Hãy liệt kê 3 loại kiến thức khác nhau giúp học sinh trở thành người tự chủ và biết tự điều chỉnh
Đáp án module 2
Hãy liệt kê 3 loại kiến thức khác nhau giúp học sinh trở thành người tự chủ và biết tự điều chỉnh là câu hỏi gợi ý học tập môn Cơ sở lý luận mô đun 2 mà thầy cô cần hoàn thành, mời các bạn cùng xem hướng dẫn chi tiết.
Câu hỏi: Hãy liệt kê 3 loại kiến thức khác nhau giúp học sinh trở thành người tự chủ và biết tự điều chỉnh
Trả lời:
- Loại 1: học để làm gì
- Loại 2: học kiến thức gì
- Loại 3: học như thế nào
Phân tích:
Học để làm gì?
Như các bạn cũng nhìn thấy rõ ràng, xã hội hiện nay sử dụng bằng cấp làm thước đo năng lực mỗi người, việc không đạt được bằng cấp hay một công việc tốt vô hình chung lại thành một sự xấu hổ, ngại ngùng của nhiều gia đình. Từ thế hệ này qua thế hệ khác, chúng ta đi học như một điều hiển nhiên, đạt được thành tích cao, bằng cấp giỏi là một lẽ bắt buộc. Nhưng đã có ai thực sự hiểu rõ chúng ta học để làm gì chưa? Đây thực sự là một câu hỏi khó, đối với cả các bé đang đi học, những anh chị đang đi làm, và cả với những bậc phụ huynh ngày đêm khuyến khích con mình học giỏi.
Bản thân các bậc phụ huynh cũng luôn tự nhủ với bản thân, con mình đi học thành đạt, về sau kiếm được công việc làm tốt, có địa vị trong xã hội, như thế là hạnh phúc. Một phần vì áp lực xã hội, một phần vì sự thay đổi chóng mặt của xã hội, con người cần phải học tập và cạnh tranh mỗi ngày mới có thể thích nghi. Vì bị cuốn vào vóng xoáy đó, họ quên mất một điều đơn giản, liệu đó có phải là điều con mình mong muốn, liệu đó có phải là mục đích của việc học?
Học là để làm người
Bản chất của con người được ghép bởi hai chữ: Con và Người. Phần “con” là những thứ bản năng nhất mà chúng ta không cần học cũng tự mình biết, đói thì ăn, khát thì uống, vui thì cười, buồn thì khóc, mệt thì ngủ… Nhưng chúng ta thành “người” là vì chúng ta học. Học bò, học đi, học nói, lớn hơn là học viết, học chữ, học tính toán, học đối nhân xử thế. Chúng ta học từ gia đình, từ trường lớp, từ những người xung quanh, từ xã hội để phát triển và hoàn thiện bản thân hơn. Bằng cấp, chứng chỉ đơn giản chỉ là chứng minh chúng ta có hiểu biết về kiến thức, nhưng nếu như con người chỉ có kiến thức mà có thái độ cư xử không đúng mực vẫn chỉ là một “kẻ vô học” mà thôi. Tuy nhiên, khi chúng ta không có bằng cấp về kiến thức, có một công việc với địa vị thấp hơn, nhưng chúng ta có hành vi cư xử đúng mực, đối nhân xử thế tốt thì chúng ta vẫn nhận được sự kính trọng của mọi người xung quanh. Có thế thấy, học để làm người là mục đích cơ bản và cao cả nhất của việc học, để giúp cho mỗi cá nhân hoàn thiện hơn, phần “người’ sẽ cao hơn phần “con”.
Học là để mở mang, trau dồi và nâng cao kiến thức
Không thể phủ nhận tầm quan trọng của mục đích này được, cũng như các bậc phụ huynh luôn muốn con mình có bằng cấp, địa vị xã hội là không sai trái. Nhưng liệu có thật sự đó là điều con họ muốn, là ngành nghề mà con họ thích, là công việc mà con họ đam mê? Xã hội phát triển càng nhanh, nhu cầu mở rộng ngành nghề càng nhiều, cơ hội phát triển của mỗi người cũng lớn theo, nhưng tâm lý các vị phụ huynh luôn muốn con mình có một công việc ổn định, an toàn hơn là theo đuổi mong ước thật sự của các con. Thêm vào đó, việc chú trọng học tập khiến các bé không được trau dồi các kĩ năng mềm, kĩ năng sống cần thiết, khiến các bé ở ngoài xã hội bị lạc lõng. Cũng như nhiều bạn sinh viên chú tập trung việc học tập, đạt được bằng cấp cao, nhưng khả năng thực hành hay kĩ năng mềm cơ bản là không có, dẫn đến việc loay hoay không tìm được công việc phù hợp.
Vì thế, hãy học những điều bản thân mình muốn, bản thân mình yêu thích, xác định sớm định hướng phát triển trong tương lai, kết hợp nâng cao kiến thức cùng trau dồi các kĩ năng mềm, như thế mới là mục đích đúng đắn của việc học tập.
Học là để phát triển, khẳng định và nâng tầm giá trị bản thân
Học là quá trình tiếp thu, trau dồi và nâng cao kiến thức, với mỗi cá nhân, tùy vào mục đích mà họ sẽ quyết định được phương pháp học của bản thân. Tuy nhiên, tất cả đều hướng về một mục đích chung nhất: Khẳng định giá trị bản thân. Là cách mà họ tiếp thu kiến thức đã học mỗi ngày rồi vận dụng vào cuộc sống, vào công việc để tạo ra lợi ích cho xã hội.
Học là để hòa đồng với thế giới, chia sẻ hạnh phúc với mọi người
Học không chỉ là trau dồi, nâng cao kiến thức, học còn giúp chúng ta hoàn thiện nhân cách bản thân; học cách đối nhân xử thế giữa con người với con người; học cách cảm thông, chia sẻ với những người xung quanh; học cách quý trọng những gì bản thân mình đang có; mang nhiều niềm vui và ý đến cuộc sống của mỗi cá nhân.
Học kiến thức gì?
Làm thế nào để xác định được bản thân mình muốn học kiến thức gì? Các bạn hãy thử trả lời một số câu hỏi sau đây cùng VnDoc nhé:
- Mục đích học tập của bạn là gì? Đây là câu hỏi cơ bản và quan trọng nhất, vì nếu không có mục đích rõ ràng, bạn sẽ không hiểu rõ bạn muốn gì, cũng không xác định bạn làm như thế nào, và bạn sẽ làm mọi việc một cách vô ích, tốn kém thời gian.
- Tại sao bạn lại chọn mục đích học tập đó cho bản thân? Câu hỏi này giúp bạn xác định được độ khả thi và tính thực tế mục đích bạn đặt ra, nên tìm hiểu, phân tích rõ ràng mục đích của mình thay vì lãng phí thời gian vào những mục đích không thiết thực.
- Để đạt được mục đích đó, bạn cần học những cái gì? Việc này giúp bạn chọn lọc được những kiến thức bạn cần học để giúp bạn đạt được mục đích học tập của mình, bạn nên kham khảo ý kiến những người có kinh nghiệm đi trước.
- Bạn nên học vào lúc nào? Học tập là việc bạn dành cả một đời để làm, nên chia từng giai đoạn để học, giai đoạn trước hỗ trợ cho giai đoạn sau, không nên tập trung học quá nhiều thứ vào cùng một thời điểm, như vậy càng khiến bạn bị áp lực và quá tải, dần dần mất cảm hứng học tập.
- Bạn nên học từ ai? Tùy vào mục đích bạn đặt ra mà bạn chọn lựa “người thầy” cho bản thân mình, có thể là nhiều người, có thể là một người, nhưng bạn nên phân biệt rõ những cái cần học và những cái nên tránh xa.
- Bạn nên học ở chỗ nào? Có thể là trường lớp, công ty, doanh nghiệp, hay đơn giản là gia đình bạn.
- Bạn nên học như thế nào? Đây là câu hỏi giúp bạn xác định phương pháp học của bản thân, cái nào hiểu quả với bạn, tùy mục đích mà ta có những phương pháp học khác nhau, học lý thuyết phải đi đôi với thực hành, vừa học vừa làm sẽ giúp bạn nhớ nhanh và lâu hơn.
Học như thế nào?
Phương pháp học mà có thể giúp chúng ta ghi nhớ được đến 90% kiến thức đã được học gồm sáu bước:
1. Nghe giảng 5%
2. Đọc hiểu 10%
3. Nghe nhìn 20%
4. Thảo luận nhóm 50%
5. Thực hành thực tế: Làm bài ở nhà, ghi lại, viết cảm nhận về vấn đề mình đã học75%
6. Dạy người khác 90%.
.................
Hãy liệt kê 3 loại kiến thức khác nhau giúp học sinh trở thành người tự chủ và biết tự điều chỉnh đã được VnDoc biên soạn và trả lời chi tiết qua bài viết trên đây, giúp các thầy cô tổng hợp tài liệu, hoàn thành khóa tập huấn Module 2.
Đáp án Module 5 Tiểu học