Kế hoạch tổ chức hội diễn văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam

Kế hoạch tổ chức hội diễn văn nghệ 20-11 được đưa ra để chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 đạt kết quả tốt và để lại những kỉ niệm sâu sắc cho các thầy cô cũng như các em học sinh trong trường.

Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 là ngày hội phát huy tinh thần hiếu học và truyền thống “Tôn sư trọng đạo” tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Đây chính là dịp để các thế hệ học trò bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đối với những người thầy cô đã dìu dắt và nâng đỡ, đóng góp sức lực của mình đối với sự nghiệp giáo dục. Để kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam các trường học thường tổ chức hội diễn văn nghệ với sự tham gia nhiệt liệt của các em học sinh như một món quà ý nghĩa gửi tặng các thầy cô. Chương trình văn nghệ tổ chức ngày 20/11 để thành công và có ý nghĩa thiết thực cần phải có sự chuẩn bị từ trước đặc biệt là một kịch bản tổ chức ngày 20/11 chi tiết, hoàn chỉnh và rõ ràng. Trong bài viết này VnDoc giới thiệu đến các bạn những mẫu kế hoạch tổ chức văn nghệ ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 hay và ấn tượng nhất.

1. Kế hoạch tổ chức ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

Là dịp để ôn lại truyền thống 39 năm ngày “Nhà giáo Việt Nam 20/11/1982 – 20/11/2021”. Qua đó, tôn vinh nghề dạy học, động viên những người làm công tác giáo dục nhân dịp kỷ niệm ngày NGVN 20/11.

Tri ân công lao, đóng góp của các thầy cô giáo đối với sự nghiệp giáo dục. Từ đó, tăng cường sự đoàn kết, gắn bó tình cảm của cán bộ, giáo viên và nhân viên đang công tác tại nhà trường. Thông qua các hoạt động chào mừng kỷ niệm, nâng cao nhận thức chính trị tư tưởng, phát huy tốt vai trò, tinh thần trách nhiệm, ý thức nghề nghiệp của nhà giáo.

B. TỔ CHỨC THỰC HIỆN LỄ 20/11

Thời gian tổ chức và đối tượng dự lễ 20/11

Thời gian: 6h50 sáng ngày 20/11/2021. Dự kiến HS ra về lúc 9h00.

Đối tượng: Toàn thể CB – GV – CNV và 12 HS/lớp.

Khách mời: Đ/d PGD, đ/d ĐU-UBND F9, Ban ĐDCMHS.

Tiến trình buổi lễ 20/11

Phần lễ của giáo viên và học sinh từ 7h00 đến 9h00

1. Văn nghệ đầu giờ, ổn định tổ chức, tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.

2. ĐU – UBND phường 9, Ban ĐDCMHS và các đơn vị (nếu có) tặng hoa chúc mừng nhân ngày NGVN (Đ/d BGH nhận hoa chúc mừng từ ĐU – UBND F9, các thầy cô tổ trưởng đ/d các tổ nhận hoa chúc mừng từ BĐDCMHS).

3. Đ/d BCH Công đoàn thông qua ý nghĩa Ngày NGVN.

4. Đại diện HS phát biểu cảm nghĩ. Các em HS lớp 9/8 đ/d cho HS toàn trường tri ân thầy cô giáo và các cô chú nhân viên nhà trường bằng những bông hoa cài áo.

5. Đọc QĐ + Khen thưởng GV và HS đạt thành tích chào mừng Ngày NGVN (Danh sách khen thưởng đính kèm).

6. Văn nghệ chào mừng ngày NGVN 20/11.

7. Bế mạc.Phần hội của giáo viên từ 10h00 đến 12h30

8. BCHCĐ tổ chức thi hát karaoke từ 10h đến 11h.

9. Liên hoan họp mặt (toàn thể CB-GV-NV + Đ/d ĐU F9 + Đ/d PGD + Ban ĐDCMHS) từ 11h00 đến 12h30

Phân công thực hiện

  • Chỉ đạo chung: BGH + Chủ tịch CĐ.
  • Phụ trách phần lễ của GV – HS: Chi bộ + Chi đoàn + GV được phân công.
  • Phụ trách phần hội của GV: BCH Công đoàn (CĐ có kế hoạch riêng).
  • Phân công cụ thể phần lễ:

Nội dung công việc

  1. Viết chương trình chi tiết buổi lễ 20/11.
  2. Chọn HS và hướng dẫn HS dẫn chương trình, HS phát biểu, HS tặng hoa cài áo cho GV.
  3. Mua hoa cài áo
  4. Nêu ý nghĩa ngày NGVN 20/11.
  5. Đọc quyết định khen thưởng
  6. Điều động phần khen thưởng GV và HS
  7. Chương trình văn nghệ của GV và HS.
  8. Lập DS khen thưởng GV và HS.
  9. Chuẩn bị phần thưởng, kinh phí khen thưởng GV – HS, cho HS ký nhận KT, sắp xếp phần thưởng, điều động HS lên nhận thưởng.
  10. In và mời thiệp dự lễ
  11. In giấy khen.
  12. Âm thanh.
  13. Chuẩn bị bàn ghế lễ
  14. Đặt hoa cho Ban ĐDCMHS
  15. Chụp hình
  16. Ổn định trật tự
  17. Tiếp tân
  18. Vệ sinh, nước uống

2. Kế hoạch tổ chức văn nghệ 20/11 trường tiểu học

ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH

LIÊN ĐỘI THCS MAI LÂM

Số: 02/KH-LĐ

Mai Lâm, Ngày 15 tháng 10 năm 20...

KẾ HOẠCH

TỔ CHỨC HỘI DIỄN VĂN NGHỆ CHÀO MỪNG

NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20 – 11 - 20....


- Thực hiện kế hoạch năm học số: 01 – KH/THCS-ML trường THCS Mai Lâm ngày…tháng 08 năm 20.... của trường THCS Mai Lâm.

- Thực hiện công văn hướng dẫn số: 02 – HD/HĐĐ ngày 06 tháng 09 năm 20.... của Hội đồng đội Tĩnh Gia về việc hướng dẫn tổ chức các hoạt động của đội TNTP Hồ Chí Minh năm học 20.... – 20.....

- Thực hiện chương trình hoạt động của Liên đội trường THCS Mai Lâm năm học 20.... – 20.....

- Căn cứ tình hình thực tế của Liên đội trường THCS Mai Lâm. Liên đội trường THCS Mai Lâm lập kế hoạch Hội diễn văn nghệ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam năm học 20.... – 20.... cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH Ý NGHĨA:

1. Ý nghĩa:

- Hội diễn văn nghệ là nơi trao đổi tâm tư tình cảm của một tập thể thiếu nhi, giúp các em hiểu nhau, gắn bó, sống hòa đồng và chan hòa.

- Văn nghệ giúp các em hội tụ hội tình cảm, ý nghĩa, nguyện vọng của trẻ em về những vấn đề các em quan tâm.

- Văn nghệ giúp các em thể hiện tình cảm của thiếu nhi dành cho các thầy giáo, cô giáo trong ngày nhà giáo Việt Nam.

2. Tác dụng:

- Qua hội diễn văn nghệ, giáo viên và người phụ trách có thể đánh giá được năng lực chung của tập thể chi đội và hiểu rõ cá tính, đặc điểm của từng em.

- Văn nghệ giúp các em có tinh thần hoạt động tập thể, giải tỏa tâm lý trong những ngày học tập.

II. ĐỐI TƯỢNG THAM GIA:

Tất cả Chi đội trường THCS Mai Lâm.

III. THỜI GIAN – ĐỊA ĐIỂM:

- Thời gian phát động: 16/10/20.....
- Thời gian hội diễn(Dự kiến): Chiều ngày 18/11/20.....
- Địa điểm: Sân khấu trường THCS Mai Lâm.

IV/ NỘI DUNG - THỂ LOẠI

1. Nội dung:

  • Ưu tiên những tiết mục biểu diễn về chủ đề mái trường, thầy cô, ca ngợi truyền thống về ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
  • Ca ngợi tình yêu đối với quê hương đất nước, Đảng và Bác Hồ, về chủ quyền biển, đảo.

2. Thể loại:

Mỗi chi đội bắt buộc đăng kí 1 tiết mục tham gia (những chi đội có sự đầu tư có thể đăng ký 2 tiết mục) với những thể loại:

  • Đơn ca, song ca, tốp ca.
  • Múa (từ 5 người trở lên) với các thể loại dân tộc, hiện đại trên nền nhạc không lời hoặc có lời.

Chú ý:

+ Các tiết mục đăng kí phải có ý kiến của giáo viên chủ nhiệm lớp.
+ Khuyến khích các tiết mục có múa phụ họa, thời gian mỗi tiết mục tối đa 5 phút.
+ Các tiết mục tự chuẩn bị nhạc.
+ Thứ tự biểu diễn của các lớp buổi bốc theo thứ tự đăng kí với BTC.

V. THANG ĐIỂM – GIÁM KHẢO – GIẢI THƯỞNG

1. Thang điểm:

a. Cách tính điểm

  • Sẽ lấy điểm thành phần của từng giám khảo cộng lại và chia 3, sau đó sắp xếp theo thứ tự điểm trung bình (các tiết mục có điểm từ cao xuống thấp sẽ lần lượt đạt các giải nhất, nhì, ba).
  • Các thành viên trong BGK chấm không được lệch nhau quá 2 điểm, nếu chấm lệch nhau hơn 2 điểm thì cần hội ý lại về tiết mục đó để thống nhất đảm bảo tính công bằng.

b. Tiêu chí chấm điểm: cụ thể như sau: Tổng 10 điểm

TT

Thể loại

Thang điểm

Điểm

Tổng điểm

1

Đơn ca

- Đúng nhạc

3,0

10,0

- Giọng hát

2,0

- Phong cách biểu diễn

2,0

- Nội dung phù hợp

1,0

- Trang phục

2,0

2

Tốp ca

- Đúng nhạc

2,0

10,0

- Giọng hát

2,0

- Phối hợp tốt

1,0

- Phong cách biểu diễn

2,0

- Trang phục

2,0

- Nội dung phù hợp

1,0

3

Múa hoặc Aerobic

- Kỹ thuật

2,0

10,0

- Động tác khớp với nhạc

3,0

- Phong cách biểu diễn: Tự tin, vui vẻ, hồn nhiên, truyền cảm, sáng tạo

2,0

- Trang phục

2,0

- Nội dung phù hợp

1,0

4

Kịch

- Lời dẫn

1,0

10,0

- Nhạc nền

1,0

- Trang phục

2,0

- Diễn xuất

3,0

- Ý tưởng sáng tạo, mang tính chất giáo dục cao

2,0

- Nội dung phù hợp chủ đề

1,0

2. Giám khảo:

STT

Họ và tên

Chức vụ

Đảm nhiệm

Ghi chú

1

Hoàng Bá Đức

Phó hiệu trưởng

Trưởng ban

2

Nguyễn Đình Hùng

Phó BT.Chi bộ

Phó ban

3

Lê Thị Hảo

Giáo viên nhạc

Ban viên – Thư ký

  • Giám khảo không phải là giáo viên chủ nhiệm lớp (Trừ giáo viên nhạc)
  • Giám khảo phải có kiến thức thẩm mỹ, văn học, âm nhạc.
  • Giám khảo làm việc công bằng.

3. Giải thưởng:

TT

Giải

Số lượng

Tiền thưởng

Thành tiền

1

Nhất

1

150.000

150.000 đồng

2

Nhì

2

120.000

240.000 đồng

3

Ba

3

80.000

240.000 đồng

4

KK

5

50.000

250.000 đồng

Tổng cộng:

750.000 đồng

VI – DỰ TRÙ KINH PHÍ – NGUỒN KINH PHÍ:

Dự trù kinh phí:

2. Dự trù kinh phí:

- Trích từ quỹ đội : 2.340.000 đồng

- Trích từ quỹ kế hoạch nhỏ: 2.040.000 đồng

- Hỗ trợ nhà trường (Nếu có): ….. đồng

- Hỗ trợ từ công đoàn (Nếu có): ….. đồng

Tổng cộng hiện có: 4.380.000 đồng

Bằng chữ: (Bốn triệu, ba trăm, tám mươi nghìn đồng)

VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Ban tổ chức:

  • Thầy: Ngô Quang Khánh – Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng - Trưởng ban
  • Thầy: Hoàng Bá Đức - Hiệu phó - Phó ban
  • Thầy: Nguyễn Đình Hùng – Phó bí thư Chi Bộ - Phó ban
  • Thầy: Lê Văn Thuận - Tổng phụ trách phó ban thường trực
  • Thầy: Đào Đình Đông - Bí thư chi đoàn - Ủy viên
  • Cô: Lê Thị Hảo – Giáo viên nhạc - Ủy viên

2. Phân công nhiệm vụ:

TT

Nội dung chuẩn bị

Người thực hiện

1

- Lập kế hoạch

Thầy: Lê Văn Thuận

2

- Duyệt kế hoạch

- Thầy: Ngô Quang Khánh

3

Người dẫn chương trình

Em: Nguyễn Thị Nhân 9A1

Em: Phạm Thế Luân 9A2

4

Ban giám khảo

- Thầy: Nguyễn Đình Hùng

- Thầy: Hoàng Bá Đức

- Cô: Lê Thị Hảo

5

- Làm sân khấu

Các đồng chí đoàn viên trong Chi đoàn và lớp trực

6

- Thiết kế phông hội diễn, in phông

Thầy: Nguyễn Đình Hùng

7

- Thuê loa đài, đàn ogan

Thầy: Lê Văn Biên

8

Phụ trách tập luyện văn nghệ

11 giáo viên chủ nhiệm lớp và đội văn nghệ.

3. Chương trình:

Thời gian

Nội dung

Người thực hiện

Đón tiếp đại biểu

Ban lễ tân

Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu

MC – Nguyễn Thị Nhân

MC: Phạm Thế Luân

Phát biểu khai mạc cuộc thi

Thầy: Ngô quang khánh

- Thông qua thể lệ cuộc thi

- Giới thiệu ban giám khảo

MC – Nguyễn Thị Nhân

MC – Phạm Thế Luân

- Hội diễn văn nghệ

- Trao phần thưởng cho các đội thi

- Thầy: Nguyễn Đình Hùng trao giải (KK), Giải Ba

- Thầy: Hoàng Bá Đức trao giải nhì.

Thầy: Ngô Quang Khánh trao giải nhất

Hội diễn kết thúc, lớp trực dọn vệ sinh

GVCN lớp quản lí

Trên đây là kế hoạch hội thi ”Hội diễn văn nghệ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam” của trường THCS Mai Lâm.

Nơi nhận:

- Ban Chi ủy, Ban giám hiệu (để báo cáo)

- BCH Công đoàn; GVCN các lớp (để phối hợp)

- Các Chi Đội trong trường (để thực hiện)

- Lưu VP đội trường.

Duyệt kế hoạch Người lập kế hoạch

(Ký tên, đóng dấu) (Ký, ghi rõ họ tên)

3. Kế hoạch tổ chức văn nghệ 20/11 trường THCS

I. MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU:

Mục đích:

– Thiết thực chào mừng 38 năm ngày Nhà giáo Việt Nam( 20/11/1982 – 20/11/2020), đồng thời phát động phong trào văn hóa văn nghệ trong toàn trường để tìm ra những học sinh có năng khiếu để bổ sung vào đội văn nghệ trường và bồi dưỡng các em để tham gia các hoạt động âm nhạc do cấp trên tổ chức.

– Tạo sân chơi bổ ích, nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện cuộc vận động “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” do Bộ GD-ĐT phát động.

– Giáo dục lòng yêu mến, lòng tôn sư trọng đạo của học sinh đối với các thầy cô giáo đã và đang dạy mình, từ đó thông qua âm nhạc để thể hiện lòng biết ơn sâu sắc của các em đối với thầy cô giáo. Bên cạnh đó giáo dục cho các em lòng tự hào dân tộc, tình yêu quê hương dất nước, ca ngợi Bác Hồ kính yêu, ca ngợi Đảng CSVN, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và tự hào là Đội viên Đội TNTP Hồ Chí Minh.

– Thông qua hoạt động Hội thi văn nghệ góp phần nâng cao chất lương giáo dục toàn diện học sinh và tạo không khí thi đua sôi nổi chào mừng ngày 20/11.

Yêu cầu: Tất cả các lớp đều phải tham gia và mỗi lớp đăng ký ít nhất là 01(một) tiết mục. GVCN cần chú trọng công tác chọn lựa tiết mục phù hợp với lứa tuổi học sinh và phải cố gắng tập luyện để các tiết mục có chất lượng, phù hợp với mục đích biểu diễn.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐIỀU KIỆN THAM GIA:

Đối tượng tham gia:

Tất cả học sinh đang theo học tại trường THCS...........năm học ......

Điều kiện tham gia:

– Mỗi lớp chọn và đăng ký ít nhất 01(một) tiết mục để tham gia dự thi văn nghệ, nếu đạt yêu cầu sẽ được chọn trình diễn văn nghệ của toàn trường ngày 20/11 và tham gia thi Tiếng hát học đương cấp huyện ........

– Các lớp có thể ráp nhạc trên đĩa, USB ( thí sinh tự trang bị nhạc nền)

III. THỂ LOẠI, NỘI DUNG CÁC TIẾT MỤC:

Thể loại:

– Đơn ca (bắt buộc có phần minh họa)

– song, tam, tốp ca.

– Múa (từ 6 – 8 học sinh)

Nội dung:

Các tiết mục phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:

– Thể hiện lòng biết ơn đối với thầy cô giáo.

– Ca ngợi tình bạn trong sáng, lành mạnh phù hợp lứa tuổi học sinh.

– Ca ngợi quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc, về chủ quyền biển đảo, biên giới Quốc gia.

– Ca ngợi Đảng, Bác Hồ, Đoàn TNCS HCM, Đội TNTP Hồ Chí Minh, các anh hùng đã hy sinh vì độc lập dân tộc.

IV. THỜI GIAN THỰC HIỆN, ĐỊA ĐIỂM VÀ KINH PHÍ TỔ CHỨC:

1. Thời gian thực hiện:

a) Thời gian đăng ký các tiết mục văn nghệ:

– GVCN lớp lựa chọn các tiết mục văn nghệ và gửi danh sách các tiết mục theo mẫu từ ngày ra thông báo đến ngày....... cho TPT Đội để tổng hợp.

– Ngày ......... GVCN cử lớp trưởng tập trung về phòng Đội để tổ chức bốc thăm chuẩn bị hội thi văn nghệ.

b) Thời gian thi :

– Vòng bán kết: Ngày ........ (thứ .....) chọn ra 12 tiết mục hay nhất

* Sáng từ 7 giờ 30 – 11giờ 30 : Học sinh khối 6 và khối 7 dự thi.

* Chiều từ 13 giờ 30 – 16 giờ 30 : Học sinh khối 8 và khối 9 dự thi

– Vòng chung kết và xếp hạng: Ngày ..... ( thứ.....) chọn ra 09 tiết mục hay nhất và xếp hạng phát thưởng.

* Sáng từ 7 giờ 30 – 11giờ 30: các tiết mục vượt qua vòng bán kết.

– Địa điểm: trường THCS ......................(Phòng nghe nhìn)

GVCN lưu ý:

- Trong quá trình tham gia hội thi văn nghệ, GV cần tham gia để hướng dẫn các em thực hiện phần thi của lớp mình.

– Ngày ........ (vòng chung kết): bắt buộc thí sinh phải đảm bảo trang phục và đạo cụ đầy đủ như thi chính thức.(có thang điểm cho phần thi này).

Công diễn: Dự kiến sẽ tổ chức vào lúc 19 giờ ngày 20/11/2020 tại sân trường THCS ........

Kinh phí tổ chức:

– Kinh phí tập luyện, trang phục, đạo cụ các lớp tham gia hội thi: do các lớp tự chi phí

– Kinh phí tổ chức hội thi và công diễn, khen thưởng, in ấn giấy khen do Trường, Hội CMHS và TPT Đội chịu trách nhiệm.

– Tiền thuê dàn nhạc phục vụ cho vòng chung kết xếp hạng: khoảng 400.000đ

V. BAN TỔ CHỨC, BAN GIÁM KHẢO:

Ban tổ chức:..............................................................................................................

Ban Giám Khảo:........................................................................................................

VI. CƠ CẤU GIẢI THƯỞNG:

Ban Tổ Chức sẽ trao giải thưởng cho các tiết mục đạt giải trong ngày thi Chung kết xếp hạng bao gồm các giải sau đây:

Đơn ca:

+ Giải nhất: 300.000đ

+ Giải nhì: 250.000đ

+ Giải ba: 200.000đ

+ Khuyến khích: 150.000đ

Song ,Tam, Tốp ca:

+ Giải nhất: 300.000đ

+ Giải nhì: 250.000đ

+ Giải ba: 200.000đ

+ Khuyến khích: 150.000đ

Múa:

+ Giải nhất: 600.000đ

+ Giải nhì: 500.000đ

+ Giải ba: 400.000đ

+ Khuyến khích: 300.000đ

Thời gian trao giải thưởng Ban Tổ Chức sẽ trao vào thứ hai ngày 20/11/2020

VII. MỘT SỐ QUY ĐỊNH KHÁC:

– GVCN phải đôn đốc lớp mình thực hiện và theo dõi trong quá trình tập luyện của các em.

– Những lớp không đăng ký tham gia sẽ không tính thi đua.

– Học sinh tự trang bị file nhạc nền trên đĩa hoặc USB để phục vụ cho bài biểu diễn.

– Biểu diễn đúng tiết mục đã đăng ký.

– Trong ngày thi chung kết xếp hạng các tiết mục biểu diễn phải có trang phục biểu diễn, đạo cụ nếu lớp nào không thực hiện sẽ trừ điểm vào nội dung hình thức thể hiện.

– Các thầy cô được phân công trách nhiệm cần thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.

Trên đây là toàn bộ kế hoạch tổ chức Hội thi văn nghệ cấp Trường chào mừng 20/11. Ban văn nghệ rất mong được sự hỗ trợ và tạo điều kiện của Ban Giám Hiệu Trường, TPT Đội, Hội CMHS, GVCN các lớp để học sinh toàn trường tham gia Hội thi văn nghệ cấp Trường đạt kết quả. Chân thành cảm ơn!

Đánh giá bài viết
7 33.817
Sắp xếp theo

    Dành cho Giáo Viên

    Xem thêm