Giáo án môn Sinh học lớp 9 bài 22

Giáo án môn Sinh học 9

Giáo án môn Sinh học lớp 9 bài 22: Kiểm tra 45 phút bao gồm tất cả nội dung giảng dạy trong chương trình học lớp 9 với các kiến thức tổng quát, được trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.

I/ Mục tiêu:

1/ Kiến thức: Nhằm đánh giá việc nắm bắt kiến thức và vận dụng kiến thức của học sinh.

2/ Kĩ năng:

  • Rèn kĩ năng tự học và độc lập nghiên cứu.
  • Khả năng khái quát hóa kiến thức.

3/ Thái độ: Giáo dục ý thức tự giác trong học tập.

II/ Phương tiện dạy học:

1/ Giáo viên: Ma trận, đề bài, hướng dẫn chấm

2/ Học sinh: Ôn tâp các kiến thức đã học

III/ Tiến trình dạy học:

1/ Ổn định

2/ Kiểm tra bài cũ:

3/ Bài mới

Câu 1 (4đ): những diễn biến cơ bản của NST trong quá trình nguyên phân?

Câu 2 (3đ):

  1. Mô tả cấu trúc không gian của ADN?
  2. Giả sử trình tự các đơn phân trên đoạn mạch đơn thứ 1 của phân tử ADN sắp xếp như sau:-A-X-T-A-G-T-X-A-G-G-A-T-X-G-X-X-A-T-G-G-

Trình tự các đơn phân trên đoạn mạch thứ 2 của ADN sẽ như thế nào?

Câu 3 (3đ):

Cho giao phấn giữa cà chua thuần chủng quả đỏ với cây cà chua thuần chủng quả vàng thu được F1 toàn cây quả đỏ. Tiếp tục cho các cây F1 giao phấn với nhau được F2.

  1. Hãy biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2?
  2. Muốn xác định được kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội ở F2cần phải làm gì?

HƯỚNG DẪN CHẤM- BIỂU ĐIỂM

Câu

Đáp án

Biểu điểm

1

Những diễn biến cơ bản của NST ở các kì của nguyên phân

Các kì

Những diễn biến cơ bản của NST ở các kì

Kì đầu

- NST kép bắt đầu đóng xoắn và co ngắn có hình thái rõ rệt.

- Các NST kép đính vào các sợi tơ của thoi phân bào ở tâm động.

Kì giữa

- Các NST kép đóng xoắn cực đại.

- Các NST kép xếp 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

Kì sau

- Từng NST kép tách nhau ở tâm động thành hai NST đơn phân li về hai cực của tế bào.

Kì cuối

- Các NST đơn dãn xoắn dài ra, ở dạng sợi mảnh dần thành nhiễm sắc chất.

1

1

1

1

2

a. Cấu trúc không gian của ADN: ADN là một chuỗi xoắn kép gồm hai mạch song song xoắn đều quanh một trục theo chiều từ trái sang phải (xoắn phải). Các nu giữa hai mạch liên kết với nhau bằng các liên kết hiđrô tạo thành cặp (A-T, G-X). Mỗi chu kì xoắn dài 34 A0 gồm 10 cặp nu, đường kính vòng xoắn là

20 A0

b. Trình tự các đơn phân trên đoạn mạch thứ 2 của ADN trên:

- T-G-A-T-X-A-G-T-X-X-T-A-G-X-G-G-T-A-X-X-

2

1

Đánh giá bài viết
1 55
Sắp xếp theo

    Giáo án Sinh học lớp 9

    Xem thêm