Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lịch Sử

  • Trang Nguyễn Lịch Sử Lớp 10
    3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Tiểu Thư

    Kết quả và ý nghĩa của cuộc chiến tranh giành độc lập:

    Kết quả:

    Tháng 9-1783 ký kết hoà ước Versailles, Anh công nhận nền độc lập cho 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ.

    Năm 1787 Mỹ thông qua Hiến pháp, Mỹ là nước cộng hoà liên bang.

    Năm 1789, Oa –sinh-tơn được bầu làm tổng thống đầu tiên của nước Mĩ.

    Ý nghĩa:

    Giải phóng Bắc Mỹ khỏi sự thống trị của thực dân Anh, mở đường cho CNTB phát triển ở Bắc Mỹ.

    Cổ vũ tinh thần chống phong kiến ở Châu Âu và phong trào GPDT ở Mỹ latinh.

    Mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Mĩ phát triển.

    0 19/04/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Trần Thanh Lịch Sử Lớp 10
    1 2 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Anh da đen

    * Diễn biến chính:

    - Tháng 12-1773: Nhân dân cảng Bô-xton tấn công 3 tàu chở chè của Anh.

    - Đầu tháng 9-1774, Đại hội lục địa lần thứ nhất được triệu tập ở Phi-la-đen-phi-a .

    - Tháng 4-1775, chiến tranh giữa các thuộc địa với chính quốc bùng nổ.

    - Nghĩa quân đã chiến đấu rất dũng cảm, song do lực lượng yếu và tổ chức kém nên không thắng nổi đội quân chính quy của vua Anh.

    - Tháng 5-1775, Đại hội lục địa lần thứ hai được triệu tập, thành lập "Quân đội thuộc địa” do Gioóc-giơ Oa-sinh-tơn làm tổng chỉ huy.

    - Cuộc đấu tranh giành độc lập không ngừng phát triển. Các thuộc địa lần lượt tuyên bố tách khỏi nước Anh.

    - Ngày 4-7-1776, Thông qua bản Tuyên ngôn Độc lập, Hợp chúng quốc Mĩ ra đời.

    - Ngày 17-10-1777: Quân khởi nghĩa thắng lớn ở Xa-ra-tô-ga, tạo nên bước ngoặt của cuộc chiến tranh.

    - Năm 1781, Chiến thắng I-ooc-tao, chiến tranh kết thúc.

    - Năm 1783, Anh kí hiệp ước Vec-xai chính thức công nhận nền độc lập của 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ.

    0 19/04/22
    Xem thêm 1 câu trả lời
  • Cô Ngọc Anh - Văn lớp 6, 7 Lịch Sử Lớp 10
    3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Kẹo Ngọt

    Những yếu tố giúp nghĩa quân Bắc Mĩ chiến thắng quân Anh bao gồm:

    - Sự chỉ huy tài tình của Oa-sinh-tơn

    - Sự ủng hộ của nhân dân

    - Biết dựa vào địa thế hiểm trở ở Bắc Mĩ để phát huy lối đánh du kích

    - Cuộc chiến đấu của nhân dân Bắc Mĩ được các tầng lớp nhân dân tiến bộ Pháp và nhân dân tiến bộ châu Âu nói chung ủng hộ.

    0 19/04/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Vi Emm ✔️ Lịch Sử Lớp 10
    1 3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Thư Anh Lê

    Những điểm tiến bộ và hạn chế của tuyên ngôn độc lập năm 1776 là:

    Điểm tiến bộ:

    Bản tuyên ngôn đã chính thức công bố trước toàn nhân loại về quyền con người và quyền công dân.

    Đề cao các nguyên tắc về chủ quyền của nhân dân.

    Điểm hạn chế:

    Bản tuyên ngôn vẫn chữ xóa bỏ chế độ nô lệ

    Công dân và nhân dân lao động vẫn bị bóc lột

    0 19/04/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • vinh(ny ngân) Lịch Sử Lớp 10
    1 3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Chàng phi công

    * Hoàn cảnh thành lập nước Mĩ:

    - Tháng 5/1775, Đại hội lục địa lần thứ hai được triệu tập, quyết định thành lập “Quân đội thuộc địa”, bổ nhiệm Oa-sinh-tơn làm tổng chỉ huy, đồng thời kêu gọi nhân dân tự nguyện đóng góp xây dựng quân đội.

    - Cuộc đấu tranh giành độc lập không ngừng phát triển. Các thuộc địa lần lượt tuyên bố tách khỏi Anh.

    - Ngày 4/7/1776, Đại hội thông qua bản Tuyên ngôn độc lập chính thức tuyên bố 13 thuộc địa thoát ly khỏi Anh, thành lập một quốc gia độc lập - Hợp chúng quốc Mĩ.

    - Tuy nhiên, cuộc chiến tranh giành độc lập của nhân dân thuộc địa vẫn còn phải tiếp diễn. Sau nhiều thắng lợi quân sự tiêu biểu là Xa-ra-tô-ga (1777) và I-ooc-tao (1781) quân Anh mới bị đánh bại hoàn toàn. Hợp chúng quốc Mĩ chính thức thành lập.

    0 19/04/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Vịt Con Lịch Sử Lớp 10
    2 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Cáo

    Chính sách của Chính phủ Anh đối với sự phát triển kinh tế của 13 thuộc địa:

    + Cấm Bắc Mĩ sản xuất nhiều loại hàng công nghiệp.

    + Cấm mở doanh nghiệp.

    + Cấm đem máy móc và thợ lành nghề sang Anh, ban hành chế độ thuế khóa nặng nề.

    + Không được tự do buôn bán với các nước khác và cư dân ở đây không được khai hoang những vùng đất ở miền Tây.

    => Sự kìm hãm của chính phủ Anh làm cho mâu thuẫn ở 13 thuộc địa trở nên gay gắt, dẫn đến việc bùng nổ chiến tranh.

    0 19/04/22
    Xem thêm 1 câu trả lời
  • Vợ nhặt Lịch Sử Lớp 10
    1 3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Tiểu Thái Giám

    Diễn biến của cách mạng (theo dõi niên biểu nắm sự kiện chính)

    Năm 1642 -1648: nội chiến ác liệt (Vua -Quốc hội)

    Năm 1449: xử tử vua, nước cộng hòa ra đời, cách mạng đạt đến đỉnh cao

    1653: Nền độc tài được thiết lập (một bước tụt lùi)

    Năm 1688: Quốc hội tiến hành chính biến, sau đó chế độ quân chủ lập hiến được xác lập.

    Kết quả của cuộc Cách mạng tư sản Anh là:

    Lật đổ chế độ phong kiến mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. Thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.

    0 19/04/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Cô Ngọc Anh - Văn Tiểu Học Lịch Sử Lớp 10
    3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Đậu Phộng

    * Tính chất: là cuộc cách mạng tư sản diễn ra dưới hình thức một cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc.

    * Ý nghĩa:

    - Là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới

    - Lật đổ ách thống trị của thực dân Tây Ban Nha, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

    - Mở ra thời đại mới, thời đại bùng nổ của các cuộc cách mạng tư sản.

    0 19/04/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Xucxich14 Lịch Sử Lớp 10
    3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Cô chủ nhỏ

    Đặc điểm, tình hình nước Anh trước cách mạng:

    * Kinh tế:

    - Đầu thế kỉ XVII, Anh là nước có nền kinh tế phát triển nhất châu Âu.

    + Nông nghiệp: Sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản vào trong nông nghiệp

    + Thủ công nghiệp: Công trường thủ công chiếm ưu thế so với phường hội

    + Thương nghiệp: Việc buôn bán phát triển nhất là buôn bán len dạ và nô lệ da đen.

    * Xã hội:

    - Xuất hiện tầng lớp quý tộc mới.

    - Tư sản và quý tộc mới giàu lên nhanh chóng.

    - Đời sống nông dân cực khổ.

    * Chính trị: Chế độ quân chủ chuyên chế bảo thủ và lạc hậu kìm hãm sự phát triển của chủ nghĩa tư bản

    ⟹ Mâu thuẫn giữa tư sản và quý tộc mới với các thế lực phong kiến phản động trở nên gay gắt.

    0 19/04/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Xuka Lịch Sử Lớp 10
    3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Bắp

    Diễn biến chính của cách mạng Hà Lan:

    - Tháng 8-1566, nhân dân miền Bắc Nê-đéc-lan khởi nghĩa, lực lượng phát triển mạnh, làm chủ nhiều nơi.

    - Tháng 8-1567, vương triều Tây Ban Nha đem quân sang Nê-đéc-lan đàn áp dã man những người khởi nghĩa.

    - Tháng 4-1572, quân khởi nghĩa làm chủ các tỉnh phía Bắc.

    - Tháng 1-1579, hội nghị U-trếch tuyên bố thống nhất tiền tệ, đo lường và tổ chức quân sự, chính sách đối ngoại.

    - Năm 1581, các tỉnh miền bắc được thống nhất thành một nước cộng hòa với tên gọi “Các tỉnh liên Hiệp” hay Hà Lan.

    - Năm 1609, Hiệp định đình chiến được giữa Tây Ban Nha và Hà Lan được ký kết, nhưng đến năm 1648, nền độc lập của Hà Lan mới chính thức được công nhận.

    0 19/04/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Xử Nữ Lịch Sử Lớp 10
    3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Ngọc Mỹ Nguyễn

    * Tình hình kinh tế:

    - Đầu thế kỉ XVI, Nê-đec-lan là một trong những vùng kinh tế phát triển nhất châu Âu: Nhiều thành phố, hải cảng xuất hiện và trở thành trung tâm thương mại nổi tiếng như U-trếch, Am-xtec-dam,...

    - Nhiều ngân hàng được hành lập có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế.

    * Tình hình xã hội: Cùng với sự phát triển công thương nghiệp, giai cấp tư sản Nê-dec-lan sớm hình thành, ngày càng có thế lực về kinh tế nhưng bị cản trở bởi ách thống trị của thực dân Tây Ba Nha.

    0 19/04/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Kim Ngưu Lịch Sử Lớp 10
    2 3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    dnkd ♡

    Có thể xem xét đặc trưng cơ bản của truyền thống yêu nước Việt Nam thời phong kiến là chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc, vì:

    - Nét nổi bật trong thời kì phong kiến ở Việt Nam là cùng với việc xây dựng và phát triển quốc gia thì nhân dân đã phải liên tiếp kháng chiến chống ngoại xâm để bảo vệ độc lập dân lộc. Trong khoảng hơn 9 thế kỉ, nhân dân ta đã chống ngoại xâm 10 lần lớn, vì vậy tinh thần yêu nước trong chống ngoại xâm trở thành nét đặc trưng cơ bản.

    - Trong chiến đấu bảo vệ đất nước, bảo vệ độc lập, ý thức, tình cảm của người Việt trở nên trong sáng, chân thành và cao thượng hơn cả.

    - Khi nói về truyền thống yêu nước trong kháng chiến chống ngoại xâm Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước... mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ... nhấn chìm cả lũ bán nước và lũ cướp nước".

    0 18/04/22
    Xem thêm 2 câu trả lời