Lý thuyết Công nghệ 10 Cánh diều bài 21

Lý thuyết Công nghệ 10 bài 21: Công nghệ trồng cây không dùng đất được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết và bài tập có đáp án đi kèm nằm trong chương trình giảng dạy môn Công nghệ lớp 10 sách Cánh diều.

A. Lý thuyết Công nghệ 10 bài 21

1. Khái niệm về trồng cây không dùng đất

- Là biện pháp canh tác trong dung dịch dinh dưỡng hoặc trên giá thể không có nguồn gốc đất tự nhiên.

- Ưu điểm:

+ Dễ tăng mật độ trồng

+ Giảm sử dụng thuốc trừ sâu, bệnh và cỏ

+ Giúp cây sinh trưởng tốt, cho năng suất cao, chất lượng tốt

+ An toàn với con người, thân thiện với môi trường

+ Giảm các chi phí, tận dụng diện tích ở nhà phố

+ Áp dụng với vùng đất nghèo dinh dưỡng, đất xấu nhưng khí hậu thuận lợi

- Nhược điểm:

+ Chi phí đầu tư cao

+ Yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao

+ Nguồn vật liệu, thiết bị, máy móc hạn chế

+ Khi bệnh hại có thể lây lan nhanh

2. Cơ sở khoa học của trồng cây không dùng đất

2.1. Giá thể

- Là vật liệu giúp bộ rễ cây phát triển thuận lợi.

- Xơ dừa, len đá: dùng trong hệ thống trồng cây tưới nhỏ giọt, khí canh.

- Mút xốp, trấu hun: dùng trong hệ thống màng mỏng dinh dưỡng.

2.2. Dung dịch dinh dưỡng

- Dung dịch được pha chế từ các loại phân bón và nước

- Tự động hóa các khâu cung cấp dinh dưỡng, điều chỉnh pH/EC dung dịch dinh dưỡng, cường độ ánh sáng, nhiệt độ, …

3. Các hệ thống trồng cây không dùng đất

3.1. Hệ thống trồng cây trên giá thể tưới nhỏ giọt

- Nguyên lí: Bơm do đồng hồ hẹn giờ điều khiển, hút dung dịch dinh dưỡng từ bể chứa qua bộ lọc, vào hệ thống ống dẫn và đi qua các van nhỏ giọt đến cây.

- Ưu điểm:

+ Tiết kiệm nước và dung dịch dinh dưỡng

+ Cung cấp nước và dinh dưỡng theo yêu cầu

+ Dễ kiểm soát độ ẩm giá thể, lượng nước tưới và dinh dưỡng

+ Chi phí không quá cao

- Nhược điểm:

+ Dễ tắc van tưới

+ Bệnh hại lan nhanh

- Đối tượng cây trồng áp dụng: rau ăn quả, hoa, cây cảnh trồng chậu

3.2. Hệ thống thủy canh màng mỏng dinh dưỡng

- Nguyên lí hoạt động: bơm do đồng hồ hẹn giờ điều khiển, hút dung dịch dinh dưỡng từ bể chứa qua bộ lọc, vào các máng tạo thành dòng chảy dung dịch dinh dưỡng qua bộ rễ của từng cây.

- Ưu điểm:

+ Dung dịch dinh dưỡng luôn được làm giàu oxygen cần thiết cho rễ cây.

+ Tiết kiệm dinh dưỡng

+ Hạn chế ô nhiễm môi trường

- Nhược điểm:

+ Bệnh hại lây lan nhanh

+ Khó khăn trong vệ sinh hệ thống

+ Chi phí lắp đặt và vận hành hệ thống cao

- Đối tượng cây trồng áp dụng: rau ăn lá

3.3. Hệ thống thủy canh thủy triều

- Nguyên lí hoạt động: đồng hồ hẹn giờ bơm dung dịch dinh dưỡng tự động vào bồn chứa các chậu giá thể trồng cây.

- Ưu điểm: dễ vận hành và đơn giản

- Nhược điểm: giá thể dễ bị khô khi gặp thời tiết nắng nóng

- Đối tượng cây trồng áp dụng: cây có thời gian sinh trưởng ngắn

3.4. Hệ thống thủy canh tĩnh

- Nguyên lí hoạt động: cây được trồng trong giá thể và nhúng trực tiếp vào dung dịch dinh dưỡng

- Ưu điểm: dễ làm, chi phí thấp

- Nhược điểm: dễ héo do thiếu oxygen

- Đối tượng cây trồng áp dụng: áp dụng cho rau ăn lá ngắn ngày, cây cảnh nhỏ trồng trong nhà

3.5. Hệ thống khí canh

- Nguyên lí hoạt động: bơm do đồng hồ hẹn giờ điều khiển, hút dung dịch dinh dưỡng từ bể chứa qua bộ lọc vào hệ thống phun sương mù và phun trực tiếp vào bộ rễ của cây.

- Ưu điểm:

+ Môi trường không khí giàu oxygen

+ Tiết kiệm nước và dinh dưỡng

+ Tận dụng không gian trồng cây theo phương thẳng đứng

- Nhược điểm:

+ Bệnh hại lây lan nhanh chóng

+ Rễ cây dễ bị khô

+ Chi phí đầu tư và duy trì hệ thống cao

- Đối tượng áp dụng: cây rau ăn lá

B. Bài tập trắc nghiệm Công nghệ 10 bài 21

Câu 1. Hệ thống trồng cây trên giá thể tưới nhỏ giọt áp dụng với đối tượng cây trồng nào?

A. Các loại rau ăn quả, hoa, cây cảnh trồng chậu.

B. Các loại cây có hình thái thân, lá nhỏ như rau ăn lá

C. Các loại cây có thời gian sinh trưởng ngắn như rau ăn lá, dâu tây, hoa thời vụ

D. Một số loại rau ăn lá ngắn ngày, cây cảnh nhỏ trồng trong nhà

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng: A

Giải thích:

+ Hệ thống trồng cây trên giá thể tưới nhỏ giọt: Các loại rau ăn quả, hoa, cây cảnh trồng chậu.

+ Hệ thống thủy canh màng mỏng dinh dưỡng: Các loại cây có hình thái thân, lá nhỏ như rau ăn lá

+ Hệ thống thủy canh thủy triều: Các loại cây có thời gian sinh trưởng ngắn như rau ăn lá, dâu tây, hoa thời vụ

+ Hệ thống thủy canh tĩnh: Một số loại rau ăn lá ngắn ngày, cây cảnh nhỏ trồng trong nhà

Câu 2. Hệ thống thủy canh màng mỏng dinh dưỡng áp dụng với đối tượng cây trồng nào?

A. Các loại rau ăn quả, hoa, cây cảnh trồng chậu.

B. Các loại cây có hình thái thân, lá nhỏ như rau ăn lá

C. Các loại cây có thời gian sinh trưởng ngắn như rau ăn lá, dâu tây, hoa thời vụ

D. Một số loại rau ăn lá ngắn ngày, cây cảnh nhỏ trồng trong nhà

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng: B

Giải thích:

+ Hệ thống trồng cây trên giá thể tưới nhỏ giọt: Các loại rau ăn quả, hoa, cây cảnh trồng chậu.

+ Hệ thống thủy canh màng mỏng dinh dưỡng: Các loại cây có hình thái thân, lá nhỏ như rau ăn lá

+ Hệ thống thủy canh thủy triều: Các loại cây có thời gian sinh trưởng ngắn như rau ăn lá, dâu tây, hoa thời vụ

+ Hệ thống thủy canh tĩnh: Một số loại rau ăn lá ngắn ngày, cây cảnh nhỏ trồng trong nhà

Câu 3. Hệ thống thủy canh thủy triều áp dụng với đối tượng cây trồng nào?

A. Các loại rau ăn quả, hoa, cây cảnh trồng chậu.

B. Các loại cây có hình thái thân, lá nhỏ như rau ăn lá

C. Các loại cây có thời gian sinh trưởng ngắn như rau ăn lá, dâu tây, hoa thời vụ

D. Một số loại rau ăn lá ngắn ngày, cây cảnh nhỏ trồng trong nhà

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng: C

Giải thích:

+ Hệ thống trồng cây trên giá thể tưới nhỏ giọt: Các loại rau ăn quả, hoa, cây cảnh trồng chậu.

+ Hệ thống thủy canh màng mỏng dinh dưỡng: Các loại cây có hình thái thân, lá nhỏ như rau ăn lá

+ Hệ thống thủy canh thủy triều: Các loại cây có thời gian sinh trưởng ngắn như rau ăn lá, dâu tây, hoa thời vụ

+ Hệ thống thủy canh tĩnh: Một số loại rau ăn lá ngắn ngày, cây cảnh nhỏ trồng trong nhà

Câu 4. Hệ thống thủy canh tĩnh áp dụng với đối tượng cây trồng nào?

A. Các loại rau ăn quả, hoa, cây cảnh trồng chậu.

B. Các loại cây có hình thái thân, lá nhỏ như rau ăn lá

C. Các loại cây có thời gian sinh trưởng ngắn như rau ăn lá, dâu tây, hoa thời vụ

D. Một số loại rau ăn lá ngắn ngày, cây cảnh nhỏ trồng trong nhà

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng: D

Giải thích:

+ Hệ thống trồng cây trên giá thể tưới nhỏ giọt: Các loại rau ăn quả, hoa, cây cảnh trồng chậu.

+ Hệ thống thủy canh màng mỏng dinh dưỡng: Các loại cây có hình thái thân, lá nhỏ như rau ăn lá

+ Hệ thống thủy canh thủy triều: Các loại cây có thời gian sinh trưởng ngắn như rau ăn lá, dâu tây, hoa thời vụ

+ Hệ thống thủy canh tĩnh: Một số loại rau ăn lá ngắn ngày, cây cảnh nhỏ trồng trong nhà

Câu 5. Quy trình trồng rau thủy canh tĩnh gồm mấy bước?

A. 2

B. 4

C. 6

D. 8

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng: D

Giải thích: Quy trình trồng rau thủy canh tĩnh gồm 8 bước:

+ Bước 1: Pha dung dịch dinh dưỡng

+ Bước 2: Điều chỉnh dung dịch dinh dưỡng

+ Bước 3: Đục lỗ trên nắp thùng xốp

+ Bước 4: Làm ướt giá thể

+ Bước 5: Cho trấu hun hoặc xơ dừa, mút xốp ướt vào rọ

+ Bước 6: Đặt cây vào giữa rọ

+ Bước 7: Đặt nắp thùng xốp có các rọ trồng cây đậy kín miệng thùng

+ Bước 8: Theo dõi sinh trưởng, bổ sung dung dịch dinh dưỡng nếu cần.

Câu 6. Chương trình giới thiệu mấy hệ thống trồng cây không dùng đất?

A. 1

B. 3

C. 5

D. 7

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng: C

Giải thích: Chương trình giới thiệu 5 hệ thống trồng cây không dùng đất:

1. Hệ thống trồng cây trên giá thể tưới nhỏ giọt

2. Hệ thống thủy canh màng mỏng dinh dưỡng

3. Hệ thống thủy canh thủy triều

4. Hệ thống thủy canh tĩnh

5. Hệ thống khí canh

Câu 7. Hệ thống trồng cây không dùng đất đầu tiên được giới thiệu là:

A. Hệ thống trồng cây trên giá thể tưới nhỏ giọt

B. Hệ thống thủy canh màng mỏng dinh dưỡng

C. Hệ thống thủy canh thủy triều

D. Hệ thống thủy canh tĩnh

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng: A

Giải thích: Chương trình giới thiệu 5 hệ thống trồng cây không dùng đất:

1. Hệ thống trồng cây trên giá thể tưới nhỏ giọt

2. Hệ thống thủy canh màng mỏng dinh dưỡng

3. Hệ thống thủy canh thủy triều

4. Hệ thống thủy canh tĩnh

5. Hệ thống khí canh

Câu 8. Hệ thống trồng cây không dùng đất thứ hai được giới thiệu là:

A. Hệ thống trồng cây trên giá thể tưới nhỏ giọt

B. Hệ thống thủy canh màng mỏng dinh dưỡng

C. Hệ thống thủy canh thủy triều

D. Hệ thống thủy canh tĩnh

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng: B

Giải thích: Chương trình giới thiệu 5 hệ thống trồng cây không dùng đất:

1. Hệ thống trồng cây trên giá thể tưới nhỏ giọt

2. Hệ thống thủy canh màng mỏng dinh dưỡng

3. Hệ thống thủy canh thủy triều

4. Hệ thống thủy canh tĩnh

5. Hệ thống khí canh

Câu 9. Hệ thống trồng cây không dùng đất thứ ba được giới thiệu là:

A. Hệ thống trồng cây trên giá thể tưới nhỏ giọt

B. Hệ thống thủy canh màng mỏng dinh dưỡng

C. Hệ thống thủy canh thủy triều

D. Hệ thống thủy canh tĩnh

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng: C

Giải thích: Chương trình giới thiệu 5 hệ thống trồng cây không dùng đất:

1. Hệ thống trồng cây trên giá thể tưới nhỏ giọt

2. Hệ thống thủy canh màng mỏng dinh dưỡng

3. Hệ thống thủy canh thủy triều

4. Hệ thống thủy canh tĩnh

5. Hệ thống khí canh

Câu 10. Hệ thống trồng cây không dùng đất thứ tư được giới thiệu là:

A. Hệ thống trồng cây trên giá thể tưới nhỏ giọt

B. Hệ thống thủy canh màng mỏng dinh dưỡng

C. Hệ thống thủy canh thủy triều

D. Hệ thống thủy canh tĩnh

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng: D

Giải thích: Chương trình giới thiệu 5 hệ thống trồng cây không dùng đất:

1. Hệ thống trồng cây trên giá thể tưới nhỏ giọt

2. Hệ thống thủy canh màng mỏng dinh dưỡng

3. Hệ thống thủy canh thủy triều

4. Hệ thống thủy canh tĩnh

5. Hệ thống khí canh

Câu 11. Bước đầu tiên của quy trình trồng rau thủy canh tĩnh là:

A. Pha dung dịch dinh dưỡng

B. Điều chỉnh dung dịch dinh dưỡng

C. Đục lỗ trên nắp thùng xốp

D. Làm ướt giá thể

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng: A

Giải thích: Quy trình trồng rau thủy canh tĩnh gồm 8 bước:

+ Bước 1: Pha dung dịch dinh dưỡng

+ Bước 2: Điều chỉnh dung dịch dinh dưỡng

+ Bước 3: Đục lỗ trên nắp thùng xốp

+ Bước 4: Làm ướt giá thể

+ Bước 5: Cho trấu hun hoặc xơ dừa, mút xốp ướt vào rọ

+ Bước 6: Đặt cây vào giữa rọ

+ Bước 7: Đặt nắp thùng xốp có các rọ trồng cây đậy kín miệng thùng

+ Bước 8: Theo dõi sinh trưởng, bổ sung dung dịch dinh dưỡng nếu cần.

Câu 12. Bước thứ hai của quy trình trồng rau thủy canh tĩnh là:

A. Pha dung dịch dinh dưỡng

B. Điều chỉnh dung dịch dinh dưỡng

C. Đục lỗ trên nắp thùng xốp

D. Làm ướt giá thể

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng: B

Giải thích: Quy trình trồng rau thủy canh tĩnh gồm 8 bước:

+ Bước 1: Pha dung dịch dinh dưỡng

+ Bước 2: Điều chỉnh dung dịch dinh dưỡng

+ Bước 3: Đục lỗ trên nắp thùng xốp

+ Bước 4: Làm ướt giá thể

+ Bước 5: Cho trấu hun hoặc xơ dừa, mút xốp ướt vào rọ

+ Bước 6: Đặt cây vào giữa rọ

+ Bước 7: Đặt nắp thùng xốp có các rọ trồng cây đậy kín miệng thùng

+ Bước 8: Theo dõi sinh trưởng, bổ sung dung dịch dinh dưỡng nếu cần.

Câu 13. Bước thứ ba của quy trình trồng rau thủy canh tĩnh là:

A. Pha dung dịch dinh dưỡng

B. Điều chỉnh dung dịch dinh dưỡng

C. Đục lỗ trên nắp thùng xốp

D. Làm ướt giá thể

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng: C

Giải thích: Quy trình trồng rau thủy canh tĩnh gồm 8 bước:

+ Bước 1: Pha dung dịch dinh dưỡng

+ Bước 2: Điều chỉnh dung dịch dinh dưỡng

+ Bước 3: Đục lỗ trên nắp thùng xốp

+ Bước 4: Làm ướt giá thể

+ Bước 5: Cho trấu hun hoặc xơ dừa, mút xốp ướt vào rọ

+ Bước 6: Đặt cây vào giữa rọ

+ Bước 7: Đặt nắp thùng xốp có các rọ trồng cây đậy kín miệng thùng

+ Bước 8: Theo dõi sinh trưởng, bổ sung dung dịch dinh dưỡng nếu cần.

Câu 14. Bước thứ tư của quy trình trồng rau thủy canh tĩnh là:

A. Pha dung dịch dinh dưỡng

B. Điều chỉnh dung dịch dinh dưỡng

C. Đục lỗ trên nắp thùng xốp

D. Làm ướt giá thể

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng: D

Giải thích: Quy trình trồng rau thủy canh tĩnh gồm 8 bước:

+ Bước 1: Pha dung dịch dinh dưỡng

+ Bước 2: Điều chỉnh dung dịch dinh dưỡng

+ Bước 3: Đục lỗ trên nắp thùng xốp

+ Bước 4: Làm ướt giá thể

+ Bước 5: Cho trấu hun hoặc xơ dừa, mút xốp ướt vào rọ

+ Bước 6: Đặt cây vào giữa rọ

+ Bước 7: Đặt nắp thùng xốp có các rọ trồng cây đậy kín miệng thùng

+ Bước 8: Theo dõi sinh trưởng, bổ sung dung dịch dinh dưỡng nếu cần.

Câu 15. Nhược điểm của hệ thống khí canh là:

A. Chi phí đầu tư cao

B. Phí duy trì hệ thống cao

C. Rễ cây bị khô nếu hệ thống trục trặc

D. Cả 3 đáp án trên

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng: D

Giải thích: Nhược điểm của hệ thống khí canh là: bệnh lây lan nhanh chóng nếu xâm nhiễm vào nguồn nước, rễ cây dễ bị khô nếu hệ thống trục trặc, chi phí đầu tư và duy trì hệ thống cao.

>>>> Bài tiếp theo: Lý thuyết Công nghệ 10 Cánh diều bài: Ôn tập chủ đề 7

Như vậy, chúng tôi đã gửi tới các bạn Lý thuyết Công nghệ 10 bài 21: Công nghệ trồng cây không dùng đất sách Cánh diều. Ngoài ra, các em học sinh có thể tham khảo môn Hóa 10 Cánh diều, Lý 10 Cánh diềuToán 10 Cánh diều, Sinh 10 Cánh diều đầy đủ khác.

Đánh giá bài viết
1 13
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Công chúa béo
    Công chúa béo

    😊😊😊😊😊😊😊😊

    Thích Phản hồi 10:24 01/03
    • Đậu Phộng
      Đậu Phộng

      🤟🤟🤟🤟🤟🤟

      Thích Phản hồi 10:24 01/03
      • Kẻ cướp trái tim tôi
        Kẻ cướp trái tim tôi

        😄😄😄😄😄😄😄😄

        Thích Phản hồi 10:24 01/03

        Công nghệ 10 Cánh Diều

        Xem thêm