốc vào thời Đường
- Tại Hy Lạp, khoảng 500 năm trước Công nguyên, kéo co được xem như là một môn thi đấu và bài tập thể lực cho các môn thể thao khác.
2. Luật chơi trò kéo co:
- Luật kéo co ở mỗi nơi khác nhau
- Kéo co có 2 đội, mỗi đội dùng sức của mình giành chiến thắng
- Kéo đến khi nào bên kia ngã về phía mình, giữa sợi dây có buộc một cái khăn đỏ,bên nào kéo đoạn dây có buộc khăn đỏ qua vạch của mình trước là thắng.
- Có khi cả hai bên đều là nam, có khi bên nam, bên nữ.
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của trò chơi kéo co
- Đây là một trò chơi thú vị và vui vẻ
- Chúng ta nên giữ gìn các trò chơi gian dân như thế này.
d. Kéo co là một trò chơi xuất hiện từ rất lâu đời và không ai biết rõ về nguồn gốc của nó. Trò chơi này thường được tổ chức trong các lễ hội truyền thống của dân tộc hoặc đơn giản là được trẻ con chơi trong cuộc sống hằng ngày. Đặc biệt trò chơi này cần phải thể hiện tinh thần đồng đội cao và phải có sức khỏe để tham gia. Luật chơi của trò này vô cùng đơn giản. trước tiên chúng ta cần chuẩn bị một sợi dây thừng to, chắc chắn, có độ dài vào khoảng 10 mét hoặc có thể hơn. Cùng với đó là một chiếc khăn được buộc giữa chiếc dây, đây chính là dấu hiệu chiến thắng trong cuộc đọ sức. Đối tượng tham gia của trò chơi này là những người thanh niên khỏe và được chia là hai phe có số lượng bằng nhau để chơi( không giới hạn số lượng của một đối chơi) . Sau đó người chơi sẽ dùng hết sức lực của mình kéo sợi dây thừng sao cho chiếc khăn buộc giữa dây nghiêng về phía mình và vượt qua vạch giới hạn của mình trước thì bên đó thắng. Trong một cuộc thi đầu kéo co, người ta cử ra một trọng tài, trọng tài sẽ là người phân định thắng thua giữa hai đội chơi. Trong quá trình chơi , đòi hỏi người tham gia phải kéo hết sức lực, tinh thần đoàn kết cao,và khi kéo có thể bị đau rát tay do ma sát với sợi dây thừng nên cần phải rất cẩn thận khi chơi.
Trò chơi kéo co đã trở thành một nét đẹp văn hóa đối với người dân Việt Nam. Nó không chỉ đem lại niềm vui cho mọi người mà còn thể hiện sự đoàn kết, phối hợp nhịp nhàng khéo léo giữa những người chơi với nhau. Đây là một trò chơi dân gian truyền thống được mọi người vô cùng ưa chuộng và thường được tổ chức trong các hội hè, hội xuân tưng bừng náo nhiệt. Đặc biệt, từ cuối năm 2013, Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch Việt nam đã quyết định xây dựng hồ sơ đề cử “Nghi lễ và trò chơi kéo co truyền thống” trình lên UNESCO công nhận danh hiệu Di sản phi vật thể của nhân loại.
>>>> Bài tiếp theo: Giải SBT Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo bài 20
Trên đây là toàn bộ lời giải Giải SBT Ngữ văn lớp 7 bài 19: Từng bước hoàn thiện bản thân (Viết) sách Chân trời sáng tạo. Các em học sinh tham khảo thêm Ngữ văn 7 Kết nối tri thức và Ngữ văn lớp 7 Cánh Diều. VnDoc liên tục cập nhật lời giải cũng như đáp án sách mới của SGK cũng như SBT các môn cho các bạn cùng tham khảo.