Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải Tập bản đồ Địa lí 12 bài 6, 7

Địa lí 12 - Đất nước nhiều đồi núi

VnDoc xin giới thiệu tới bạn đọc tài liệu Giải Tập bản đồ Địa lí 12 bài 6, 7 nội dung tài liệu gồm 5 bài tập trang 10, 11, 12 sẽ là nguồn thông tin hữu ích để phục vụ công việc học tập của các bạn học sinh được tốt hơn. Mời thầy cô và các bạn học sinh cùng tham khảo.

Giải Tập bản đồ Địa lí 12

Bài 1 trang 10 Tập bản đồ Địa Lí 12: Dựa vào lược đồ bên và nội dung SGK Địa lí 12, hãy điền vào lược đồ:

Lời giải:

Giải Tập bản đồ Địa lí 12 bài 6, 7

- Tên các dãy: Hoàng Liên Sơn, Pu Đen Đinh, Pu Sam Sao, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam, Bạch Mã.

- Tên các cánh cung: sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều.

- Tên vịnh Thái Lan, vịnh Bắc Bộ.

Bài 2 trang 10 Tập bản đồ Địa Lí 12: Hãy nêu đặc điểm chung của địa hình nước ta:

Lời giải:

- Đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp: đồi núi chiếm tới ¾ diện tích lãnh thổ; đồng bằng và đồi núi thấp (dưới 1000m) chiếm tới 85%, địa hình cao (trên 2000m) chỉ chiếm 1%.

- Cấu trúc địa hình khá đa dạng:

+ Được Tân kiến tạo làm trẻ hóa, hướng nghiêng TB - ĐN và phân hóa đa dạng.

+ Địa hình có 2 hướng chính: Tây Bắc - Đông Nam và hướng vòng cung.

- Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa:

+ Xâm thực mạnh ở miền đồi núi: trong điều kiện lớp vỏ phong hóa dày, vụn bở, trên sườn dốc, đất bị xói mòn, rửa trôi.

+ Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông: hệ quả của quá trình xâm thực là sự mở mang đồng bằng hạ lưu sông (đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long).

- Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người: phá núi làm đường, đắp đê, phá rừng, làm thủy điện…

Bài 3 trang 11 Tập bản đồ Địa Lí 12: Dựa vào lược đồ hình 6 trong SGK và nội dung bài học, Atlat Địa lí Việt Nam, hãy điền nội dung phù hợp vào bảng để nêu rõ đặc điểm của các khu vực địa hình ở nước ta.

Lời giải:

CÁC KHU VỰC ĐỊA HÌNH

Khu vực đồi núiKhu vực đồng bằng

- Chiếm 3/4 diện tích, chủ yếu là đồi núi thấp

- 2 hướng chính: Tây Bắc-Đông Nam (Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Bắc) và vòng cung (Đông Bắc).

- Địa hình đa dạng: núi cao, núi trung bình, sơn nguyên, cao nguyên, bán bình nguyên và đồi trung du.

- Các khu vực: Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam.

- Chiếm 1/4 diện tích

- Bề mặt địa hình rộng lớn và khá bằng phẳng; mở rộng về phía biển.

- Chủ yếu do phù sa sông bồi tụ và một phần do biển (miền Trung).

- Gồm: đồng bằng Bắc Bộ, Nam Bộ, đồng bằng duyên hải miền Trung nhỏ hẹp.

Bài 4 trang 11 Tập bản đồ Địa Lí 12: Hãy nêu sự giống nhau và khác nhau về địa hình

Lời giải:

Giữa vùng Đông Bắc và Tây Bắc

Sự giống nhauSự khác nhau

-Vị trí thuộc miền Bắc nước ta.

- Có các dạng địa hình: núi cao, núi thấp, đồi trung du, cao nguyên.

- Địa hình được trẻ lại do vận động Tân kiến tạo.

- Hướng nghiêng TB - ĐN.

- Địa hình phân bậc rõ nét, bị cắt xẻ bởi mạng lưới sông cùng hướng với các dãy núi.

Đông BắcTây Bắc

- Vị trí ở tả ngạn sông Hồng.

- Hướng vòng cung.

- Chủ yếu là núi thấp (600 – 700 m).

- Một số đỉnh cao > 2000 m ở thượng vòm sông Chảy.

- Hệ thống sông: sông Gâm, sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam.

- Hữu ngạn sông Hồng đến sông Cả

- Hướng TB – ĐN.

- Vùng núi cao, đồ sộ nhất cả nước, nhiều đỉnh > 2000 m (Hoàng Liên Sơn).

- Gồm 3 dải địa hình cùng hướng TB - ĐN.

- Hệ thống sông: sông Đà, sông Mã.

Giữa Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam

Sự giống nhauSự khác nhau

- Kéo dài hướng Bắc - Nam dọc theo lãnh thổ, hẹp ngang.

- Tân kiến tạo làm trẻ hóa.

- Nhiều dãy núi ăn lan ra sát biển.

- Địa hình phân bậc rõ nét, bị cắt xẻ bởi mạng lưới sông.

- Nhiều đỉnh núi cao trên 2000m

- Hướng nghiêng thấp dần ra biển

Trường Sơn BắcTrường Sơn Nam

- Phía Nam sông Cả đến dãy Bạch Mã.

- Hướng TB – ĐN, một số dãy hướng Tây – Đông.

- Khu vực núi thấp, hẹp ngang, nâng cao ở hai đầu và thấp trũng ở giữa.

- Các dãy núi song song và so le nhau hướng TB - ĐN.

- Dãy Bạch Mã đến 10º B.

- Hệ thống các cánh cung lớn hướng Bắc – Nam lưng lồi ra biển Đông.

- Gồm các khối núi cao đồ sộ phía Đông, tương phản với các cao nguyên badan phía Tây.

Giữa Đồng bằng Sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long

Sự giống nhauSự khác nhau

- Hình thành do phù sa sông bồi đắp.

- Địa hình bằng phẳng, rộng lớn, đất đai màu mỡ.

- Hướng nghiêng TB – ĐN.

- Hiện nay vẫn tiếp tục mở rộng ra biển.

ĐB sông HồngĐB sông Cửu Long

- Phù sa sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp.

- Dạng tam giác châu.

- Diện tích 15.000 km2.

- Độ cao lớn hơn.

- Bị chia cắt bởi hệ thống đê điều

- Phù sa sông Tiền -sông Hậu bồi đắp.

- Hình thang.

- Diện tích lớn hơn (40.000 km2).

- Hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt.

Bài 5 trang 12 Tập bản đồ Địa Lí 12: Quan sát lược đồ bên, đối chiếu với Atlat Địa lí Việt Nam và nội dung SGK Địa lí 12, hãy:

Lời giải:

- Điền tên các cao nguyên chính ở Tây Nguyên vào chỗ chấm (...) trên lược đồ. - Điền tên các đồng bằng ven biển miền Trung.

Giải Tập bản đồ Địa lí 12 bài 6, 7

- Nhận xét về mạng lưới sông ngòi ở ven biển miền Trung.

Nhìn chung mạng lưới sông ngòi khá nhiều, nhưng chủ yếu sông ngắn, nhỏ, dốc, ít phù sa; sông hướng Tây - Đông.

- Để phát triển kinh tế - xã hội ở Tây Nguyên một cách bền vững chúng ta cần phải làm gì?

+ Quan tâm đời sống kinh tế - xã hội của người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số.

+ Bảo tồn và duy trì các nét văn hóa.

+ Khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên hợp lí và hiệu quả.

----------------------------------

Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Lịch Sử 12, Giải bài tập Địa Lí 12, Học tốt Ngữ văn 12 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải tập bản đồ Địa lí 12

    Xem thêm