- Các ngày nghỉ lễ theo âm lịch ở Việt Nam:
+ Tết Nguyên Đán;
+ Giỗ tổ Hùng Vương (10/3).
- Các ngày nghỉ lễ theo dương lịch ở Việt Nam:
+ Tết Dương lịch (1/1);
+ Ngày Giải phóng (30/4);
+ Quốc tế lao động (1/5);
+ Quốc khánh (2/9).
Lịch chính thức của thế giới hiện nay dựa vào cách tính thời gian của dương lịch, gọi là Công lịch. Công lịch lấy năm 1 là năm tương truyền chúa Giê-su ra đời làm năm đầu tiên của Công nguyên.
+ Trước công nguyên: là năm trước năm đầu tiên của Công nguyên.
+ Công nguyên: là năm từ sau năm 1.
+ 1 Thập kỉ: là 10 năm.
+ 1 Thế kỉ : là 100 năm.
+ 1 Thiên niên kỉ:là 1000 năm.
- Gốc tích nghĩa là cội nguồn, tổ tiên, quê hương, cội nguồn.
- Ý nghĩa câu thơ Bác muốn thế hệ tương lai cần phải học, phải hiểu, phải biết cho tường tận, cụ thể gốc tích lịch sử nước nhà Việt Nam. Biết sử ta” không phải chỉ đơn thuần là ghi nhớ một số sự kiện, một vài chiến công nói lên tiến trình đi lên của dân tộc hay ghi nhớ công lao của một số người làm nên sự nghiệp to lớn đó, mà còn phải biết tìm hiểu “cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”, tiếp nhận những nét đẹp của đạo đức, của đạo lý làm người Việt Nam. Vì chính đó là gốc của mọi sự nghiệp lớn hay nhỏ của dân tộc, không phải chỉ ở thời xưa mà ở cả ngày nay và mai sau.
Em không đồng ý với ý kiến đó. Bởi lịch sử là những gì đã qua nhưng học lịch sử là cách để chúng ta biết và nhớ về quê hương, cội nguồn, hiểu được ông cha ta đã lao động, sáng tạo, đấu tranh như thế nào để có được đất nước ngày nay đồng thời đúc rút được những kinh nghiệm quý báu của ông cha.
1. Sơn Tinh, Thủy Tinh: nói về nạn mưa lũ của dân ta
2. Bánh chưng, bánh dày: nói về trời, đất
3. Con Rồng cháu tiên: nói về nguồn gốc của dân tộc VN ta
4. Thánh Gióng: nói về anh hùng
5. Sự tích Hồ Gươm: nói về nguồn gốc,lịch sử của Hồ Gươm
- Tư liệu truyền miệng gồm nhiều thể loại như truyền thuyết, thần thoại, ca dao, dân ca, được truyền từ đời này sang đời khác. Trong gia đoạn chưa viết, tư liệu truyền miệng là một nguồn thông tin để tìm hiểu lịch sử.
- Tư liệu chữ viết bao gồm các bản khắc trên xương, mai rùa, vỏ cây, bản chép tay hay in trên giấy, ghi chép đầy đủ mọi mặt đời sống con người và các sự kiện lịch sử xảy ra.
- Tư liệu hiện vật là những dấu tích người xưa còn giữ được trong lòng đất hay trên mặt các công trình kiến trúc,các tác phẩm nghệ thuật, đồ gốm,… Tư liệu hiện vật không chỉ bằng chứng giúp chúng ta tìm hiểu và dựng lại lịch sử mà còn được sử dụng để kiểm chứng tư liệu chữ viết.
Em đồng ý: Lịch sử cho ta biết về quá khứ của một dân tộc, nền văn hóa và truyền thống của một dân tộc, chủ quyền của đất nước. Qua đó nhắc nhở ta hãy nhớ về quá khứ của dân tộc mình, phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc và hơn hết nhắc nhở ta đấu tranh bảo vệ đất nước.
Lịch sử còn để đúc kết những bài học kinh nghiệm về sự thành công và thất bại của quá khứ để phục vụ hiện tại và xây dựng cuộc sống mới trong tương lai
* Tính chất:
- Là cuộc cách mạng dân chủ tư sản đầu tiên do giai cấp vô sản lãnh đạo trong thời kì đế quốc chủ nghĩa.
* Ý nghĩa:
- Cách mạng đã phát động các giai cấp bị bóc lột và các dân tộc bị áp bức trong đế quốc Nga đứng lên đấu tranh làm lung lay chế độ Nga hoàng.
- Cuộc cách mạng Nga đã dấy lên một cao trào đấu tranh của giai cấp vô sản các nước đế quốc và thúc đẩy sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước phương Đông đầu thế kỉ XX.
* Tham gia phong trào công nhân và thành lập chính đảng vô sản:
- Năm 1895, Lê-nin thống nhất các nhóm mácxít ở Xanh Pê-téc-bua thành một tổ chức chính trị, lấy tên là Liên hiệp đấu tranh giải phóng giai cấp công nhân. Đó là mầm mống của Đảng mácxít cách mạng.
- Năm 1898, tại Min-xco, Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga tuyên bố thành lập nhưng không hoạt động
- Năm 1903, Đại hội đảng công nhân xã hội dân chủ Nga được triệu tập ở Luân Đôn dưới sự chủ trì của Lê-nin để bàn về cương lĩnh và điều lệ Đảng.
* Đấu tranh bảo vệ học thuyết Mác:
- Năm 1900, Lê-nin cùng các đồng chí của mình xuất bản báo "Tia lửa" nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác trong phong trào công nhân Nga.
- Lê-nin viết nhiều tác phẩm quan trọng nhằm phê phán sâu sắc những quan điểm của chủ nghĩa cơ hội, đồng thời khẳng định vai trò của giai cấp công nhân và Đảng tiên phong của lực lượng này; nhấn mạnh tầm quan trọng của đấu tranh chính trị trong sự nghiệp giải phóng người lao động.
Diễn biến chính của Cách mạng 1905 - 1907 ở Nga:
- Ngày 9-1-1905, 14 vạn công nhân Xanh Pê-téc-bua và gia đình tiến đến Cung điện Mùa Đông để thỉnh cầu Nga hoàng cải thiện đời sống nhưng bi đàn áp. Công nhân dựng chiến lũy chiến đấu.
- Mùa hè năm 1905, phong trào cách mạng lan rộng, lôi cuốn cả binh lính và nông dân.
- Lễ kỉ niệm ngày 1-5-1905 biến thành cuộc biểu dương tình đoàn kết của công nhân toàn Nga. Tinh thần cách mạng lan đến cả quân đội.
- Mùa thu 1905, phong trào cách mạng tiếp tục dâng cao với nhiều cuộc bãi công chính trị của quần chúng làm ngưng trị mọi hoạt động kinh tế và giao thông.
- Tại Mat-xcơ-va, tháng 12-1905 cuộc tổng bãi công biến thành khởi nghĩa vũ trang nhưng thất bại.
- Phong trào xuống dần và kết thúc vào năm 1907.