Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Công nghệ 10 Cánh diều bài 10

VnDoc xin giới thiệu bài Lý thuyết Công nghệ 10 bài 10: Phương pháp chọn, tạo giống cây trồng được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết và bài tập có đáp án đi kèm nằm trong chương trình giảng dạy môn Công nghệ lớp 10 sách Cánh diều.

A. Lý thuyết Công nghệ 10 bài 10

1. Một số khái niệm trong chọn và tạo giống cây trồng

- Tạo giống cây trồng: là cách hình thành giống mới từ những nguồn vật liệu đã có qua việc thay đổi vật chất di truyền trong tế bào.

- Chọn giống cây trồng: là chọn lọc hay tuyển lựa những cây trồng đã có hoặc mới tạo ra theo hướng đem lại lợi ích cho con người.

- Vật liệu khởi đầu: là những cây dại hay cây trồng được sử dụng để tạo ra giống mới bằng những phương pháp chọn tạo giống thích hợp.

- Giống gốc: là giống ban đầu trước khi được chọn lọc.

- Giống đối chứng: là giống cùng loài đó được trồng phổ biến tại địa phương.

- Giống ưu thế lai: là giống biểu hiện tình trạng vượt trội của con lai F1 so với bố mẹ chúng.

2. Một số phương pháp chọn giống cây trồng

2.1. Phương pháp chọn lọc hỗn hợp

- Cách tiến hành:

- Ưu điểm: nhanh đạt được mục tiêu chọn giống và dễ thực hiện.

- Nhược điểm: không tạo ra nhiều sự khác biệt so với giống gốc.

- Đối tượng: áp dụng cho cây nhân giống vô tính, cây tự thụ phấn, cây giao phấn.

2.2. Phương pháp chọn lọc cá thể

- Cách tiến hành:

- Ưu điểm: tạo sự khác biệt rõ theo mục tiêu chọn giống

- Nhược điểm: tốn nhiều thời gian và diện tích đất

- Đối tượng: áp dụng cho cây tự thụ phấn, cây nhân giống vô tính

2.3. Ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn giống cây trồng

- Ưu điểm: rút ngắn thời gian chọn giống

- Nhược điểm: chi phí cao

- Đối tượng: áp dụng cho cây nhân giống vô tính

3. Một số phương pháp tạo giống cây trồng

3.1. Tạo giống bằng phương pháp lai hữu tính

- Là sự giao phối giữa hai hay nhiều dạng bố mẹ khác nhau nhằm tạo ra các con lai mang nhiều tính trạng tốt của bố mẹ.

- Ưu điểm:

+ Dễ thực hiện

+ Đặc tính di truyền ổn định

+ Thế hệ sau tỉ lệ sinh sản cao

- Nhược điểm:

+ Tốn nhiều thời gian

+ Khó loại bỏ tính trạng không mong muốn

3.2. Tạo giống cây trồng bằng phương pháp đột biến gen

- Dùng tác nhân tác động làm thay đổi cấu trúc hóa học của DNA trong tế bào của lá, hạt, mô gây ra đột biến gen, kết hợp với chọn lọc để tạo ra giống mang các tính trạng đột biến có tính bền vững và có thể di truyền cho các đời sau.

- Ưu điểm: tạo nguồn biến dị phong phú và nhanh tạo ra giống mới.

- Nhược điểm: tỉ lệ biến dị có lợi thấp.

3.3. Tạo giống cây trồng bằng phương pháp đa bội thể

- Là những loại cây trồng trong tế bào sinh dưỡng có số lượng nhiễm sắc thể tăng theo bội số nguyên lần của bộ nhiễm sắc thể đơn bội.

- Ưu điểm:

+ Năng suất cao

+ Sức sống cao

+ Tính thích ứng rộng

+ Khả năng chống chịu cao với điều kiện bất lợi

- Nhược điểm: hạn chế nhân giống hữu tính

3.4. Tạo giống cây trồng bằng phương pháp chuyển gen

- Là sử dụng kĩ thuật kết hợp một gen hay một số gen của loài này vào gen của loài khác bằng cách chuyển ADN tái tổ hợp vào công cụ chuyển gen và đưa đến tế bào
- Ưu điểm: nhanh đạt được mục đích chọn giống

- Nhược điểm: kĩ thuật cao và thiết bị phức tạp

B. Bài tập trắc nghiệm Công nghệ 10 bài 10

Câu 1. Có mấy phương pháp chọn giống cây trồng?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng: B

Giải thích: Có 2 phương pháp chọn giống cây trồng:

+ Phương pháp chọn lọc hỗn hợp

+ Phương pháp chọn lọc cá thể

Câu 2. Đâu là phương pháp chọn lọc giống cây trồng?

A. Phương pháp chọn lọc hỗn hợp

B. Phương pháp chọn lọc cá thể

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng: C

Giải thích: Có 2 phương pháp chọn giống cây trồng:

+ Phương pháp chọn lọc hỗn hợp

+ Phương pháp chọn lọc cá thể

Câu 3. Có mấy phương pháp tạo giống cây trồng?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng: D

Giải thích: Có 4 phương pháp tạo giống cây trồng:

+ Lai hữu tính

+ Đột biến gen

+ Đa bội thể

+ Chuyển gen

Câu 4. Ưu điểm của phương pháp chọn lọc hỗn hợp là:

A. Nhanh đạt mục tiêu chọn giống

B. Dễ thực hiện

C. Tạo ra nhiều sự khác biệt so với giống gốc

D. Cả A và B đều đúng

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng: C

Giải thích: Phương pháp chọn lọc hỗn hợp không tạo ra nhiều sự khác biệt so với giống gốc

Câu 5. Nhược điểm của phương pháp chọn lọc hỗn hợp là:

A. Chậm đạt mục tiêu chọn giống

B. Khó thực hiện

C. Không tạo ra nhiều sự khác biệt so với giống gốc

D. Cả A và B đều đúng

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng: C

Giải thích: Phương pháp chọn lọc hỗn hợp nhanh đạt được mục tiêu chọn giống và dễ thực hiện.

Câu 6. Có mấy loại giống cây trồng?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng: C

Giải thích: Có 3 loại giống cây trồng:

+ Giống gốc

+ Giống đối chứng

+ Giống ưu thế lai

Câu 7. Hãy cho biết, có loại giống cây trồng nào?

A. Giống gốc

B. Giống đối chứng

C. Giống ưu thế lai

D. Cả 3 đáp án trên

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng: D

Giải thích: Có 3 loại giống cây trồng:

+ Giống gốc

+ Giống đối chứng

+ Giống ưu thế lai

Câu 8. Thế nào là giống gốc?

A. Là giống ban đầu trước khi được chọn lọc.

B. Là giống cùng loài đó được trồng phổ biến tại địa phương

C. Là giống biểu hiện tính trạng vượt trội của con lai F1 so với bố mẹ chúng.

D. Cả 3 đáp án trên

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng: A

Giải thích:

+ Giống gốc: Là giống ban đầu trước khi được chọn lọc.

+ Giống đối chứng: Là giống cùng loài đó được trồng phổ biến tại địa phương

+ Giống ưu thế lai: Là giống biểu hiện tính trạng vượt trội của con lai F1 so với bố mẹ chúng.

Câu 9. Thế nào là giống đối chứng?

A. Là giống ban đầu trước khi được chọn lọc.

B. Là giống cùng loài đó được trồng phổ biến tại địa phương

C. Là giống biểu hiện tính trạng vượt trội của con lai F1 so với bố mẹ chúng.

D. Cả 3 đáp án trên

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng: B

Giải thích:

+ Giống gốc: Là giống ban đầu trước khi được chọn lọc.

+ Giống đối chứng: Là giống cùng loài đó được trồng phổ biến tại địa phương

+ Giống ưu thế lai: Là giống biểu hiện tính trạng vượt trội của con lai F1 so với bố mẹ chúng.

Câu 10. Thế nào là giống ưu thế lai?

A. Là giống ban đầu trước khi được chọn lọc.

B. Là giống cùng loài đó được trồng phổ biến tại địa phương

C. Là giống biểu hiện tính trạng vượt trội của con lai F1 so với bố mẹ chúng.

D. Cả 3 đáp án trên

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng: C

Giải thích:

+ Giống gốc: Là giống ban đầu trước khi được chọn lọc.

+ Giống đối chứng: Là giống cùng loài đó được trồng phổ biến tại địa phương

+ Giống ưu thế lai: Là giống biểu hiện tính trạng vượt trội của con lai F1 so với bố mẹ chúng.

Câu 11. Ưu điểm của phương pháp chọn lọc cá thể là:

A. Tạo ra sự khác biệt rõ rệt theo mục tiêu chọn giống

B. Tốn ít thời gian

C. Không tốn diện tích đất

D. Cả 3 đáp án trên

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng: A

Giải thích: Phương pháp chọn lọc cá thể có nhược điểm: tốn nhiều thời gian và diện tích đất.

Câu 12. Nhược điểm của phương pháp chọn lọc cá thể là:

A. Không tạo ra sự khác biệt rõ rệt theo mục tiêu chọn giống

B. Tốn nhiều thời gian

C. Tốn diện tích đất

D. Cả B và C đều đúng

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng: D

Giải thích: Phương pháp chọn lọc cá thể có ưu điểm: tạo ra sự khác biệt rõ rệt theo mục tiêu chọn giống

Câu 13. Đối tượng áp dụng của phương pháp chọn lọc hỗn hợp:

A. Cây nhân giống vô tính

B. Cây tự thụ phấn

C. Cây giao phấn

D. Cả 3 đáp án trên

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng: D

Giải thích: Phương pháp chọn lọc hỗn hợp có 3 đối tượng được áp dụng:

+ Cây nhân giống vô tính

+ Cây tự thụ phấn

+ Cây giao phấn

Câu 14. Đối tượng áp dụng của phương pháp chọn lọc cá thể:

A. Cây nhân giống vô tính

B. Cây tự thụ phấn

C. Cây giao phấn

D. Cả A và B đều đúng

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng: D

Giải thích: Phương pháp chọn lọc cá thể có 2 đối tượng được áp dụng:

+ Cây nhân giống vô tính

+ Cây tự thụ phấn

Câu 15. Đối tượng áp dụng của ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn giống cây trồng:

A. Cây nhân giống vô tính

B. Cây tự thụ phấn

C. Cây giao phấn

D. Cả 3 đáp án trên

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng: A

Giải thích: Đối tượng áp dụng của việc ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn giống cây trồng là cây nhân giống vô tính.

>>>> Bài tiếp theo: Lý thuyết Công nghệ 10 Cánh diều bài 11

Như vậy, chúng tôi đã gửi tới các bạn Lý thuyết Công nghệ 10 bài 10: Phương pháp chọn, tạo giống cây trồng sách Cánh diều. Ngoài ra, các em học sinh có thể tham khảo môn Hóa 10 Cánh diều, Lý 10 Cánh diềuToán 10 Cánh diều, Sinh 10 Cánh diều đầy đủ khác.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • dnkd ♡
    dnkd ♡

    😇😇😇😇😇😇😇😇

    Thích Phản hồi 11:00 28/02
    • Ma Kết
      Ma Kết

      🤝🤝🤝🤝🤝🤝🤝

      Thích Phản hồi 11:00 28/02
      • Lanh chanh
        Lanh chanh

        👍👍👍👍👍👍

        Thích Phản hồi 11:01 28/02
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Công nghệ 10 Cánh Diều

        Xem thêm