Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải SBT Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo bài 26

VnDoc xin giới thiệu bài Giải SBT Ngữ văn 7 bài 26: Trí tuệ dân gian (Tiếng Việt) sách Chân trời sáng tạo chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Ngữ văn 7.

Bài: Trí tuệ dân gian (Tiếng Việt)

Bài tập 1: Tìm và phân tích ví dụ để phân biệt thành ngữ và tục ngữ.

Trả lời:

- Tục ngữ là một trong những thể loại sáng tác dân gian, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về thiên nhiên, lao động sản xuất, con người và xã hội. Tục ngữ thường ngắn gọn, có nhịp điệu, hình ảnh, hầu hết đều có vần lưng.

Ví dụ: Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm.

-> mát và bát là hai vần lưng nhưng vì được gieo ở hai tiếng liền nhau nên gọi là vần sát.

- Thành ngữ là một tập hợp cố định. Nghĩa của nó là nghĩa của cả tập hợp từ, thường có tính biểu cảm.

Ví dụ: Chậm như rùa, đen như cột nhà cháy

-> không có vần

Bài tập 2: Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống:

Trả lời:

a. Nói quá là biện pháp phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả nhằm nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm cho sự diễn đạt.

b. Nói giảm nói tránh là biện pháp dùng cách diễn đạt tế nhị, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiểu lịch sự.

Bài tập 3: Đặt câu với các thành ngữ sau và cho biết các thành ngữ ấy thuộc thành phần nào trong câu

a. vắt chân lên cổ

b ruột đề ngoài da

c. nghĩ nát óc

Trả lời:

a. Nó // vắt chân lên cổ để làm bài mà vẫn không kịp giờ.

-> Thành ngữ vắt chân lên cổ thuộc vị ngữ của câu

b. Bà ấy // là người ruột để ngoài da.

-> Thành ngữ ruột để ngoài da bổ sung ý nghĩa cho “người”, thuộc vị ngữ của câu

c. Tôi / nghĩ nát óc mà vẫn chưa tìm ra cách giải bài toán này.

-> Thành ngữ nghĩ nát óc thuộc vị ngữ của câu

Bài tập 4: Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong các câu tục ngữ sau

a. Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.

b. Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

c. Ruộng không phân như thân không của

d. Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đúng.

Trả lời:

a. Câu tục ngữ Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo sử dụng biện pháp ẩn dụ "sóng cả" chỉ khó khăn, thử thách”, “ngã tay chèo" chỉ ý “buông xuôi, không tiếp tục nữa".

b. Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

Câu tục ngữ trên sử dụng biện pháp hoán dụ và ẩn dụ. Hoàn dụ "một cây" chỉ số ít, "ba cây" chỉ số nhiều. Ẩn dụ “chụm lại" chỉ sự đoàn kết, “non” và“hòn núi cao" chỉ sự thành công.

c. Câu tục ngữ Ruộng không phân như thân không của sử dụng biện pháp so sánh.

d. Câu tục ngữ Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng sử dụng biện pháp ẩn dụ “ăn cơm nằm” chỉ ý “nhàn hạ", ăn cơm đứng" chỉ ý vất vả.

Tác dụng của các biện pháp tu từ làm cho cách diễn đạt giàu hình ảnh và biểu cảm.

Bài tập 5: Tìm ít nhất một trường hợp tục ngữ hoặc thành ngữ được sử dụng trong sáng tác văn chương.

Trả lời:

Trong bài "Về thăm nhà Bác-Nguyễn Đức Mậu" tác giả có sử dụng hình ảnh ẩn dụ

"Về thăm quê Bác làng Sen

Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng"

-> hoa râm bụt thường sử dụng từ “nở” nhưng ở đây tác giả lại dùng từ “thắp”, bởi chúng có cùng một hình thức, gợi lên hình ảnh sống động cho câu thơ.

Bài tập 6: Cách diễn đạt “Chuồng gà hướng Đông cái lông chẳng còn" có gì đặc biệt" ? Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong câu tục ngữ này và nêu tác dụng của biện pháp ấy.

Trả lời:

Chuồng gà hướng Đông cái lông chẳng còn là cách diễn đạt phóng đại quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng. Câu tục ngữ sử dụng biện pháp nói quá. Biện pháp này có tác dụng nhấn mạnh tác hại của việc làm chuồng gà hướng Đông là “cái lông chẳng còn", làm tăng sức biểu cảm cho sự diễn đạt.

Bài tập 7: Tìm năm thành ngữ có sử dụng biện pháp nói quá hoặc nói giảm nói tránh và phân tích ý nghĩa của chúng.

Trả lời:

STTThành ngữBiện pháp tu từÝ nghĩa
1

Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng mười chưa cười đã tối

Nói quáCâu nói trên phóng đại về tính chất. Nhằm nhấn mạnh tính chất thời gian, nhắc nhở mọi người điều chỉnh công việc cho phù hợp.
2Con đường mòn chạy thẳng đến tận chân trờiNói quáCâu nói trên phóng đại về quy mô. Cho thấy con đường rất dài, tăng sức gợi cho người đọc.
3Nhắm mắt xuôi tayNói giảm nói tránhNgười mất, không còn sự sống
4Vắt cổ chày ra nướcNói quáNgười keo kiệt
5Hồn xiêu phách lạcNói quáCảm giác sợ hãi tột độ

Bài tập 8: Trong câu tục ngữ "Được mùa cau, đau mùa lúa", từ "đau" được dùng với ý nghĩa nào? Căn cứ nào giúp em biết điều đó?

Trả lời:

Dựa vào ngữ cảnh, đặc biệt là sự đối lập trong vế (được – đau), chúng ta có thể xác định từ “đau” trong câu tục ngữ “Được mùa cau, đau mùa lúa” được dùng với ý nghĩa - mất, không được (mùa)” dù cho trong từ điển tiếng Việt, từ “đau” không có nghĩa nào như thế.

>>>> Bài tiếp theo: Giải SBT Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo bài 27

Trên đây là toàn bộ lời giải Giải SBT Ngữ văn lớp 7 bài 26: Trí tuệ dân gian (Tiếng Việt) sách Chân trời sáng tạo. Các em học sinh tham khảo thêm Ngữ văn 7 Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 7 Cánh Diều. VnDoc liên tục cập nhật lời giải cũng như đáp án sách mới của SGK cũng như SBT các môn cho các bạn cùng tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Đội Trưởng Mỹ
    Đội Trưởng Mỹ

    👌👌👌👌👌👌👌

    Thích Phản hồi 19/09/23
    • Hằng Nguyễn
      Hằng Nguyễn

      😘😘😘😘😘😘

      Thích Phản hồi 19/09/23
      • Bông cải nhỏ
        Bông cải nhỏ

        💯💯💯💯💯💯💯

        Thích Phản hồi 19/09/23
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Ngữ văn 7 CTST Tập 2

        Xem thêm