Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án môn Sinh học lớp 9 bài 70

Giáo án môn Sinh học 9

Giáo án môn Sinh học lớp 9 bài 70: Kiểm tra học kì II bao gồm tất cả nội dung giảng dạy trong chương trình học lớp 9 với các kiến thức tổng quát, được trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.

I/ Mục tiêu:

1. Kiến thức: Biết được khả năng nhận thức của học sinh thông qua việc kiểm tra.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích, tổng hợp kiến thức.

3. Thái độ: Giáo dục ý thức nghiêm túc, tự giác.

II/ Phương tiện:

- GV. Đề bài, đáp án + biểu điểm.

- HS . Ôn nội dung kiến thức.

III/ Tiến trình dạy học:

1. Ổn định tổ chức:

2. Nội dung

ĐỀ BÀI

Câu 1: (2,25 điểm)

Môi trường sống của sinh vật là gì? Có mấy loại môi trường sống chủ yếu, hãy kể tên và cho ví dụ minh họa về các sinh vật sống trong các môi trường đó?

Câu 2: (3,0 điểm)

- Thế nào là một lưới thức ăn?

- Hãy xây dựng 1 lưới thức ăn, trong đó có các sinh vật: Cây ổi, chim sâu, sâu, chuột, rắn, vi sinh vật, rệp.

- Hãy xếp các sinh vật trên vào các nhóm: sinh vật sản xuất, sinh vật phân giải, sinh vật tiêu thụ?

Câu 3: (2,25 điểm)

- Nêu các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường?

- Tại sao phải phát triển dân số hợp lí ở mỗi quốc gia?

Câu 4: (2,5 điểm)

Nêu những biện pháp chủ yếu để bảo vệ thiên nhiên hoang dã?

HƯỚNG DẪN CHẤM

Câu

Đáp án

Biểu điểm

1

+ Môi trường sống của sinh vật: Là nơi sống của sinh vật và tất cả những gì bao quanh chúng.

+ Có 4 môi trường sống cơ bản:

- Môi trường nước: Cá rô, tôm....

- Môi trường trong đất : giun đất, dế....

- Môi trường trên cạn: lợn, trâu.....

- Môi trường sinh vật: giun đũa trong ruột non của lợn.....

1

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

2

- Lưới thức ăn bao gồm các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung.

- Lưới thức ăn được xây dựng từ các sinh vật trên:

- Các nhóm sinh vật trong lưới thức ăn trên:

+ Sinh vật sản xuất: Cây ổi

+ Sinh vật tiêu thụ: Chuột, rắn, chim sâu, sâu, rệp.

+ Sinh vật phân giải: vi sinh vật

1

1,25

0,25

0,25

0,25

3

- Các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường:

+ Xử lí chất thải công nghiệp và chất thải sinh hoạt,

+ Cải tiến công nghệ để có thể sản xuất ít gây ô nhiễm môi trường.

+ Sử dụng nhiều loại năng lượng không gây ô nhiễm như năng lượng gió, năng lượng mặt trời...

+ Xây dựng nhiều công viên cây xanh, trồng cây, bảo vệ rừng...

+ Tăng cường công tác tuyên truyền và giáo dục để nâng cao ý thức và hiểu biết của mọi trường về phòng chống ô nhiễm.

- Phát triển dân số hợp lí ở mỗi quốc gia vì:

+ Phát triển dân số hợp lí là điều kiện để phát triển bền vững, tạo sự hài hòa giữa phát triển kinh tế xã hội với sử dụng hợp lí tài nguyên, môi trường của đất nước.

+ Phát triển dân số hợp lí là không để dân số tăng quá nhanh; đảm bảo tốt chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội.

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,5

0,5

4

Các biện pháp chủ yếu để bảo vệ thiên nhiên hoang dã:

- Bảo vệ các khu rừng già, rừng đầu nguồn.

- Trồng cây gây rừng tạo môi trường sống cho nhiều loài sinh vật.

- Ứng dụng công nghệ sinh học để bảo tồn nguồn gen quý hiếm.

- Xây dựng các khu bảo tồn các vườn quốc gia để bảo vệ sinh vật hoang dã.

- Không săn bắt động vật hoang dã và khai thác quá mức các loài sinh vật.

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Sinh học lớp 9

    Xem thêm