Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII:
* Đối với nước Pháp:
- Lật đổ chính quyền quân chủ chuyên chế, thủ tiêu mọi tàn dư phong kiến.
- Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.
- Những cản trở đối với công thương nghiệp bị xóa bỏ, thị trường dân tộc thống nhất được hình thành.
* Đối với thế giới:
- Chế độ phong kiến bị lung lay ở khắp châu Âu.
- Mở ra một thời đại mới, thời đại thắng lợi và củng cố của chủ nghĩa tư bản trên thế giới.
Các giai đoạn | Nội dung | Sự kiện chính |
Từ 14/7/1789 đến 10/8/1792 | Cách mạng bùng nổ và phát triển | Khởi nghĩa của nhân dân Pari phá ngục Baxti 8/1789, thông qua bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền. 9/1791, Hiến pháp được thông qua, xác lập chế độ quân chủ lập hiến. |
Từ 10/8/1792 đến 2/6/1793 | Bước đầu của nền cộng hòa | Khởi nghĩa của nhân dân Pari lật đổ nền quân chủ lập hiến, thiết lập chế độ Cộng hòa Vua Lu-i XVI bị tử hình |
Từ 2/6/1793 đến 27/7/1794 | Chuyên chính dân chủ cách mạng Gia –cô-bin. Đỉnh cao của cách mạng | Phái Giacobin thực hiến nhiều chính sách tiến bộ Thiết lập nền dân chủ cách mạng, trừng trị bọn phản cách mạng. Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nhân dân Ban hành tổng động viên. Đẩy lùi nạn ngoại xâm |
Từ 27/7/1794 đến 9/11/1799 | Thoái trào cách mạng | Đảo chính phản cách mạng, phái Gia-cô-banh bị lật đổ Đảo chính của Na-pô-lê-ông, chế độ độc tài quân sự được thiết lập |
Thời kì chuyên chính Gia-cô-banh là đỉnh cao của Cách mạng tư sản Pháp vì:
Trước những khó khăn, thử thách nghiêm trọng. Chính quyền Gia –cô-banh đã đưa ra những biện pháp kịp thời và hiệu quả. Đó là giải quyết ruộng đất cho nông dân, vấn đề tiền lương cho công nhân. Bên cạnh đó thông qua hiến pháp mới, mở rộng tự do dân chỉ. Để chống giặc, phái Gia – cô- banh đã ban hành sắc lệnh “tổng động viên” kêu gọi nhân dân đoàn kết đánh giặc. Đồng thời xóa nạn đầu cơ tích trữ lương thực, thực phẩm…
Nhờ các chính sách của mình, phái Gia-co-banh đã dập tắt được các cuộc nổi loạn, đuổi quân xâm lược ra khỏi biên giới. Hoàn thành các nhiệm vụ dân tộc và dân chủ. Cách mạng đạt đến đỉnh cao.
Cách mạng tư sản Pháp nổ ra trong hoàn cảnh:
- Những mâu thuẫn về kinh tế, chính trị, xã hội trong lòng chế độ phong kiến Pháp ngày càng gay gắt, trong đó bao trùm là mâu thuẫn giữa đẳng cấp thứ ba (muốn xóa bỏ chế độ phong kiến) với hai đẳng cấp Tăng lữ và Quý tộc (muốn duy trì chế độ phong kiến).
- Sự khủng hoảng của nền tài chính quốc gia buộc Lu-i XVI phải triệu tập Hội nghị ba đẳng cấp ngày 5-5-1789 tại cung điện Vec-xai để đề xuất vấn đề vay tiền và ban hành thuế mới.
- Bất bình trước hành động của nhà vua, 14-7-1789, nhân dân Pa-ri tấn công ngục Ba-xti - biểu tượng của chế độ phong kiến. Cách mạng Pháp bùng nổ.
- Sau đảo chính, Uỷ ban Đốc chính ra đời đã thủ tiêu mọi thành quả của cách mạng.
+ Luật giá tối đa bị bãi bỏ, quyền tự do dân chủ bị hạn chế.
+ Những người cách mạng bị khủng bố, các câu lạc bộ chính trị bị đóng cửa,…
- Dưới chế độ Đốc chính, nước Pháp luôn trong tình trạng bị xáo động và ngày càng khó khăn.
- Tháng 11-1799, Cuộc đảo chính lật đổ chế độ đốc chính, đưa Na-pô-lê-ông lên nắm quyền, xây dựng chế độ độc tài.
- Sau nhiều năm chiến tranh, Đế chế I của Na-pô-lê-ông bị suy yếu, thất bại (1815). Chế độ quân chủ ở Pháp được phục hồi.
Những biện pháp của chính quyền Gia cô banh trong cuộc đấu tranh chống thù trong giặc ngoài là:
Tịch thu ruộng đất của quý tộc phong kiến chia thành nhiều mảnh nhỏ, bán theo phương thức trả góp trong 10 năm.
Tháng 6/1793, tuyên bố chế độ cộng hòa, ban bố quyền dân chủ rộng rãi.
Mọi sự bất bình đẳng về đẳng cấp bị xóa bỏ.
Ngày 23/8/1793 huy động sức mạnh toàn dân chống thù trong giặc ngoài thông qua sắc lệnh “tổng động viên toàn quốc”.
Ban hành luật tối đa đối với lương thực, thực phẩm để chống nạn đầu cơ tích trữ, đồng thời ban hành luật về mức lương tối đa của công nhân.
- Đầu năm 1793, nước Pháp đứng trước những thử thách nặng nề.
+ Trong nước, phản động nổi dậy, đời sống nhân dân khó khăn.
+ Bên ngoài, liên minh phong kiến châu Âu đe dọa cách mạng.
- Phái Gi-rông-đanh không muốn đưa cách mạng tiến xa hơn, làm thiệt hại đến quyền lợi của tư sản.
- Ngày 31-5-1793, hưởng ứng lời kêu gọi của Ủy ban khởi nghĩa, quần chúng cách mạng ở Pari đã kéo đến vây trụ ở Quốc hội. Ngày 2-6, nhiều đại biểu của Gi-rông-đanh bị bắt. Chính quyền chuyển sang tay phái Gia-cô-banh.
- Mặc dù phái Lập hiến ban hành nhiều chính sách tiến bộ nhưng cuộc sống của nhân dân lao động vẫn chưa được cải thiện: ruộng đất được bán cho nông dân với giá cao nên họ không có khả năng mua, công nhân vẫn đấu tranh đòi tăng lương, giảm giờ làm.
- Phái Lập hiến ban hành đạo luật cấm công nhân hội họp, bãi công,... làm tăng sự bất mãn trong quân chúng nhân dân.
- Tháng 4-1792, chiến tranh giữa Pháp với liên quân phong kiến Áo - Phổ bùng nổ, đe dọa thành quả cách mạng.
- Phái đại tư sản đứng đầu là nền quân chủ lập hiến tìm mọi cách cấu kết với lực lượng phản động trong và ngoài nước chống phá cách mạng.
⟹ Vì vậy quần chúng nhân dân phải tiếp tục nổi dậy.
Những việc làm của phái Lập hiến sau khi lên cầm quyền bao gồm:
- Tháng 8-1789, thông qua bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền với khẩu hiệu “Tự do - Bình đẳng - Bác ái”.
- Ban hành nhiều chính sách khuyến khích công thương nghiệp phát triển như:
+ Bãi bỏ quy chế phường hội.
+ Cho phép tự do buôn bán.
+ Tổ chức hành chính theo quy chế mới.
- Tháng 9-1791, thông qua Hiến pháp, xác lập quyền thống trị của giai cấp tư sản dưới hình thức quân chủ lập hiến.
Bối cảnh bùng nổ Cách mạng Pháp:
- Những mâu thuẫn về kinh tế, chính trị, xã hội trong lòng chế độ phong kiến Pháp ngày càng gay gắt, trong đó bao trùm là mâu thuẫn giữa đẳng cấp thứ ba (muốn xóa bỏ chế độ phong kiến) với hai đẳng cấp Tăng lữ và Quý tộc (muốn duy trì chế độ phong kiến).
- Sự khủng hoảng của nền tài chính quốc gia buộc Lu-i XVI phải triệu tập Hội nghị ba đẳng cấp ngày 5-5-1789 tại cung điện Vec-xai để đề xuất vấn đề vay tiền và ban hành thuế mới.
- Bất bình trước hành động của nhà vua, 14-7-1789, nhân dân Pa-ri tấn công ngục Ba-xti - biểu tượng của chế độ phong kiến. Cách mạng Pháp bùng nổ.
Những nhà tư tưởng tiến bộ Pháp đã có vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị cho cách mạng:
- Những tư tưởng tiến bộ phê phán những quan điểm lỗi thời, giáo lý lạc hậu, mở đường cho xã hội phát triển
- Tấn công vào hệ tư tưởng của chế độ phong kiến, dọn đường cho cách mạng xã hội bùng nổ.
- Định hướng cho một xã hội mới trong tương lai.
Tình hình nước Pháp trước cách mạng:
* Kinh tế:
- Cuối thế kỉ XVIII, Pháp vẫn là một nước nông nghiệp.
- Nông nghiệp: lạc hậu.
+ Công cụ và phương thức canh tác lạc hậu, kém phát triển, năng suất thấp.
+ Nạn mất mùa, đói kém thường xuyên diễn ra,...
- Công, thương nghiệp: phát triển.
+ Máy móc sử dụng ngày càng nhiều, đặc biệt trong công nghiệp dệt, khai mỏ, luyện kim,...
+ Việc giao lưu buôn bán với bên ngoài được mở rộng.
* Xã hội:
- Xã hội Pháp chia làm 3 đẳng cấp:
+ Hai đẳng cấp đầu: Tăng lữ, Quý tộc. Chiếm số ít trong cư dân, nhưng được hưởng mọi đặc quyền, đặc lợi.
+ Đẳng cấp thứ ba: gồm nông dân, tư sản, bình dân thành thị. Họ phải chịu mọi thứ thuế và nghĩa vụ, không có quyền lợi về chính trị và lệ thuộc vào những đẳng cấp có đặc quyền.
- Mẫu thuẫn xã hội Pháp trở nên gay gắt trong đó mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Pháp lúc này là: đẳng cấp thứ ba (muốn xóa bỏ chế độ phong kiến) với hai đẳng cấp Tăng lữ và Quý tộc (muốn duy trì chế độ phong kiến).
- Nước Pháp lâm vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc, báo hiệu một cuộc cách mạng đang đến gần.