* Hoàn cảnh:
- Trong những năm sống ở Anh, C.Mác và Ăng-ghen đã liên hệ với tổ chức Đồng minh những người chính nghĩa (thành lập năm 1836, ở Pa-ri).
- Tháng 6-1847, tại đại hội của Đồng minh những người chính nghĩa họp ở Luân Đôn, theo đề nghị của Ăng-ghen, tổ chức này đổi tên thành “Đồng minh những người cộng sản”.
* Mục đích:
- “...lật đổ giai cấp tư sản, thiết lập sự thống trị của vô sản, thủ tiêu xã hội tư sản cũ”.
* Hoạt động của C.Mac:
- Năm 1842, ông làm công tác viên rồi Tổng biên tập Báo sông Ranh - một tờ báo có xu hướng dân chủ cách mạng.
- Năm 1843, ông cùng gia đình sang Pa-ri (Pháp), rồi Brúc-xen (Bỉ) và cuối cùng cư trú ở Anh.
- Ở Pa-ri, ông tiếp xúc với các nhà hoạt động cách mạng, viết sách và xuất bản tạp chí “Biên niên Pháp - Đức”. Ông nhận thấy vai trò, sứ mệnh của giai cấp vô sản giải phóng loài người khỏi áp bức bóc lột.
* Hoạt động của Ăng-ghen:
- Năm 1842, ông sang Anh và viết cuốn “Tình cảnh của giai cấp công nhân Anh”, phê phán sự bóc lột của giai cấp tư sản, thấy được vai trò của giai cấp công nhân.
- Từ năm 1844 đến năm 1847, C.Mác và Ăng-ghen cho ra đời những tác phẩm về triết học, kinh tế - chính trị học và chủ nghĩa xã hội khoa học, đặt cơ sở hình thành học thuyết Mác.
Tích cực:
- Nhận thức được những mặt hạn chế của xã hội tư bản, mong muốn xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn.
- Phê phán sâu sắc xã hội tư bản, có ý thức bảo vệ quyền lợi cho giai cấp công nhân.
- Là một trào lưu tư tưởng tiến bộ có tác dụng cổ vũ người lao động và là một trong những tiền đề cho học thuyết Mác sau này.
* Hạn chế:
- Không phát hiện được những quy luật phát triển của chế độ tư bản.
- Không nhìn thấy lực lượng xã hội có khả năng xây dựng xã hội mới là giai cấp công nhân nên các kế hoạch đề ra đều không thực hiện được.
Qua những cuộc khởi nghĩa của công nhân ở Anh, Pháp, Đức nửa đầu thế kỉ XIX, ta nhận thấy, phong trào công nhân thời đó có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Cụ thể là
Về ưu điểm:
Các cuộc đấu tranh thể hiện được ý thức đấu tranh chống áp bức bóc lột của giai cấp công nhân.
Đánh dấu sự trưởng thành của giai cấp công nhân: từ đấu tranh kinh tế dần dần chuyển sang đấu tranh chính trị.
Tạo điều kiện quan trọng cho sự ra đời của lí luận khoa học sau này.
Về hạn chế:
Tất cả các cuộc đấu tranh cuối cùng bị thất bại vì thiếu sự lãnh đạo đúng đắn và chưa có đường lối chính trị rõ ràng.
Vẫn còn nặng nề đấu tranh kinh tế, đòi quyền lợi trước mắt.
- Chủ nghĩa tư bản ra đời và phát triển, xã hội ngày càng phân chia thành hai lực lượng lớn, đối lập nhau về quyền lợi: Giai cấp tư sản và giai cấp vô sản.
- Đội ngũ vô sản bắt nguồn từ những nông dân mất đất, phải rời bỏ quê hương ra thành thị tìm đường sinh sống, làm thuê trong các công xưởng, nhà máy. Nhiều thợ thủ công ở thành thị bị phá sản cũng trở thành công nhân.
- Do hệ quả của cách mạng công nghiệp, giai cấp vô sản ra đời nửa cuối thế kỉ XVIII, trước tiên ở Anh, đến giữa thế kỉ XIX dần dần hình thành và lớn mạnh trên phạm vi toàn thế giới.
- Nội dung tư tưởng của chủ nghĩa xã hội không tưởng: mong muốn xây dựng một chế độ xã hội tốt đẹp hơn không có tư hữu, không có bóc lột.
- Đại biểu xuất sắc là Xanh Xi-mông, Sác-lơ Phu-ri-ê và Rô-be Ô-oen.
+ Xanh xi-mông: Ông kịch liệt phê phán chế độ áp bức bóc lột, kêu gọi xây dựng một xã hội công bằng, trong đó mọi người được thỏa mãn về vật chất và tinh thần.
+ S.Phu-ri-ê: Ông phê phán xã hội tư bản một cách sâu sắc, đề ra kế hoạch cải tạo xã hội bằng việc lập ra những đơn vị lao động, trong đó mọi người lao động có kế hoạch, có thời gian nghỉ ngơi.
+ R.Ô-oen: Ông tổ chức một số công xưởng kiểu mẫu ở Anh, ở Mĩ, trong đó công nhân chỉ làm việc 10 giờ rưỡi một ngày, được trả lương cao và được hưởng phúc lợi tập thể. Ông cũng chủ trương đi đến xã hội chủ nghĩa bằng cách tuyên truyền, thuyết phục và nêu gương.
Những cuộc đấu tranh của công nhân Anh, Pháp, Đức hồi nửa đầu thế kỉ XIX phản ánh những điểm dưới đây:
- Sự lớn mạnh và trưởng thành của giai cấp công nhân.
- Ý thức đấu tranh giai cấp ngày càng cao: Lúc đầu chủ yếu đòi quyền lợi về kinh tế, sau đó còn đòi quyền lợi về chính trị.
- Tinh thần đoàn kết dần được hình thành và phát triển.
- Phong trào đấu tranh của công nhân ngày càng có tổ chức và có sự liên kết với nhau.
- Những cuộc đấu tranh đều thất bại do thiếu sự lãnh đạo đúng đắn và chưa có đường lối chính trị rõ ràng.
⇒ Tạo điều kiện cho sự ra đời của lý luận khoa học sau này.
* Những hình thức đấu tranh đầu tiên:
- Ban đầu là đấu tranh với hình thức đập phá máy móc, đốt công xưởng. Hình thức đấu tranh tự phát của giai cấp vô sản.
- Sau đó, chuyển qua hình thức bãi công đòi tăng lương, giảm giờ làm và thành lập các nghiệp đoàn.
* Ý nghĩa:
- Thể hiện tinh thần đấu tranh chống áp bức, bóc lột của công nhân, biểu hiện rõ nét của quy luật có áp bức sẽ có đấu tranh.
- Tuy nhiên, nó còn hạn chế do trình độ và nhận thức của công nhân.
- Trong các công xưởng tư bản, công nhân phải làm hết sức vất vả nhưng chỉ nhận được đồng lương chết đói.
Ví dụ ở Anh:
+ Mỗi ngày công nhân trong các xưởng dệt phải lao động 14 đến 15 giờ, thậm chí 18 giờ.
+ Điều kiện làm việc rất tồi tệ bởi môi trường luôn ẩm thấp, nóng nực, bụi bông phủ đầy những căn phòng chật hẹp.
+ Tiền lương của công nhân rất thấp, lương của phụ nữ và trẻ em còn rẻ mạt hơn.
- Việc sử dụng máy móc nhiều luôn đặt công nhân trong cảnh đe dọa bị mất việc làm.
* Tình hình kinh tế:
- Trong những năm 1865 - 1894, Mĩ từ hàng thứ tư vươn lên hàng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp.
- Nông nghiệp Mĩ cũng đạt được những thành tựu đáng kể, trở thành vựa lúa và nơi cung cấp thực phẩm cho châu Âu.
- Quá trình tập trung sản xuất và tư bản của Mĩ diễn ra mạnh mẽ. Các nhà tư bản lớn liên minh với nhau thành những tơrớt khổng lồ.
* Tình hình chính trị:
- Đề cao vai trò Tổng thống thông qua đại diện của một trong hai đảng thắng cử, thay phiên nhau cầm quyền - Đảng Cộng hoà và Đảng Dân chủ.
- Sau cuộc nội chiến 1861 - 1865, đời sống chính trị của người da đen được cải thiện phần nào. Song họ vẫn bị loại ra khỏi các cơ quan chính quyền và mất quyền công dân, nạn phân biệt chủng tộc đã đẩy họ vào tình cảnh hết sức tồi tệ.
- Mĩ đẩy mạnh việc thôn tính những đất đai rộng lớn ở miền Trung và miền Tây của thổ dân In-đi-an, mở rộng biên giới đến bờ Thái Bình Dương và bành trướng ảnh hưởng ở hầu khắp các khu vực trên thế giới.
* Tình hình kinh tế:
- Sau khi đất nước thống nhất (1871), nền kinh tế Đức phát triển với tốc độ mau lẹ, vượt Pháp và gần đuổi kịp Anh.
- Năm 1900, Đức vượt Anh về sản xuất thép. Về tổng sản lượng công nghiệp, Đức dẫn đầu châu Âu và đứng thứ hai thế giới (sau Mĩ).
- Điểm nổi bật của quá trình phát triển công nghiệp Đức bấy giờ là sự tập trung sản xuất và hình thành các tổ chức độc quyền diễn ra sớm hơn nhiều nước khác ở châu Âu. Hình thức độc quyền phổ biến ở Đức là cácten và xanhđica.
* Tình hình chính trị:
- Hiến pháp 1871 quy định nước Đức là một Liên bang gồm 22 bang và 3 thành phố tự do, theo chế độ quân chủ lập hiến.
- Các bang vẫn giữ hình thức vương quốc (có vua, chính phủ và quốc hội riêng), nhưng quyền hạn bị thu hẹp.
- Nhà nước liên bang được xây dựng trên cơ sở liên minh giữa giai cấp tư sản và quý tộc tư sản hoá, đứng đầu là Hoàng đế Vin-hem I và Thủ tướng Bi-xmác.
- Chế độ chính trị ở Đức thời kì này thực chất là chế độ nửa chuyên chế, áp dụng sự thống trị của Phổ trên toàn nước Đức.
- Tính chất quân phiệt hiếu chiến là đặc điểm nổi bật của chủ nghĩa đế quốc Đức.