Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Công nghệ 10 Cánh diều bài 4

Với nội dung bài Lý thuyết Công nghệ lớp 10 bài 4: Thành phần và tính chất của đất trồng sách Cánh diều hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Công nghệ 10.

A. Lý thuyết Công nghệ 10 bài 4

1. Khái niệm đất trồng

- Là lớp ngoài cùng tơi xốp của vỏ Trái Đất, có vai trò cung cấp nước, chất dinh dưỡng và các điều kiện khác cho cây trồng sống, phát triển và tạo ra sản phẩm trồng trọt.

lý thuyết công nghệ 10

2. Thành phần của đất trồng

2.1. Nước

- Tồn tại ở các dạng khác nhau

- Cây trồng hấp thụ chủ yếu là nước tự do

2.2. Không khí

- Cung cấp O2 cho rễ cây và hệ sinh vật đất hô hấp

- Cung cấp N2 cho quá trình cố định đạm trong đất

2.3. Chất rắn

- Các hạt khoáng là phần cốt lõi và quan trọng nhất của chất rắn, quyết định các tính chất của đất

- Các hạt khoáng chứa chất khoáng cần thiết cho cây trồng và các chất dinh dưỡng khác

- Chất hữu cơ quyết định tính chất và độ phì nhiêu của đất

2.4. Sinh vật

Vi sinh vật tác động, chất hữu cơ biến đổi thành chất dinh dưỡng cung cấp cho cây và hình thành hợp chất mùn cho đất

3. Một số tính chất của đất trồng

Gồm các nhóm:

- Nhóm tính chất lí học

- Nhóm tính chất hóa học

- Nhóm tính chất sinh học

3.1. Thành phần cơ giới, độ thoáng khí và khả năng giữ nước của đất

- Thành phần cơ giới của đất:

+ Là tỉ lệ % các cấp hạt cát, limon và sét có trong đất

+ Các loại đất trồng: đất cát, đất thịt, đất sét

+ Tỉ lệ các hạt quyết định tính chất và độ phì nhiêu của đất

- Độ thoáng khí

+ Là khả năng di chuyển của không khí qua các tầng đất

+ Quyết định tốc độ trao đổi khí giữa đất và khí quyển

- Khả năng giữ nước

3.2. Keo đất và khả năng hấp phụ của đất

- Keo đất: là những phần tử chất rắn có kích thước dưới 1µm, không hòa tan mà ở trạng thái lơ lửng trong nước.

- Keo đất quyết định tính chất cơ bản của đất về mặt lí học, hóa học, đặc tính hấp phụ của đất.

- Khả năng hấp phụ của đất: là khả năng đất có thể giữ lại các chất rắn, chất lỏng, chất khí hoặc làm thay đổi nồng độ của các chất đó trên bề mặt của hạt đất.

- Các dạng hấp phụ của đất:

+ Hấp phụ sinh học

+ Hấp phụ cơ học

+ Hấp phụ lí học

+ Hấp phụ hóa học

+ Hấp phụ lí hóa học

3.3. Phản ứng của dung dịch đất

Dung dịch đất là nước và chất hòa tan ở trong đất

- Phản ứng chua của đất

- Phản ứng kiềm của đất

- Phản ứng trung tính của đất

lý thuyết công nghệ 10

4. Độ phì nhiêu của đất

- Là khả năng của đất có thể cung cấp đồng thời và liên tục nước, nhiệt, khí và dinh dưỡng cho cây trồng sinh trưởng, phát triển.

- Gồm 2 loại:

+ Độ phì nhiêu tự nhiên

+ Độ phì nhiêu nhân tạo

B. Bài tập trắc nghiệm Công nghệ 10 bài 4

Câu 1. Tính chất của đất trồng được chia làm mấy nhóm?

  1. 1
  2. 2
  3. 3
  4. 4

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng: C

Giải thích: Tính chất của đất trồng được chia làm 3 nhóm:

+ Nhóm tính chất lí học

+ Nhóm tính chất hóa học

+ Nhóm tính chất sinh học

Câu 2. Đất trồng có nhóm tính chất nào sau đây?

  1. Nhóm tính chất lí học
  2. Nhóm tính chất hóa học
  3. Nhóm tính chất sinh học
  4. Cả 3 đáp án trên

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng: D

Giải thích: Tính chất của đất trồng được chia làm 3 nhóm:

+ Nhóm tính chất lí học

+ Nhóm tính chất hóa học

+ Nhóm tính chất sinh học

Câu 3. Nhóm tính chất lí học của đất là:

  1. Thành phần cơ giới của đất
  2. Phản ứng dung dịch đất
  3. Hoạt động của vi sinh vật
  4. Cả 3 đáp án trên

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng: A

Giải thích:

+ Nhóm tính chất lí học: Thành phần cơ giới của đất

+ Nhóm tính chất hóa học: Phản ứng dung dịch đất

+ Nhóm tính chất sinh học: Hoạt động của vi sinh vật

Câu 4. Nhóm tính chất hóa học của đất là:

  1. Thành phần cơ giới của đất
  2. Phản ứng dung dịch đất
  3. Hoạt động của vi sinh vật
  4. Cả 3 đáp án trên

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng: B

Giải thích:

+ Nhóm tính chất lí học: Thành phần cơ giới của đất

+ Nhóm tính chất hóa học: Phản ứng dung dịch đất

+ Nhóm tính chất sinh học: Hoạt động của vi sinh vật

Câu 5. Nhóm tính chất sinh học của đất là:

  1. Thành phần cơ giới của đất
  2. Phản ứng dung dịch đất
  3. Hoạt động của vi sinh vật
  4. Cả 3 đáp án trên

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng: C

Giải thích:

+ Nhóm tính chất lí học: Thành phần cơ giới của đất

+ Nhóm tính chất hóa học: Phản ứng dung dịch đất

+ Nhóm tính chất sinh học: Hoạt động của vi sinh vật

Câu 6. Đất trồng gồm có mấy thành phần?

  1. 1
  2. 2
  3. 3
  4. 4

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng: D

Giải thích: Đất trồng gồm có 4 thành phần:

+ Nước

+ Không khí

+ Chất rắn

+ Sinh vật

Câu 7. Lượng O2 trong đất như thế nào so với trong khí quyển?

  1. Ít hơn
  2. Nhiều hơn
  3. Như nhau
  4. Không xác định

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng: A

Giải thích: Thành phần không khí trong đất tương tự trong khí quyển nhưng ít O2 và nhiều CO2 hơn.

Câu 8. Lượng CO2 trong đất như thế nào so với trong khí quyển?

  1. Ít hơn
  2. Nhiều hơn
  3. Như nhau
  4. Không xác định

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng: B

Giải thích: Thành phần không khí trong đất tương tự trong khí quyển nhưng ít O2 và nhiều CO2 hơn.

Câu 9. Không khí trong đất cung cấp O2 cho:

  1. Rễ cây
  2. Hệ sinh vật đất hô hấp
  3. Cả A và B đều đúng
  4. Quá trình cố định đạm trong đất

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng: C

Giải thích: Không khí trong đất cung cấp O2 cho rễ cây và hệ sinh vật đất hô hấp. Cung cấp N2 cho quá trình cố định đạm trong đất

Câu 10. Không khí trong đất cung cấp N2 cho:

  1. Rễ cây
  2. Hệ sinh vật đất hô hấp
  3. Cả A và B đều đúng
  4. Quá trình cố định đạm trong đất

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng: D

Giải thích: Không khí trong đất cung cấp O2 cho rễ cây và hệ sinh vật đất hô hấp. Cung cấp N2 cho quá trình cố định đạm trong đất

Câu 11. Có mấy loại phản ứng của dung dịch đất?

  1. 1
  2. 2
  3. 3
  4. 4

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng: C

Giải thích: Có 3 loại phản ứng của dung dịch đất:

+ Phản ứng chua của đất

+ Phản ứng kiềm của đất

+ Phản ứng trung tính của đất

Câu 12. Dung dịch đất có loại phản ứng nào sau đây?

  1. Phản ứng chua của đất
  2. Phản ứng kiềm của đất
  3. Phản ứng trung tính của đất
  4. Cả 3 đáp án trên

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng: D

Giải thích: Có 3 loại phản ứng của dung dịch đất:

+ Phản ứng chua của đất

+ Phản ứng kiềm của đất

+ Phản ứng trung tính của đất

Câu 13. Đất chua có độ pH như thế nào?

  1. < 6,5
  2. Từ 6,5 – 7,5
  3. > 7,5
  4. Cả 3 đáp án trên

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng: A

Giải thích:

+ Đất chua: pH < 6,5

+ Đất trung tính: pH từ 6,5 – 7,5

+ Đất kiềm: pH > 7,5

Câu 14. Đất trung tính có độ pH như thế nào?

  1. < 6,5
  2. Từ 6,5 – 7,5
  3. > 7,5
  4. Cả 3 đáp án trên

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng: B

Giải thích:

+ Đất chua: pH < 6,5

+ Đất trung tính: pH từ 6,5 – 7,5

+ Đất kiềm: pH > 7,5

Câu 15. Đất kiềm có độ pH như thế nào?

  1. < 6,5
  2. Từ 6,5 – 7,5
  3. > 7,5
  4. Cả 3 đáp án trên

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng: C

Giải thích:

+ Đất chua: pH < 6,5

+ Đất trung tính: pH từ 6,5 – 7,5

+ Đất kiềm: pH > 7,5

>>>> Bài tiếp theo: Lý thuyết Công nghệ 10 Cánh diều bài 5

Như vậy, chúng tôi đã gửi tới các bạn Lý thuyết Công nghệ 10 bài 4: Thành phần và tính chất của đất trồng sách Cánh diều. Ngoài ra, các em học sinh có thể tham khảo môn Hóa 10 Cánh diều, Lý 10 Cánh diềuToán 10 Cánh diều, Sinh 10 Cánh diều đầy đủ khác.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Đội Trưởng Mỹ
    Đội Trưởng Mỹ

    😘😘😘😘😘😘😘

    Thích Phản hồi 11:27 27/02
    • Thùy Chi
      Thùy Chi

      👍👍👍👍👍👍👍👍

      Thích Phản hồi 11:28 27/02
      • Bảnh
        Bảnh

        🤟🤟🤟🤟🤟🤟🤟

        Thích Phản hồi 11:28 27/02
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Công nghệ 10 Cánh Diều

        Xem thêm