Giáo án môn Sinh học lớp 9 bài 8

Giáo án môn Sinh học 9

Giáo án môn Sinh học lớp 9 bài 8: Nhiễm sắc thể bao gồm tất cả nội dung giảng dạy trong chương trình học lớp 9 với các kiến thức tổng quát, được trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.

I/ Mục tiêu:

1/ Kiến thức: Học xong bài này HS có khả năng:

  • Nêu được tính đặc trưng của bộ NST ở mỗi loài.
  • Mô tả được cấu trúc hiển vi điển hình của NST ở kì giữa của nguyên phân.
  • Hiểu được chức năng của NST đối với sự di truyền các tính trạng.

2/ Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát, phân tích kênh hình.

3/ Thái độ: Có hứng thú say mê tìm tòi kiến thức khoa học

II/ Phương tiện dạy học:

1/ Giáo viên: Tranh phóng to hình 8.1 – 5 SGK hoặc máy chiếu và phim ghi hình 8.1 – 5 SGK.

2/ Học sinh: Đọc trước bài

III/ Tiến trình dạy học:

1/ Ổn định

2/ Kiểm tra bài cũ: Menđen đã giải thích kết quả thí nghiệm lai đậu hoa đỏ với đậu hoa trắng như thế nào?

3/ Bài mới:

Mở bài: ngày nay người ta đã chứng minh được rằng nhân tố di truyền chính là gen trên NST.

Hoạt động 1: Tính đặc trưng của bộ nhiễm sắc thể

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

- NST là cấu trúc nằm trong nhân tế bào, nhuộm màu đặc trưng bằng thuốc nhuộm tính kiềm.

? NST tồn tại như thế nào trong tế bào sinh dưỡng và trong giao tử.

GV treo tranh phóng to (bấm máy chiếu phim lên màn hình) hình 8.1 – 2 SGK cho HS quan sát và yêu cầu đọc SGK để trả lời câu hỏi:

? Nhận xét cặp NST ở H8.1.

GV giải thích cặp NST tương đồng, bộ NST lưỡng bội, đơn bội...

- Treo tranh H8.2

? Trong bộ NST của loài ruồi giấm có bao nhiêu cặp NST giới tính, được kí hiệu như thế nào.

? Số lượng NST trong bộ NST lưỡng bội có phản ánh trình độ tiến hóa của loài không?

? Mỗi loài có bộ NST đặc trưng ở điểm nào

? NST có những hình dạng, kích thước ra sao.

GV: trên hình 8.2 SGK cho thấy: bộ NST của ruồi giấm có 2 cặp NST hình chữ V, một cặp hình hạt, một cặp NST giới tính (XX ở cá thể cái và XY ở cá thể đực)

GV giải thích thêm theo nội dung SGK

? Tính đặc trưng của bộ NST là gì?

- Cho HS quan sát H8.3 cho thấy: Tại lì giữa chiều dài NST co ngắn cực đại (từ 0,5 đến 50µm), đường kính (từ 0,2 đến 2µm) và có hình dạng đặc trưng (hình hạt, que, chữ V)

HS quan sát tranh, đọc SGK, thảo luận nhóm và cử đại diện trình bày câu trả lời.

- HS rút ra KL:

- Trong tế bào sinh dưỡng NST tồn tại thành từng cặp tương đồng

- Bộ NST lưỡng bội là bộ NST chứa các cặp NST tương đồng

- Bộ NST đơn bội là bộ NST trong giao tử chỉ chứa 1 NST của mỗi cặp tương đồng.

- Ở những loài đơn tính có sự khác nhau giữa cá thể đực và cá thể cái ở cặp NST giới tính.

Đáp án:

Số lượng NST trong bộ NST lưỡng bội không phản ánh được trình độ tiến hóa của các loài SV.

Đánh giá bài viết
1 299
Sắp xếp theo

    Giáo án Sinh học lớp 9

    Xem thêm