Giáo án Sinh học 9 bài Ưu thế lai
Giáo án Sinh học lớp 9
Giáo án Sinh học 9 bài Ưu thế lai cung cấp những thông tin bổ ích về kiến thức sinh học, giúp các em hiểu định nghĩa về hiện tượng ưu thế lai, nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai.
Giáo án Sinh học 9 bài Thoái hóa do tự thụ phấn và do giao phối gần
Bài 35: ƯU THẾ LAI
A. MỤC TIÊU.
- Học sinh nắm được khái niệm ưu thế lai, cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai, lí do không dùng cơ thể lai để nhân giống.
- Nắm được các phương pháp thường dùng để tạo ưu thế lai.
- Hiểu và trình bày được khái niệm lai kinh tế và phương pháp thường dùng để tạo cơ thể lai kinh tế ở nước ta.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh phóng to H 35 SGK.
- Tranh 1 số giống động vật; bò, lợn, dê. Kết quả của phép lai kinh tế.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra câu 1, 2 SGK trang 101.
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Hiện tượng ưu thế lai
- GV cho HS quan sát H 35 phóng to và đặt câu hỏi: - So sánh cây và bắp ngô của 2 dòng tự thụ phấn với cây và bắp ngô ở cơ thể lai F1 trong H 35? - GV nhận xét ý kiến của HS và cho biết: hiện tượng trên được gọi là ưu thế lai. - Ưu thế lai là gì? Cho VD minh hoạ ưu thế lai ở động vật và thực vật? - GV cung cấp thêm 1 số VD. | - HS quan sát hình, chú ý đặc điểm: chiều cao cây, chiều dài bắp, số lượng hạt nêu được: + Cơ thể lai F1 có nhiều đặc điểm trội hơn cây bố mẹ. - HS nghiên cứu SGK, kết hợp với nội dung vừa so sánh nêu khái niệm ưu thế lai. + HS lấy VD. |
Kết luận:
- Ưu thế lai là hiện tượng cơ thể lai F1 có ưu thế hơn hẳn so với bố mẹ: Có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh, chống chịu tốt, năng suất cao hơn.
- Ưu thế lai biểu hiện rõ khi lai giữa các dòng thuần có kiểu gen khác nhau.