Lý thuyết Hóa học 9 bài 7
Tóm tắt lý thuyết Hóa học 9
VnDoc xin giới thiệu với thầy cô cùng các em tài liệu Lý thuyết Hóa học 9 bài 7 với nội dung đúc kết của toàn bài trong chương trình Hóa học lớp 9, nhằm hỗ trợ quá trình dạy và học đạt được kết quả tốt.
Hóa học 9 - Lý thuyết Tính chất hóa học của bazơ
I. Phân loại bazơ
Dựa vào tính tan của bazơ trong nước, người ta chia tính bazơ thành 2 loại:
- Bazơ tan được trong nước tạo thành dung dịch bazơ (gọi là kiềm): NaOH, KOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2, LiOH, RbOH, CsOH, Sr(OH)2.
- Những bazơ không tan: Cu(OH)2, Mg(OH)2, Fe(OH)3, Al(OH)3…
II. Tính chất hóa học của bazơ
1) Tác dụng với chất chỉ thị màu.
- Dung dịch bazơ làm quỳ tím đổi thành màu xanh.
- Dung dịch bazơ làm phenolphthalein không màu đổi sang màu đỏ.
2) Dung dịch bazơ tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước.
Thí dụ: 2NaOH + SO2 → Na2SO3 + H2O
3Ca(OH)2 + P2O5 → Ca3(PO4)2↓ + 3H2O
3) Bazơ (tan và không tan) tác dụng với axit tạo thành muối và nước.
Thí dụ: KOH + HCl → KCl + H2O
Cu(OH)2 + 2HNO3 → Cu(NO3)2 + H2O
4) Dung dịch bazơ tác dụng với nhiều dung dịch muối tạo thành muối mới và bazơ mới.
Thí dụ: 2NaOH + CuSO4 → Na2SO4 + Cu(OH)2↓
5) Bazơ không tan bị nhiệt phân hủy thành oxit và nước.
Thí dụ: Cu(OH)2 CuO + H2O
2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O