Khi thủy phân chất béo trong môi trường kiềm thì thu được muối của axit béo và
Thủy phân chất béo trong môi trường kiềm sinh ra
Khi thủy phân chất béo trong môi trường kiềm thì thu được muối của axit béo và được VnDoc biên soạn hướng dẫn các bạn trả lời các dạng câu hỏi trắc nghiệm, đưa ra đáp án hướng dẫn giải chi tiết và phù hợp nhất giúp các bạn học sinh nắm được phương pháp cũng như hiểu bài.
>> Mời các bạn tham khảo một số câu hỏi liên quan:
- Este nào sau đây tác dụng với dung dịch naoh thu được natri axetat
- Xà phòng hóa chất nào sau đây thu được glixerol
- Sản phẩm của phản ứng este hóa giữa ancol metylic và axit propionic là
Khi thủy phân chất béo trong môi trường kiềm thì thu được muối của axit béo (xà phòng) và
A. phenol
B. este đơn chức
C. ancol đơn chức
D. glixerol
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
Đáp án D
Khi thủy phân chất béo trong môi trường kiềm thì thu được muối của axit béo (xà phòng) và glixerol.
3NaOH + (RCOO)3C3H5 ⟶ 3H2O + C3H5(OH)3 + 3RCOONa
Phương pháp giải bài tập thủy phân
Bảo toàn khối lượng: mxà phòng + mglixerol = mchất béo + mNaOH
Công thức tính nhanh trieste
Số trieste tối đa được tạo bởi glixerol và n gốc axit béo:
\(\frac{n^2(n+1)}2\)
Để có thể hoàn thành tốt dạng bài tập, các bạn học sinh cần nắm chắc phương trình, các gốc hidrocacbon thường gặp để có thể vận dụng nhanh.
Xà phòng chất béo bằng NaOH hay KOH thì ta có công thức sau:
nchất béo = nglixerol = 1/3nNaOH
Hiệu suất
\(H\%\hspace{0.278em}=\frac{m_{th\operatorname ực\hspace{0.278em}t\operatorname ế}}{m_{l\operatorname ý\hspace{0.278em}thuy\operatorname ết}}.100\)
Một số các axit béo
Các axit béo thường gặp
C17H35COOH: axit stearic
C15H31COOH: axit panmitic.
Loại không no:
C17H33COOH: axit oleic
C17H31COOH: axit linoleic
Câu hỏi bài tập tương tự
Câu 1. Đặc điểm chung của phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường axit là
A. Phản ứng xà phòng hóa
B. Phản ứng không thuận nghịch
C. Phản ứng cho - nhận electron
D. Phản ứng thuận nghịch
Đặc điểm chung của phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường axit là phản ứng thuân nghịch
Câu 2. Thủy phân chất béo trong môi trường kiềm thu được
A. glixerol và axit béo
B. glixerol và muối của một axit béo
C. glixerol và xà phòng
D. glixerol và muối của các axit béo
Dựa vào kiến thức về tính chất hóa học của chất béo.
Khi đun chất béo với dung dịch kiềm, chất béo bị thủy phân tạo ra glixerol và muối của các axit béo.
Câu 3. Thủy phân hoàn toàn m gam chất béo bằng dung dịch NaOH, đun nóng thu được 9,2 gam glixerol và 91,8 gam muối. Giá trị của m là:
A. 93 gam
B. 85 gam
C. 89 gam
D. 101 gam
nC3H5(OH)3 = 9,2: 92 = 0,1 (mol) => nNaOH = 3 nC3H5(OH)3 = 0,3 (mol)
Bảo toàn khối lượng mchất béo + mNaOH = mmuối + mC3H5(OH)3
=> mchất béo = 91,8 + 9,2 – 0,3.40 = 89 (gam)
Câu 4. Thủy phân hoàn toàn triglixerit X trong dung dịch NaOH, thu được glixerol, natri stearat và natri oleat. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần vừa đủ 3,22 mol O2, thu được H2O và 2,28 mol CO2. Mặt khác, m gam X tác dụng tối đa với a mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là
A. 0,20
B. 0,16
C. 0,04
D. 0,08.
X + NaOH → C17H35COONa + C17H33COONa
Từ số C của muối => X có 57C
Gọi công thức phân tử của X là: C57HxO6
nX = nCO2/57 = 2,28/57 = 0,04 (mol)
C57HxO6 + ( 0,25x + 54)O2 → 57CO2 + 0,5xH2O
Theo pt: ( 0,25x + 54) → 57 (mol)
Theo đề bài: 3,22 → 2,28 (mol)
=> 2,28. ( 0,25x + 54) = 3,22.57
=> x = 106
=> Công thức phân tử của X: C57H106O6
=> Công thức cấu tạo của X là: (C17H35COO)(C17H33COO)2C3H5: 0,04 (mol)
=> nBr2 = 2nX = 2.0,04 = 0,08 (mol)
Đáp án D
Câu 5. Để sản xuất xà phòng người ta đun nóng axit béo với dung dịch NaOH, Tính Khối lượng glixerol thu được trong quá trình xà phòng hóa 4,45 kg tristearin có chứa 20% tạp chất với dung dịch KOH (coi như phản ứng này xảy ra hoàn toàn)?
A. 1,78 kg
B. 0,184 kg
C. 0,89 kg
D. 0,368 kg
Tristearin: (C17H35COO)3C3H5 (M = 890)
glixerol: C3H5(OH)3 (M = 92)
mglixerol = 92. nglixerol = 92. ntristearin = 92. (4,45/ 890). 0,8 = 0,368 kg.
Câu 6. Đun sôi a gam một triglixerit (X) với dung dịch KOH đến khi phản ứng hoàn toàn được 1,84 gam glixerol và hỗn hợp Y gồm m gam muối của axit oleic với 6,36 gam muối của axit linoleic (C17H31COOH). Giá trị của m là
A. 3,2.
B. 6,4.
C. 12,8
D. 7,5
(C17H35COO)3C3H5 + KOH → C17H35COOK + C3H5(OH)3
Ta có nC3H5(OH)3 = 0,02 mol; nC17H33COOK = 0,02 mol
Mà cứ 0,02 mol chất béo tạo ra 0,06 mol muối => nC17H33COOK = 0,04 mol
=> m = 0,04. (282 + 38) = 12,8 gam
Câu 7. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Chất béo là trieste của etylen glicol với các axit béo.
B. Các chất béo thường không tan trong nước và nhẹ hơn nước.
C. Triolein có khả năng tham gia phản ứng cộng hiđro (to, xúc tác Ni).
D. Chất béo bị thủy phân khi đun nóng trong dung dịch kiềm.
Câu 8. Xà phòng hóa hoàn toàn 8,62 gam chất béo cần dùng vừa đủ 1,2 gam NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được khối lượng xà phòng là
A. 8,24 gam.
B. 7,8 gam.
C. 6,68 gam.
D. 8,9 gam.
Chất béo này thuộc loại trung tính. Vì không có chỉ số axit
nNaOH= 1,2/40 = 0,03 mol => nglixerol = 0,03/3 = 0,01 mol
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng: mchất béo + mNaOH = mmuối + mglixerol
8,62 + 0,03.40 = mmuối + 0,01.92 => mmuối = 8,9 gam
Câu 9. Xà phòng hoá hoàn toàn 1,99 gam hỗn hợp hai este bằng dung dịch NaOH thu được 2,05 gam muối của một axit cacboxylic và 0,94 gam hỗn hợp hai ancol là đồng đẳng kế tiếp nhau. Công thức của hai este đó là
A. CH3COOCH3 và CH3COOC2H5
B. C2H5COOCH3 và C2H5COOC2H5
C. CH3COOC2H5 và CH3COOC3H7
D. HCOOCH3 và HCOOC2H5
Áp dụng bảo toàn khối lượng
=> khối lượng NaOH là 1 gam
Số mol NaOH là 0,025 mol
RCOOR' + NaOH → RCOONa + R'OH
0,025 → 0,025 → 0,025 → 0,025
MRCOONa = 2,05/0,025 = 82 => R = 15 → CH3
MR'OH = 0,94/0,025 = 37,6
=> R' = 20,6 → R1 = 15 (CH3); R2= 29 (C2H5)
Câu 10. Cho 20 gam chất hữu cơ X (chỉ chứa C, H, O và một loại nhóm chức) có tỉ khối hơi so với O2 bằng 3,125, tác dụng với 0,3 mol NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 23,2 gam bã rắn. CTCT của X có thể là:
A. CH3COOCH=CH-CH3.
B. C2H5COOCH=CH2.
C. CH2CH=CHCOOCH3.
D. CH2=CHCOOC2H5.
Nhận xét: Từ các đáp án ta thấy chúng đều là este.
Đặt công thức este là RCOOR’
Meste= 3,125.32 = 100 ⇒ neste= 20/100 = 0,2 mol
⇒ nNaOH pư = neste = 0,2 mol ⇒ nNaOH dư = 0,3 – 0,2 = 0,1 mol
→ mNaOH = 0,1.40 = 4 g
⇒ mmuối= 23,2 – 4 = 19,2 g ⇒ Mmuối (RCOONa) = 19,2/0,2 = 96
⇒ R = 96 – 67 = 29 ⇒ R là C2H5-
Câu 11. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về chất béo?
A. Chất béo và mỡ bôi trơn có cùng thành phần nguyên tố.
B. Ở nhiệt độ thường, chất béo ở trạng thái rắn, nhẹ hơn nước và không tan trong nước.
C. Chất béo là trieste của glixerol và các axit béo no hoặc không no.
D. Các chất (C17H33COO)3C3H5, (C15H31COO)3C3H5 là chất béo dạng lỏng ở nhiệt độ thường.
Trong các nhận xét đã cho thì nhận xét đúng là "Chất béo là trieste của glixerol và các axit béo no hoặc không no".
Các nhận xét còn lại đều sai
+ Chất béo có thành phần nguyên tố là C, H, O. Còn mỡ bôi trơn có thành phần nguyên tố là C và H.
+ Ở điều kiện thường chất béo có thể ở dạng rắn hoặc dạng lỏng tùy thuộc vào cấu tạo của gốc axit béo là no hay không no.
+ Các chất (C17H33COO)3C3H5, (C15H31COO)3C3H5 là chất béo có chứa các gốc axit béo no nên chúng ở dạng rắn ở điều kiện thường.
Câu 12. Chất béo tripanmitin có công thức là
A. (C17H35COO)3C3H5.
B. (C17H33COO)3C3H5.
C. (C15H31COO)3C3H5.
D. (C17H31COO)3C3H5.
Chất béo tripanmitin có công thức là (C15H31COO)3C3H5.
Câu 13. Cho dãy các chất: phenyl axetat, anlyl axetat, metyl axetat, etyl fomat, tripanmitin. Số chất trong dãy khi thủy phân trong dung dịch NaOH (dư), đun nóng sinh ra ancol là
A. 3
B. 5
C. 4
D. 2
CH3COOC6H5 + 2NaOH → CH3COONa + C6H5ONa + H2O
Phenylaxetat
CH3COOCH2CH=CH2 + NaOH → CH3COONa + HOCH2CH=CH2
anylaxetat
CH3COOCH3 + NaOH → CH3COONa + CH3OH
metylaxetat
HCOOC2H5 + NaOH → HCOONa + C2H5OH
etylfomiat
(C15H31COO)3C3H5 + 3NaOH → 3C15H31COONa + C3H5(OH)3
tripanmitin
Vậy có 4 chất khi thủy phân trong dung dịch NaOH (dư), đun nóng sinh ra ancol
Câu 14. Thủy phân hoàn toàn một lượng tristrearin trong dung dịch NaOH (vừa đủ), thu được 0,5 mol glyxerol và:
A. 1,5 mol C17H35COONa.
B. 1,5 mol C17H33COONa.
C. 0,5 mol C17H33COONa
D. 1,5mol C17H31COONa.
Tristearin là trieste của glixerol và axit stearic ( C17H35COOH).
Khi thủy phân trong dung dịch kiềm sẽ tạo muối và glixerol.
(1 mol trieste tạo 1mol glixerol và 3 mol muối Na)
Câu 15. Thủy phân tristearin trong môi trường axit ta thu được sản phẩm là:
A. C17H35COOH và glixerol.
B. C15H31COONa và glixerol.
C. C15H31COOH và glixerol.
D. C17H35COONa và glixerol.
Tristearin có công thức là: (C17H35COO)3C3H5
Phương trình phản ứng minh họa
(C17H35COO)3C3H5 + 3H2O → 3C17H35COOH + C3H5(OH)3
................................
>> Mời các bạn tham khảo thêm một số tài liệu liên quan
- Câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết vai trò và ứng dụng của chất béo
- Cách làm bài tập về chất béo
- Dạng bài tập phản ứng xà phòng hóa Có đáp án hướng dẫn giải chi tiết
- Bài tập tính khối lượng xà phòng
Các bạn có thể các em cùng tham khảo thêm một số tài liệu liên quan hữu ích trong quá trình học tập như: Giải bài tập Hóa 12, Giải bài tập Toán lớp 12, Giải bài tập Vật Lí 12 ,....