Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Sinh học 9 bài Đột biến số lượng nhiễm sắc thể

Giáo án Sinh học lớp 9

Giáo án Sinh học 9 bài Đột biến số lượng nhiễm sắc thể nắm được nội dung chính của bài về các dạng đột biến số lượng nhiễm sắc thể (thể dị bội), trình bày được cơ chế hình thành thể ba và thể một (2n + 1) và (2n – 1).

Giáo án Sinh học 9 trọn bộ

Giáo án Sinh học 9 bài Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể

Bài 23: ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ

A. MỤC TIÊU.

I. Kiến thức:
Học sinh nêu được các biến đổi số lượng thường thấy ở một cặp NST.

  • Cơ chế hình thành thể 3 nhiễm và thể 1 nhiễm.
  • Nêu được hiệu quả của biến đổi số lượng ở từng cặp NST.

Nêu được hậu quả của biến đổi số lượng ở từng cặp NST.

II. Kĩ năng:

  • Rèn kĩ năng quan sát tranh, kĩ năng hoạt động nhóm, khai thác kênh hình, làm việc với SGK.
  • Rèn kĩ năng quan sát, kĩ năng thực hành.

III. Thái độ: Say mê học tập yêu thích bộ môn.

B. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

  • Kĩ năng hợp tác, ứng xử, giao tiếp, lắng nghe tích cực.
  • Kĩ năng thu thập và xử lý thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh ảnh, phim, intenet... để tìm hiểu khái niệm, sự phát sinh các dạng đột biến số lượng NST.
  • Kĩ năng tự tin bày tỏ ý kiến.

C. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Phương pháp: Vấn đáp - tìm tòi, trực quan, dạy học nhóm, hỏi và trả lời.

2. Phương tiện: Tranh phóng to hình 23.1; 23.2 SGK; H 29.1; 29.2 SGK.

D. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.

I. Ổn định tổ chức:

II. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 3 câu hỏi SGK.

III. Bài mới

1. Khám phá: GV giới thiệu khái niệm đột biến số lượng NST như SGK: đột biến số lượng NST là những biến đổi số lượng xảy ra ở một hoặc một số cặp NST hoặc tất cả bộ NST.

2. Kết nối:

Hoạt động của GVHoạt động của HS

Hoạt động 1: Hiện tượng dị bội

GV kiểm tra kiến thức cũ của HS về:

Thế nào là cặp NST tương đồng?

Bộ NST lưỡng bội, đơn bội?

GV cho HS quan sát H 29.1 và 29.2 SGK, yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

Qua 2 hình trên, hãy cho biết ở người, cặp NST thứ mấy đã bị thay đổi và thay đổi như thế nào so với các cặp NST khác?

Cho HS quan sát H 23.1 và nghiên cứu mục I để trả lời câu hỏi:

Ở chi cà độc dược, cặp NST nào bị thay đổi và thay đổi như thế nào?

Quả của 12 kiểu cây dị bội khác nhau về kích thước, hình dạng và khác với quả của cây lưỡng bội bình thường như thế nào?

Từ các VD trên, xây dựng cho HS khái niệm.

Thế nào là thể dị bội?Hiện tượng dị bội thể là gì?

Các dạng dị bội thể?

Hậu quả của hiện tượng thể dị bội?

GV nhận xét bổ sung.

I. Hiện tượng dị bội

1 vài HS nhắc lại các khái niệm cũ.

HS quan sát hình vẽ và nêu được:

Hình 29.1 cho biết ở người bị bệnh Đao, cặp NST 21 có 3 NST, các cặp khác chỉ có 2 NST.

Hình 29.2 cho biết người bị bệnh Tơcnơ, cặp NST 23 (cặp NST giới tính) chỉ có 1 NST, các cặp khác có 2 NST.

HS quan sát hình 23.2 và nêu được:

Cà độc dược có 12 cặp NST người ta phát hiện được 12 thể dị bội ở cả 12 cặp NST cho 12 dạng quả khác nhau về hình dạng, kích thước và số lượng gai.

HS tìm hiểu khái niệm.

1 HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung.

Kết luận:

Thể dị bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có 1 hoặc một số cặp NST bị thay đổi về số lượng.

Hiện tượng dị bội thể là đột biến thêm hoặc mất 1 NST ở 1 cặp NST nào đó.

Các dạng:

  • Thêm 1 NST ở 1 cặp nào đó (2n + 1).
  • Mất 1 NST ở 1 cặp nào đó (2n -1)

Hậu quả: Thể đột biến (2n + 1) và (2n -1) có thể gây ra những biến đổi về hình thái (hình dạng, kích thước, màu sắc) ở thực vật hoặc gây bệnh ở người như bệnh Đao, bệnh Tơcnơ.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
3
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Sinh học lớp 9

    Xem thêm