Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án môn Sinh học lớp 9 bài 12

Giáo án môn Sinh học 9

Giáo án môn Sinh học lớp 9 bài 12: Cơ chế xác định giới tính bao gồm tất cả nội dung giảng dạy trong chương trình học lớp 9 với các kiến thức tổng quát, được trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.

I/ Mục tiêu:

1/ Kiến thức: Học xong bài này, HS có khả năng

  • Mô tả được một số đặc điểm của NST giới tính.
  • Trình bày được cơ chế NST xác đinh giới tính ở người.
  • Xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính.

2/ Kĩ năng: Tiếp tục phát triển kĩ năng phân tích kênh hình.

3/ Thái độ: Giải thích được cơ sở khoa học của việc sinh con trai, con gái. Từ đó phê phán tư tưởng trọng nam khinh nữ.

II/ Phương tiện dạy học:

1/ Giáo viên: Tranh phóng to hình 12.1 – 2 SGK hoặc máy chiếu và phim ghi hình 12.1 – 2 SGK.

2/ Học sinh: Đọc trước bài

III/ Tiến trình dạy học:

1/ Ổn đinh

2/ Kiểm tra bài cũ:

  • Giải thích vì sao bộ NST đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính lại được duy trì ổn định qua các thế hệ?
  • Làm bài tập 5

3/ Bài mới:

Mở bài: Vì sao, các cá thể của cùng 1 loài, cùng cha mẹ, cùng môi trường sống như nhau (cả trong cơ thể mẹ) nhưng khi sinh ra lại có cá thể này là đực, cá thể kia là cái? Ngày nay, Di truyền học đã chứng minh được rằng giới tính (tức là tính đực và tính cái có cơ sở vật chất là các NST giới tính).

Nội dung

Hoạt động 1: Nhiễm sắc thể giới tính

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

- Cho HS quan sát tranh phóng to hình 12.1 SGK và tìm hiểu SGK để xác định những Đ2 cơ bản của NST giới tính.

? NST giới tính có ở loại TB nào? Gồm bao nhiêu chiếc.

? Nhận xét hình dạng cặp NST 23 ở người và cặp số 4 ở ruồi giấm.

? Nêu đặc điểm của cặp NST giới tính.

Lưu ý: Có những loài (châu chấu) cặp NST giới tính con đực là XO.

- GV: không chỉ TB sinh dục mới có NST giới tính mà ở tất cả các TB sinh dưỡng đều có NST giới tính.

Giới tính ở nhiều loài phụ thuộc vào sự có mặt của cặp XX hoặc XY trong tế bào.

Yêu cầu HS thực hiện lệnh /SGK

? Số lượng bộ NST trong bộ lưỡng bội của loài có phản ánh trình độ tiến hoá của loài không.

? Mô tả bộ NST của ruồi giấm về số lượng và hình dạng.

? Vậy tính đặc trưng của bộ NST được thể hiện ở những điểm nào.

? NST thường khác với NST giới tính ở những điểm nào.

- HS quan sát tranh, đọc SGK, độc lập suy nghĩ để nêu lên được các Đ2 cơ bản của NST giới tính:

- NST giới tính có ở mọi TB trong cơ thể.+ TB sinh dưỡng: 1 cặp

+ Giao tử: 1 chiếc

- Cặp NST giới tính khác nhau giữa giới đực và cái (ở loài phân hoá giới tính)

+ Về số lượng: Chỉ có 1 cặp NST giới tính nhưng có nhiều cặp NST thường.

+ Về hình dạng: NST thường luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng, NST giới tính có thể tương đồng hoặc không tương đồng (XX, XY).

Các cặp NST thường ở cá thể đực và cá thể cái hoàn toàn giống nhau, còn cặp NST giới tính thì khác nhau.

+ Về chức năng: NST thường mang gen quy định các tính trạng thường; NST giới tính mang gen quy định tính đực cái và các tính trạng thường liên quan hoặc không liên quan đến giới tính.

- Một vài HS trình bày câu trả lời, các HS khác nhận xét bổ sung. Dưới sự hướng dẫn của GV, cả lớp nêu được kêt luận về đặc điểm cơ bản của NST giới tính.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Sinh học lớp 9

    Xem thêm