Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải SBT Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo bài 7

VnDoc xin giới thiệu bài Giải SBT Ngữ văn 7 bài 7: Bài học cuộc sống (Viết) sách Chân trời sáng tạo chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Ngữ văn 7

Bài: Bài học cuộc sống (Viết)

1. Khi viết bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật sự kiện lịch sử, em cần đáp ứng những yêu cầu nào đối với kiểu bài?

Lời giải

+ Yêu cầu về sự việc: Sự việc được kể lại trong văn bản là có thật và liên quan đến nhân vật/ sự kiện lịch sử.

+ Yêu cầu về ngôi kể. Sử dụng người kể chuyện ngôi thứ nhất (xưng "tôi") thuật lại sự việc theo một trình tự hợp lí.

+ Yêu cầu về thông tin, Các thông tin về sự việc, nhân vật sự kiện chọn lọc, xác thực, được cung cấp từ những nguồn tin cậy.

+ Yêu cầu về sự kết hợp các yếu tố. Văn bản có sử dụng các yếu tố miêu tả, kết hợp kể chuyện với miêu tả một cách hài hòa, tự nhiên.

+ Yêu cầu về bố cục: Bố cục bài viết cần đảm bảo

Mở bài: Giới thiệu sự việc có thật liên quan đến nhân vật/ sự kiện lịch sử

Thân bài: Thuật lại quá trình diễn biến của sự việc, chỉ ra mối liên quan giữa sự việc với nhân vật sự kiện lịch sử

Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của sự việc: ý nghĩa, tác dụng của việc tìm hiểu về nhân vật/ sự kiện lịch sử đối với bản thân

2. Nhận xét về mức độ đáp ứng các yêu cầu đối với kiểu bài của văn bản Thăm đền thờ Nguyễn Trung Trực ở Kiên Giang

Lời giải

- Nội dung trong văn bản Nguyễn Trung Trực ở Kiên Giang đã đáp ứng các yêu cầu của các ý của bài 1.

+ Nhân vật là nhân vật có thật

+ Người kể xưng tôi và đã kể theo trình tự thời gian.

+ Thông tin chính xác, có nguồn gốc tin cậy

+ Có kết hợp yếu tố tự sự và miêu tả.

3. Thực hiện các yêu cầu dưới đây với đề bài: Viết bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật sự kiện trong công cuộc khai khẩn mở mang vùng đất mới hay phát triển ngành nghề truyền thống tại địa phương mà em biểu.

a. Xác định đề tài và nêu cách thu thập tư liệu đối với để bắt.

b. Đặt một số câu hỏi để tìm ý cho bài viết theo yêu cầu của đề bài.

c. Lập dàn ý cho bài viết và tự nhận xét về mức độ phù hợp giữa dàn ý với yêu cầu của đề bài.

d. Viết đoạn văn mở bài và đoạn văn khoảng 200 chủ triển khai một ý chính trong phần thân bài

đ. Dựa vào bảng trong SGK để đánh giá, nhận xét hai đoạn văn đã viết và rút kinh nghiệm để viết các đoạn còn lại nhằm hoàn chỉnh bài viết khi có điều kiện.

Lời giải

Nghề truyền thống chiếu cói của Thái Bình đã có hàng trăm năm tuổi. Gắn bó và đã mang lại cho những người dân làng nghề một cuộc sống sung túc, vơi bớt vất vả gian nan. Tuy nhiên trước sự phát triển của nền công nghiệp và quá trình đô thị hóa, nghề truyền thống chiếu cói đã dần mai một theo thời gian. Chuyện rằng, nguyên trước đây làng Hới (tên tục của thôn Hải Triều), xã Tân Lễ đã có nghề dệt chiếu, nhưng người dân dùng bàn dệt đứng. Do vậy, chiếu dệt ra không được đẹp và chắc. Ở làng ngày ấy có cụ Phạm Đôn Lễ đỗ Trạng nguyên khoa Tân Mùi (1481), niên hiệu Hồng Đức thứ 12, đời vua Lê Thánh Tông được cử đi sứ nhà Minh. Ở xứ người, cụ đã học được các kỹ thuật dệt chiếu tiên tiến của Trung Quốc rồi về truyền dạy cho dân làng. Từ đấy chiếu làng Hới dệt ra đẹp hơn, sợi đan đều hơn. Về sau dân làng tôn Phạm Đôn Lễ là tổ nghề dệt chiếu, gọi là Trạng Chiếu và lập đền thờ cụ.

Với truyền thống lâu đời, làng Hới ngày nay vẫn giữ nghề, tạo ra nhiều sản phẩm chiếu nổi tiếng để cung cấp cho khách hàng thập phương. Nhắc đến kỹ thuật dệt chiếu, làng Hới chính là nơi hội tụ những kỹ thuật tinh xảo và khéo léo từ những người nông dân chất phác, bình dị xã Tân Lễ. Mỗi năm các hộ dân thường dệt trong khoảng 8 tháng. Thời gian còn lại của họ dành cho các công việc đồng ruộng.

Cói và sợi đay chính là 2 nguyên liệu chủ yếu để làm nên một chiếc chiếu. Làng Hới nằm giữa hai con sông lớn là sông Hồng và sông Luộc, là nơi khá thuận lợi để phát triển hai loại cây này. Khi thu hoạch cói và đay, người thợ lựa chọn nguyên liệu đạt chuẩn và đem về nhuộm màu, dệt thành phẩm.

>>>> Bài tiếp theo: Giải SBT Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo bài 8

Trên đây là toàn bộ lời giải Giải SBT Ngữ văn lớp 7 bài 7: Bài học cuộc sống (Viết) sách Chân trời sáng tạo. Các em học sinh tham khảo thêm Ngữ văn 7 Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 7 Cánh Diều. VnDoc liên tục cập nhật lời giải cũng như đáp án sách mới của SGK cũng như SBT các môn cho các bạn cùng tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • chang
    chang

    🥰🥰🥰🥰🥰

    Thích Phản hồi 10:55 18/09
    • Minh Thong Nguyen ...
      Minh Thong Nguyen ...

      🤙🤙🤙🤙🤙🤙🤙🤙

      Thích Phản hồi 10:55 18/09
      • Friv ッ
        Friv ッ

        😗😗😗😗😗😗😗

        Thích Phản hồi 10:55 18/09

        Ngữ văn 7 CTST Tập 1

        Xem thêm