Đưa quả cầu A nhiễm điện dương lại gần đầu M của thanh kim loại MN trung hòa về điện. Đầu M nhiễm điện âm, đầu N nhiễm điện dương. Nếu đưa quả cầu A ra xa thì thanh kim loại MN trở lại trạng thái trung hòa về điện.
Khi cho quả cầu kim loại tiếp xúc với một vật nhiễm điện dương thì vật nhiễm điện dương sẽ hút các êlectron tự do của quả cầu kim loại qua nó cho đến khi điện tích hai vật cân bằng. Do đó sau khi tiếp xúc với vật nhiễm điện dương thì quả cầu kim loại cũng sẽ nhiễm điện dương vì bị mất êlectron.
Khi chưa cọ xát thanh thủy tinh và dạ trung hòa về điện.
Khi cọ xát thanh thủy tinh vào dạ, êlectron từ thanh thủy tinh đã chuyển qua cho dạ làm dạ thừa êlectron nên nhiễm điện âm. Còn thanh thủy tinh mất êlectron (thiếu êlectron) nên nhiễm điện dương.
Bạn tham khảo tại https://vndoc.com/giai-bai-tap-trang-14-sgk-vat-ly-lop-11-thuyet-electron-dinh-luat-bao-toan-dien-tich-116982 này bạn ơi
Điện tích điểm là một vật tích điện có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách tới điểm mà ta xét.
Đáp án A, B, D các vật đều đặt gần nhau nên không được coi là điện tích điểm
Đáp án C hai quả cầu nhỏ đặt xa nhau có thể coi là các điện tích điểm.
Chọn C.
Điện tích điểm là một vật tích điện có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách tới điểm mà ta xét.
Các điện tích cùng dấu thì đẩy nhau. Các điện tích khác dấu thì hút nhau.
Định luật Cu-lông: "Lực tương tác giữa hai điện tích điểm đặt trong chân không, có phương trùng với đường thẳng nối hai điện tích điểm đó, có độ lớn tỉ lệ thuận với tích độ lớn của hai điện tích và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng."