Giáo án môn Sinh học lớp 9 bài 30

Giáo án môn Sinh học 9

Giáo án môn Sinh học lớp 9 bài 30: Bệnh và tật di truyền ở người bao gồm tất cả nội dung giảng dạy trong chương trình học lớp 9 với các kiến thức tổng quát, được trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.

I/ Mục tiêu:

1/ Kiến thức:

  • Nhận biết được bệnh nhân Đao và bệnh nhân Tớcnơ qua các đặc điểm hình thái.
  • Trình bày được đặc điểm di truyền của bệnh bạch tạng, bệnh câm điếc bẩm sinh và tật 6 ngón tay.
  • Trình bày được nguyên nhân của các tật bệnh di truyền và đề xuất được một số biện pháp hạn chế phát sinh chúng.

2/ Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng tự nghiên cứu với SGK, thảo luận theo nhóm và quan sát, phân tích thu nhận kiến thức từ hình vẽ.

3/ Thái độ: Có ý thức trong việc hạn chế bênh di truyền

II/ Chuẩn bị:

1/ Giáo viên: Tranh phóng to hình 29.1-3 SGK

2/ Học sinh: Đọc trước bài, ôn lại kiến thức phần đột biến

III/Tiến trình dạy học:

1. Ổn định

2. Kiểm tra bài cũ: Kể tên các phương pháp được sử dụng để nghiên cứu di truyền người?

3/ Bài mới

Hoạt động 1: Một vài bệnh di truyền ở người

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

- Cho HS Q/s tranh phóng to hình 29.1 SGK và đọc SGK để trả lời các câu hỏi :

+ Đặc điểm khác nhau giữa bộ NST của bệnh nhân Đao và bộ NST của người bình thường?

+ Có thể nhận biết bệnh nhân Đao qua những đặc điểm bên ngoài nào?

- Yêu cầu HS cần xem kĩ các cặp NST, đặc biệt là các cặp NST giới tính và nghiên cứu thông tin SGK để trả lời các câu hỏi SGK.

- GV nhận xét, bổ sung để hoàn thiện đáp án.

3/ Bệnh bạch tạng và bệnh câm điếc bẩm sinh.

- Cho HS đọc SGK để nêu lên khái niệm bệnh bạch tạng và bệnh câm điếc.

- GV nhận xét, chỉnh lí, bổ sung và nêu kết luận.

- HS quan sát tranh, đọc SGK, thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi.

Một vài HS trả lời các em khác bổ sung. Dưới sự hướng dẫn của GV, cả lớp cùng xây dựng đáp án đúng.

* Đáp án:

+ Bộ NST của bệnh nhân Đao khác bộ NST của người bình thường ở chỗ: cặp NST thứ 21 của người bệnh Đao có 3 NST, của người bình thường là 2 NST.

+ Có thể nhận biết người bị bệnh Đao qua các dấu hiệu: bé, lùn, cổ rụt, má phệ ... si đần bẩm sinh và không có con.

- HS Q/s tranh phóng to hình 29.2 SGK, nghiên cứu SGK và thảo luận theo nhóm để thực hiện SGK.

Đại diện một vài nhóm HS, phát biểu câu trả lời, các nhóm khác bổ sung.

Đánh giá bài viết
1 67
Sắp xếp theo

    Giáo án Sinh học lớp 9

    Xem thêm