Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lịch Sử

  • Nguyễn Linh An Lịch Sử Lớp 10
    2 2 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Gấu chó

    Chính trị nước Mĩ cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX đã:

    - Đề cao vai trò Tổng thống thông qua đại diện của một trong hai đảng thắng cử, thay phiên nhau cầm quyền - Đảng Cộng hoà và Đảng Dân chủ.

    - Sau cuộc nội chiến 1861 - 1865, đời sống chính trị của người da đen được cải thiện phần nào. Song họ vẫn bị loại ra khỏi các cơ quan chính quyền và mất quyền công dân, nạn phân biệt chủng tộc đã đẩy họ vào tình cảnh hết sức tồi tệ.

    - Mĩ đẩy mạnh việc thôn tính những đất đai rộng lớn ở miền Trung và miền Tây của thổ dân In-đi-an, mở rộng biên giới đến bờ Thái Bình Dương và bành trướng ảnh hưởng ở hầu khắp các khu vực trên thế giới.

    ⟹ Như vậy, tình hình chính trị của Mĩ cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX vẫn chưa thể ổn định được, do: Chính sách phân biệt chủng tộc của giới chính quyền và những hành động xâm chiếm mở rộng lãnh thổ của Mĩ.

    0 05/05/22
    Xem thêm 1 câu trả lời
  • Mèo Ú Lịch Sử Lớp 10
    1 3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Chanaries

    Kinh tế Mĩ cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX phát triển vượt bậc, vì:

    - Nước Mĩ có điều kiện thiên nhiên thuận lợi (đất đai rộng lớn, màu mỡ), kết hợp với phương thức canh tác hiện đại (chuyên canh, sử dụng máy móc và phân bón).

    - Có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú: mỏ vàng, mỏ dầu,…

    - Có nguồn lao động dồi dào, tay nghề cao luôn được bổ sung bởi luồng người nhập cư.

    - Tiếp thu được nhiều thành tựu khoa học - kĩ thuật mới.

    - Sự tập trung sản xuất và tư bản ở Mĩ diễn ra mạnh mẽ.

    - Mĩ lợi dụng chiến tranh giữa các nước, bán vũ khí, thu về lợi nhuận cao.

    - Nhà cầm quyền Mĩ đưa ra những chính sách phát triển kinh tế đúng đắn và phù hợp với tình hình nước Mĩ.

    0 05/05/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Nguyễn Linh An Lịch Sử Lớp 10
    3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Đinh Đinh

    Những nét lớn về tình hình chính trị nước Đức:

    - Hiến pháp 1871 quy định nước Đức là một Liên bang gồm 22 bang và 3 thành phố tự do, theo chế độ quân chủ lập hiến.

    - Trong nhà nước liên bang, Hoàng đế là người đứng đầu, có quyền hạn tối cao. Quyền lập pháp trong tay hai viện: Hội đồng Liên bang (Thượng viện) gồm đại biểu các bang và Quốc hội (Hạ viện) do bầu cử, nhiệm kì 3 năm.

    - Các bang vẫn giữ hình thức vương quốc (có vua, chính phủ và quốc hội riêng), nhưng quyền hạn bị thu hẹp.

    - Nhà nước liên bang được xây dựng trên cơ sở liên minh giữa giai cấp tư sản và quý tộc tư sản hoá, đứng đầu là Hoàng đế Vin-hem I và Thủ tướng Bi-xmác.

    - Chế độ chính trị ở Đức thời kì này thực chất là chế độ nửa chuyên chế, áp dụng sự thống trị của Phổ trên toàn nước Đức.

    - Tính chất quân phiệt hiếu chiến là đặc điểm nổi bật của chủ nghĩa đế quốc Đức.

    0 05/05/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Tiểu Thái Giám Lịch Sử Lớp 10
    3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Gấu Đi Bộ

    Sau khi đất nước thống nhất (1871), nền kinh tế Đức phát triển với tốc độ mau lẹ, vượt Pháp và gần đuổi kịp Anh.

    * Công nghiệp:

    - Trong những năm 1890 - 1900, sản lượng công nghiệp Đức tăng 163% (Anh - 49%, Pháp - 65%). Do sản xuất phát triển, việc xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp của Đức tăng rõ rệt.

    - Đến năm 1900, Đức vượt Anh về sản xuất thép. Về tổng sản lượng công nghiệp, Đức dẫn đầu châu Âu và đứng thứ hai thế giới (sau Mĩ).

    - Sự tập trung sản xuất và hình thành các tổ chức độc quyền diễn ra sớm hơn nhiều nước khác ở châu Âu. Hình thức độc quyền phổ biến ở Đức là cácten và xanhđica.

    - Những tổ chức độc quyền này gắn với các ngân hàng thành tư bản tài chính. Ngành ngân hàng cũng tập trung cao độ.
    * Nông nghiệp:

    - Cũng có những tiến bộ nhưng chậm chạp hơn do việc tiến hành cách mạng tư sản không triệt để. Phần lớn ruộng đất tập trung trong tay quý tộc và địa chủ.

    - Bên cạnh việc canh tác theo phương thức tư bản chủ nghĩa (dùng máy móc, phân hoá học, áp dụng kĩ thuật mới...), những tàn dư phong kiến vẫn được duy trì.

    0 04/05/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Song Ngư Lịch Sử Lớp 10
    2 3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Vi Emm ✔️

    * Kinh tế Anh:

    - Kinh tế chậm phát triển, Anh mất dần vị trí độc quyền công nghiệp. Nhưng vẫn đứng đầu thế giới về tài chính, xuất cảng tư bản, thương mại, hải quan và thuộc địa.

    - Anh xuất khẩu tư bản ra nước ngoài là chủ yếu, đặc biệt là các nước thuộc địa.

    * Kinh tế Pháp:

    - Công nghiệp chậm phát triển, tụt xuống hạng thứ 4 sau Mĩ.

    - Tư bản Pháp chủ yếu xuất khẩu tư bản ra bên ngoài với hình thức cho vay để lấy lãi.

    * Nhận xét chung:

    - Nhìn chung kinh tế Anh và Pháp có tốc độ phát triển chậm lại do tập chung xuất khẩu tư bản và xâm chiếm thuộc địa.

    - Có thể thấy, hai nước dần mất những vị trí hàng đầu trong một số ngành, đầu tư cho sản xuất không nhiều như các nước Mĩ, Đức và bị các nước này cạnh tranh gay gắt.

    - Anh, Pháp đã trở thành các nước "đế quốc già". Điều này dẫn tới việc nền kinh tế Anh, Pháp tuy vẫn phát triển mạnh nhưng tiềm ẩn trong đó những nguy cơ tụt hậu so với các nước tư bản "trẻ" khác.

    0 04/05/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Nai Con Lịch Sử Lớp 10
    3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Nguyễn Sumi

    * Chủ nghĩa đế quốc Anh:

    - Giai cấp thống trị Anh đẩy mạnh tốc độ xâm lược để mở rộng thuộc địa, đặc biệt ở châu Á và châu Phi.

    - Trước năm 1914, thuộc địa Anh trải khắp địa cầu, chiếm tới 1/4 diện tích lục địa và 1/4 dân số thế giới. Người ta ví nước Anh là nước “Mặt trời không bao giờ lặn”.

    - Đế quốc Anh tồn tại và phát triển dựa trên sự bóc lột một hệ thống thuộc địa rộng lớn, nằm rải rác khắp các châu lục.

    ⟹ Lênin gọi chủ nghĩa đế quốc ở Anh là “chủ nghĩa đế quốc thực dân”.

    * Chủ nghĩa đế quốc Pháp:

    - Thời kì này, ở Pháp hình thành nhiều tổ chức độc quyền dần dần chi phối nền kinh tế đất nước. Đặc điểm nổi bật của tổ chức độc quyền ở Pháp là sự tập trung ngân hàng đạt mức cao.

    - Pháp là nước đứng thứ hai về xuất khẩu tư bản (sau Anh), nhưng hình thức khác Anh ở chỗ phần lớn số vốn đem cho các nước vay với lãi suất nặng.

    ⟹ Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Pháp là "chủ nghĩa đế quốc cho vay nặng lãi"

    0 04/05/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Nấm lùn Lịch Sử Lớp 10
    3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Cô Độc

    Tình hình chính trị Pháp:

    Tháng 9/1870, Pháp thành lập nền cộng hoà thứ 3. Song phái Cộng hòa lại chia thành hai nhóm Ôn hòa và cấp tiến thay nhau cầm quyền.

    Tình hình chính trị ở Pháp thường xuyên khủng hoảng nội các.

    Vào những thập niên cuối thế kỷ XIX Pháp tăng cường chạy đua vũ trang và xâm lược thuộc địa chủ yếu là châu Á và châu Phi

    0 04/05/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Mít Lịch Sử Lớp 10
    2 3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Củ Mật

    * Công nghiệp:

    - Từ cuối thập niên 70 trở đi, nhịp độ phát triển công nghiệp ở Pháp bắt đầu chậm lại.

    - Đến cuối thế kỉ XIX, sản xuất công nghiệp của Pháp tụt xuống hàng thứ tư, sau Đức, Mĩ, Anh. Kĩ thuật lạc hậu rõ rệt so với nền công nghiệp của nhiều nước tư bản trẻ khác tuy cũng có những tiến bộ đáng kể.

    * Nông nghiệp:

    - Nông nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng, tuy nhiên sự xâm nhập của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa vào nông nghiệp ở Pháp diễn ra chậm do đất đai phân tán, manh mún.

    * Tài chính:

    - Hình thành nhiều tổ chức độc quyền dần dần chi phối nền kinh tế đất nước.

    - Tổ chức độc quyền ở Pháp có sự tập trung ngân hàng đạt mức cao và chủ yếu vốn được đem cho các nước vay với lãi xuất nặng.

    ⟹ Vì vậy, đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Pháp là chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi.

    0 04/05/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Kẻ cướp trái tim tôi Lịch Sử Lớp 10
    1 3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Điện hạ

    Tình hình chính trị nước Anh cuối thể kỉ XIX – đầu thế kỉ XX:

    Anh theo thể chế Quân chủ lập hiến ,2 Đảng thay nhau cầm quyền (Tự Do & Bảo Thủ), đều bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản.

    Tư sản Anh tăng cường mở rộng hệ thống thuộc địa, đặc biệt ở Châu Á và Châu Phi.

    0 04/05/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Nấm lùn Lịch Sử Lớp 10
    2 2 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Nguyễn Đăng Khoa

    Tình hình kinh tế Anh vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX bao gồm:

    - Từ cuối thập niên 70, Anh mất dần địa vị độc quyền công nghiệp, do vậy vai trò lũng đoạn thị trường thế giới bị giảm sút, bị Mĩ và Đức vượt qua.

    - Tuy vậy, Anh vẫn chiếm ưu thế về tài chính, xuất cảng tư bản, thương mại, hải quân và thuộc địa

    - Trong công nghiệp: nhiều công ti độc quyền xuất hiện ở hầu hết các ngành: khai thác than, dệt, thuốc lá, hóa chất, luyện kim,… đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng.

    - Trong nông nghiệp: Anh lâm vào khủng hoảng trầm trọng, phải nhập khẩu lương thực.

    3 23/04/22
    Xem thêm 1 câu trả lời
  • Nai Con Lịch Sử Lớp 10
    2 2 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Gấu Đi Bộ

    - Trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, các mâu thuẫn xã hội ngày càng trở nên sâu sắc: mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thị trường và thuộc địa, mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với các nước thuộc địa, mâu thuẫn tư sản với công nhân và nhân dân lao động,...

    - Nguyên nhân là do:

    + Sự tăng cường bóc lột của tư sản đối với giai cấp vô sản ngày càng tăng.

    + Sự khác biệt về địa vị và quyền lợi của các nước đế quốc do sự chênh lệch về sức mạnh và kinh tế.

    + Sự phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa ở các nước đế quốc làm cho nhu cầu về thị trường và nguyên liệu ngày càng tăng dẫn đến nhu cầu mở rộng xâm chiếm và tranh giành thuộc địa giữa các nước đế quốc.

    + Hiện tượng thiếu công bằng xã hội ngày càng thể hiện trầm trọng, sự chênh lệch giàu, nghèo trong xã hội ngày càng cách biệt.

    + Sự giác ngộ về chính trị của nhân dân lao động, đặc biệt của công nhân ngày một nâng cao.

    2 23/04/22
    Xem thêm 1 câu trả lời
  • Cô Linh - Tiếng Anh THCS Lịch Sử Lớp 10
    6 3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Phúc Huy

    Các nước đế quốc tăng cường xâm chiếm và tranh giành thuộc địa vì:

    Do nhu cầu về nguồn nguyên, nhiên liệu, nguồn nhân công rẻ mạt ngày càng lớn để đáp ứng nhu cầu sản xuất vì vậy các nước đế quốc tăng cường xâm chiếm và tranh giành thuộc địa.

    Các thuộc địa sẽ là thị trường tiêu thụ hàng hóa lớn của chính quốc

    Các thuộc địa sẽ là nơi cung cấp binh lính cho các cuộc chiến tranh.

    Thể hiện sức mạnh của các nước đế quốc

    2 23/04/22
    Xem thêm 2 câu trả lời