Giáo án môn Sinh học lớp 9 bài 1
Giáo án môn Sinh học 9
Giáo án môn Sinh học lớp 9 bài 1: Menđen và di truyền học bao gồm tất cả nội dung giảng dạy trong chương trình học lớp 9 với các kiến thức tổng quát, được trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.
I/ Mục tiêu:
1/ Kiến thức: Học xong bài này, HS có khả năng:
- Có khái niệm di truyền và biến dị.
- Nêu được mục đích, nhiệm vụ và ý nghĩa của Di truyền học.
- Nêu được phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen.
- Trình bày được một số thuật ngữ, kí hiệu trong Di truyền học.
2/ Kĩ năng:
- Tăng cường khả năng tư duy độc lập của trò.
- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích để thu nhận kiến thức từ phương tiện trực quan.
- Hoạt động hợp tác trong nhóm.
3/ Thái độ: HS thấy được tầm quan trọng của bộ môn và thêm yêu thích bộ môn Sinh học.
II/ Phương tiện dạy học:
1/ Giáo viên: Tranh phóng to hình 1 SGK hoặc máy chiếu và phim ghi hình 1 SGK
2/ Học sinh: Đọc trước bài
III/ Tiến trình dạy học:
1/ Ổn định:
2/ Kiểm tra bài cũ: Không
3/ Bài mới:
a. Mở bài: Năm học này chúng ta nghiên cứu 1 môn học rất quan trọng đối với đời sống và sản xuất: đó là môn Di truyền học. Nếu TK XXI được xem là thế kỉ của Sinh học thì Di truyền học là 1 trọng tâm của sự phát triển đó. Di truyền học nghiên cứu 2 đặc điểm cơ bản của sự sống là hiện tượng di truyền và hiện tượng biến dị.
b, Nội dung
Hoạt động 1: Di truyền học
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
GV đvđ: Trước khi tìm hiểu nhiệm vụ của và nội dung của Di truyền học, chúng ta hãy tìm hiểu xem hiện tượng di truyền và hiện tượng biến dị là gì? - Yêu cầu HS đọc SGK mục I. - VD: + Trong 1 gia đình có 1 cháu bé mới sinh, người ta thường tìm hiểu xem cháu bé có điểm nào giống bố, mẹ, ví dụ: mắt giống mẹ, cằm giống bố... + Giống bưởi Năm Roi nổi tiếng từ xưa đến nay vẫn giữ được các đặc điểm: vị ngọt thanh và hình dáng đẹp của quả bưởi. + Trong tự nhiên từ đời này sang đời khác nhiều loài chim có bản năng di trú như chim én, vịt trời, sếu, cò quăm...Về mùa đông, chúng rời bỏ nơi giá lạnh, khan hiếm thức ăn để bay về nơi ấm áp nhiều thức ăn hơn; sang xuân chúng lại quay về quê hương. ? Qua các ví dụ trên em hãy cho biết những đặc điểm mà thế hệ trước truyền cho thế hệ sau thuộc loại đặc điểm nào. GV: Con cái chỉ giống bố mẹ ở 1 số đặc điểm, đó là HTDT; còn khác bố mẹ và khác nhau về nhiều chi tiết, đó là HTBD. Hai hiện tượng này thể hiện song song và gắn liền với quá trình sinh sản (thể hiện: thông qua quá trình sinh sản những đặc điểm của cha mẹ truyền cho con cái, thực tế cho thấy con cái sinh ra xuất hiện các đặc điểm khác cha mẹ và khác nhau). ? Nhiệm vụ của Di truyền học là gì. ? Nội dung và ý nghĩa của Di truyền học là gì. - GV gợi ý cho HS trả lời theo từng nội dung. GV: Phạm vi ng. cứu của DTH rất rộng: từ cấp độ vi mô(DTH phân tử) đến cấp độ vĩ mô (DTH quần thể), từ đối tượng nhỏ bé nhất (DTH vi rút) đến đối tượng phức tạp nhất(DTH người), từ khía cạnh sinh thái (DTH sinh thái) đến khía cạnh hoá sinh (DTH hoá sinh)... ? DTH đề cập đến những vấn đề gì. GV: Yêu cầu HS đọc “Em có biết”/SGK - 7 -GV yêu cầu HS rút ra kết luận. -GV cho HS liên hệ bản thân: Xem bản thân giống và khác bố mẹ ở những đặc điểm nào? Tại sao? GV: Thông báo “Tuy mới được ....hiện đại”. Những điều này ta sẽ học trong các chương sau. | HS đọc SGK, Nghiên cứu các ví dụ thảo luận nhóm và cử đại diện trình bày câu trả lời. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Dưới sự hướng dẫn của GV, HS cả lớp xây dựng đáp án chung. - Đó là những đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lí, sinh hoá… của 1 cơ thể. - Nghiên cứu bản chất và quy luật của HTDT và BD. - HS rút ra kết luận về nội dung, và ý nghĩa của Di truyền học. - Một vài HS phát biểu ý kiến rồi nhận xét, phân tích để các em hiểu được bản chất của sự giống và khác nhau. |