Giáo án môn Sinh học lớp 9 bài 39
Giáo án môn Sinh học 9
Giáo án môn Sinh học lớp 9 bài 39: Thoái hóa do tự thụ phấn và do giao phối gần bao gồm tất cả nội dung giảng dạy trong chương trình học lớp 9 với các kiến thức tổng quát, được trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.
I/ Mục tiêu:
1/ Kiến thức: Học xong bài này, HS có khả năng:
- HS trình bày được khái niệm thoái hoá giống
- Hiểu và trình bày được nguyên nhân thoái hóa của tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở ĐV, vai trò của 2 trường hợp trên trong chọn giống.
- Trình bày được phương pháp tạo dòng thuần ở cây giao phấn (cây ngô).
2/ Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng tự nghiên cứu với SGK, trao đổi theo nhóm và quan sát, phân tích để thu nhận kiến thức từ các hình vẽ.
3/ Thái độ: Giáo dục ý thức yêu thích bộ môn
II/ Phương tiện dạy học:
1/ Giáo viên: Tranh phóng to hình 34.1-3 SGK hoặc máy chiếu và phim ghi hình 34.1-3 SGK.
2/ Học sinh:
- Đọc trước bài
- Ôn lại kiến thức chương I
III/ Tiến trình dạy học:
1/ Ổn định
2/ Kiểm tra bài cũ
3/ Bài mới
Hoạt động 1: Hiện tượng thoái hoá
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
1/ Hiện tượng thoái hóa do tự thụ phấn ở cây giao phấn: - GV cho HS đọc SGK, quan sát tranh phóng to hình 43.1 SGK, thảo luận theo nhóm để thực hiện. 2/ Hiện tượng thoái hóa do giao phối gần ở động vật: - Yêu cầu HS Q/s tranh phóng to hình 34.2 SGK và nghiên cứu SGK để trả lời câu hỏi: + Giao phối gần là gì? + Hậu quả của giao phối gần? + Thoái hoá là gì? | - HS thực hiện theo yêu cầu của GV. Qua thảo luận, dưới sự chỉ đạo của GV, các nhóm nêu lên được: -Biểu hiện: Cây (ngô) tự thụ phấn sau nhiều thế hệ chiều cao cây giảm, bắp dị dạng ít hạt - HS Q/s tranh, nghiên cứu SGK, trao đổi theo nhóm và cử đại diện trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. -Giao phối giữa con cái sinh ra trong cùng một cặp bố mẹ hoặc giữa bố mẹ với con cái giao phối gần - Thế hệ con cháu sinh trưởng phát triển yếu, quái thai, dị tật bẩm sinh HS trả lời, hs khác nhận xét bổ sung |