Giáo án môn Sinh học lớp 9 bài 10

Giáo án môn Sinh học 9

Giáo án môn Sinh học lớp 9 bài 10: Giảm phân bao gồm tất cả nội dung giảng dạy trong chương trình học lớp 9 với các kiến thức tổng quát, được trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.

I/ Mục tiêu:

1/ Kiến thức: Học xong bài này, HS có khả năng:

  • Chỉ ra được đây là hình thức phân bào của TB sinh dục khi chín để hình thành giao tử.
  • Trình bày được diễn biến cơ bản của NST qua các kì của giảm phân I và GP II.
  • Nêu được những điểm khác nhau ở từng kì của giảm phân I và giảm phân II.
  • Phân tích được những sự kiện quan trọng có liên quan tới các cặp NST tương đồng.

2/ Kĩ năng: Tiếp tục rèn luyện kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình, đồng thời phát triển tư duy lí luận (phân tích, so sánh).

3/ Thái độ: Yêu thích bộ môn.

II/ Phương tiện dạy học:

1/ Giáo viên:

  • Tranh phóng to hình 10 SGK hoặc máy chiếu và phim ghi hình 10 SGK.
  • Phiếu học tập ghi đáp án bảng 10 SGK.

2/ Học sinh: Kẻ bảng 10. Những diễn biến cơ bản của NST ở các kì của giảm phân.

III/ Tiến trình dạy học:

1/ Ổn định

2/ Kiểm tra bài cũ: Nêu những diễn biến cơ bản NST qua các kì nguyên phân. Kết quả của quá trình này?

3/ Bài mới:

Mở bài: Giảm phân là gì? Giảm phân xảy ra ở loại TB nào? Tiến trình ra sao?Đó chính là nội dung bài học hôm nay

Hoạt động 1: Những diễn biến cơ bản của NST trong giảm phân I

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

GV nêu vấn đề: Giảm phân gồm hai lần phân bào liên tiếp, nhưng NST chỉ nhân đôi ở kì trung gian ở lần phân bào I.

Mỗi lần phân bào đều diễn ra 4 kì (kì đầu, kì giữa, kì sau và kì cuối).

- GV treo tranh phóng to (hay bật máy chiếu) hình 10 SGK và yêu cầu HS đọc SGK để nêu lên được những diễn biến cơ bản của NST trong giảm phân I.

? Diễn biến của NST ở kì trung gian.

? Kì đầu có gì đặc biệt.

+ Kì giữa, kì sau, kì cuối?

? Ở kì đầu và kì giữa có điểm gì giống và khác nguyên phân.

? Kì sau và kì cuối giống và khác nguyên phân ở điểm nào/

? Sự kiện quan trọng nhất trong quá trình GPI là gì? Sự kiện đó có ý nghĩa ra sao.

? Vì sao các NST kép trong TB con có nguồn gốc khác nhau? Điều đó có ý nghĩa gì.

- GV nhận xét, bổ sung và xác định đáp án.

- HS quan sát H10, đọc SGK, trao đổi theo nhóm, cử đại diện trình bày đáp án.

Các nhóm khác nhận xét, bổ sung và cùng nhau xây dựng đáp án đúng.

- Sự tiếp hợp và có thể trao đổi chéo tạo ra sự đa dạng của sinh vật.

- Sự phân li và tổ hợp tự do cảu NST, do vậy trong TB NST có nguồn gốc khác nhau tạo nên sự đa dạng của các tổ hợp NST dẫn đến sự đa dạng của sinh vật.

Đánh giá bài viết
1 198
Sắp xếp theo

    Giáo án Sinh học lớp 9

    Xem thêm