Nét mới trong truyền thống yêu nước của dân tộc ta là:
Yêu nước gắn liền với thương dân
Yêu nước không chỉ chống ngoại xâm bảo vệ tổ quốc mà còn phải ra sức xây dựng và phát triển kinh tế.
Yêu nước không chỉ dành riêng cho một người, một địa phương hay một nhóm người, một giai cấp mà là cho sự nghiệp của tất cả các tộc người sống trên đất nước Việt Nam. Vì vậy là phải đoàn kết dân tộc.
Lòng yêu nước bắt nguồn từ những tình cảm đơn giản, trong một không gian nhỏ hẹp như: Tình yêu gia đình, yêu quê hương nơi chôn nhau cắt rốn, nơi mình sinh sống gắn bó (Đó là những tình cảm gắn với địa phương).
Từ khi hình thành quốc gia dân tộc Việt: Văn Lang -Âu Lạc những tình cảm gắn bó mang tính địa phương phát triển thành tình cảm rộng lớn-lòng yêu nước.
Ở thời kỳ Bắc thuộc lòng yêu nước biểu hiện rõ nét hơn. Tình yêu nước thể hiện qua ý thức bảo vệ những di sản văn hóa của dân tộc. Lòng tự hào về những chiến công, tôn kính các vị anh hùng chống đô hộ (Lập đền thờ ở nhiều nơi).
=> Lòng yêu nước được nâng cao và khắc sâu hơn để từ đó hình thành truyền thống yêu nước Việt Nam.
Lòng yêu nước trong chiến đấu chống ngoại xâm của nhân dân ta bao gồm:
- Đoàn kết đấu tranh chống ngoại xâm.
- Biết ơn các vị anh hùng có công với nước.
- Căm thù giặc, ý chí quyết tâm đấu tranh chống xâm lược để giành và giữ gìn độc lập.
- Phát triển kinh tế để phục vụ cuộc công cuộc kháng chiến.
- Yêu nước thương dân của giai cấp thống trị.
- Kháng chiến chống Tống lần 1 (981)
- Kháng chiến chống Tống lần 2 (1075 - 1077)
- 3 lần kháng chiến chống Mông - Nguyên (1258, 1285, 1287 - 1288)
- Khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427)
- Kháng chiến chống Xiêm (1785)
- Kháng chiến chống Thanh (1789)
Yêu nước gắn liền với thương dân do:
- Nguyễn Trãi đã từng tâm niệm: "Đẩy thuyền là dân, lật thuyền cũng là dân", Bác Hồ cũng nói: "Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong".
Như vậy, ta thấy được sự quan trọng của quần chúng nhân dân thời chiến tranh, nhân dân là lực lượng nòng cốt cho cuộc kháng chiến.
- Có dân mới gây dựng nên nước, có nước mới tạo ra dân.
⟹ Yêu nước cũng chính là thương dân.
Nước ta bị bọn thực dân phương Bắc đô hộ nghìn năm. Do đó, đây là thời kì đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra quyết liệt, liên tục và bền bỉ. Đó là cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40), Bà Triệu (năm 248), Lí Bí (năm 542), Lý Tự Kiên, Đinh Kiến (năm 687), Mai Thúc Loan (năm 722), Phùng Hưng (năm 766), ..
Năm 938, Ngô Quyền chiến thắng oanh liệt quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, mở ra kỉ nghỉ nguyên mới, đưa nước ta bước vào thời kì độc lập, xây dựng và bảo vệ quốc gia phong kiến độc lập.
Các thành tựu văn học, nghệ thuật của nước ta qua các thời kì:
Văn học:
Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV: Ban đầu văn học mang nặng tư tưởng Phật giáo. Hàng loạt bài thơ, hịch, phú nổi tiếng: Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ, Bạch Đằng giang phú, Bình Ngô đại cáo,...
Đến thế kỉ XVI văn học chữ Nôm xuất hiện và ngày càng phát triển với nhiều tên tuối nổi tiếng: Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Du,....
Văn học dân gian phát triển và đạt nhiều thành tựu
Nghệ thuật:
Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc: Chùa Một Cột, Tháp Phổ Minh, chùa Phật Tích, chùa Dâu, chùa Tây Phương, Các vị La hán chùa Tây Phương, chùa Thiên Mụ, Tháp Chăm....
Nghệ thuật sân khấu: tuồng, chèo
Nghệ thuật dân gian: các cảnh sinh hoạt thường ngày trên vì kèo các đình, chùa, các làn điệu nghệ thuật dân gian như quan họ, hò, vè, si , lươn,....
Tên và sự nghiệp một số anh hùng dân tộc trong sự nghiệp giữ nước:
Ngô Quyền: Lãnh đạo nhân dân trừng trị tên phản bộ Kiều Công Tiễn, đap tan âm mưu xâm lược của quân Nam Hán với chiến thắng Bạch Đằng năm 938, mở ra kỉ nguyên độc lập, tự chủ cho dân tộc.
Đinh Bộ Lĩnh: Dẹp loạn 12 sứ quân thống nhất đất nước, lên ngôi Hoàng đế đặt tên nước là Đại Cồ Việt
Lê Hoàn: Đập tan cuộc xâm lược của nhà Tống lần 1
Lý Thường Kiệt: Lãnh đạo nhân dân giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Tống lần 2
Trần Hưng Đạo: Tổng chỉ huy quân đôi, lãnh đạo nhân dân trong cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên lần 2 và 3.
Lê Lợi: Lãnh đạo nhân dân trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, lật đổ ách thống trị của nhà Minh. Thành lập nhà Lê sơ
Nguyễn Huệ: Lãnh đao khởi nghĩa nông dân Tây Sơn , cùng nhân dân đánh tan 5 vạn quân Xiêm và 29 vạn quân Thanh.