Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều bài 12

VnDoc xin giới thiệu bài Lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 8 bài 12: Muối sách Kết nối tri thức hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KHTN 8.

A. Lý thuyết KHTN 8 bài 12

I. Khái niệm muối

Muối là những hợp chất được tạo ra khi thay thế ion H+ trong acid bằng ion kim loại hoặc ion ammonium (NH4+).

Ví dụ: NaCl, K2SO4, Ca3(PO4)2, NH4NO3

II. Tên gọi của muối

Tên gọi muối của một số acid được trình bày trong bảng sau:

Acid

Muối

Ví dụ

Hydrochloric acid (HCl)

Muối chloride

Sodium chloride: NaCl

Sulfuric acid (H2SO4)

Muối sulfate

Copper(II) sulfate: CuSO4

Phosphoric acid (H3PO4)

Muối phosphate

Potassium phosphate: K3PO4

Carbonic acid (H2CO3)

Muối carbonate

Calcium carbonate: CaCO3

Nitric acid (HNO3)

Muối nitrate

Magnesium nitrate: Mg(NO3)2

III. Tính tan của muối

- Có muối tan tốt trong nước như: NaCl, CuSO4, Ca(NO3)2, …

- Có muối ít tan trong nước như: CaSO4, PbCl2, …

- Có muối không tan trong nước như: CaCO3, BaSO4, AgCl, …

- Tính tan của một số muối được trình bày trong bảng tính tan sau:

Bảng tính tan trong nước của một số muối

Gốc acid

Các kim loại

K

I

Na

I

Ag

I

Mg

II

Ca

II

Ba

II

Zn

II

Pb

II

Cu

II

Fe

II

Fe

III

Al

III

− Cl

t

t

k

t

t

t

t

i

t

t

t

t

− NO3

t

t

t

t

t

t

t

t

t

t

t

t

= SO4

t

t

i

t

i

k

t

k

t

t

t

t

= CO3

t

t

k

k

k

k

k

k

-

k

-

-

≡ PO4

t

t

k

k

k

k

k

k

k

k

k

k

t: chất dễ tan trong nước

k: chất không tan (độ tan nhỏ hơn 0,01 g/100 g nước).

i: chất ít tan (độ tan nhỏ hơn 1 g/100 g nước).

(-): chất không tồn tại hoặc bị nước phân huỷ.

IV. Tính chất hóa học của muối

1. Tác dụng với kim loại

Dung dịch muối có thể tác dụng với kim loại tạo thành muối mới và kim loại mới.

Ví dụ:

2AgNO3 + Cu → Cu(NO3)2 + 2Ag

Fe(NO3)2 + Cu → Cu(NO3)2 + Fe

2. Tác dụng với acid

Muối có thể tác dụng với dung dịch acid tạo thành muối mới và acid mới.

Ví dụ:

BaCl2 + H2SO4 → BaSO4↓ + 2HCl

CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2↑ + H2O

3. Tác dụng với base

Muối có thể tác dụng với dung dịch base tạo thành muối mới và base mới.

Ví dụ:

CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2↓ + Na2SO4

MgCl2 + 2NaOH → Mg(OH)2↓ + 2NaCl

4. Tác dụng với muối

Hai dung dịch muối có thể tác dụng với nhau tạo thành hai muối mới.

Ví dụ:

CaCl2 + Na2CO3 → CaCO3↓ + 2NaCl

Na2SO4 + BaCl2 → 2NaCl + BaSO4

V. Mối quan hệ giữa acid, base, oxide và muối

Mối quan hệ giữa acid, base, oxide và muối được tóm tắt trong sơ đồ sau:

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 12: Muối

VI. Một số phương pháp điều chế muối

Muối có thể được tạo ra bằng các phương pháp sau:

- Cho dung dịch acid tác dụng với base. Ví dụ:

H2SO4 + Cu(OH)2 → CuSO4 + 2H2O

- Cho dung dịch acid tác dụng với oxide base. Ví dụ:

3H2SO4 + Al2O3 → Al2(SO4)3 + 3H2O

- Cho dung dịch acid tác dụng với muối. Ví dụ:

2HCl + CaCO3 → CaCl2 + CO2↑ + H2O

- Cho dung dịch base tác dụng với oxide acid. Ví dụ:

2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O

- Cho hai dung dịch muối tác dụng với nhau. Ví dụ:

CaCl2 + Na2CO3 → CaCO3↓ + 2NaCl

B. Bài tập trắc nghiệm KHTN 8 bài 12

Câu 1. Muối ăn có công thức hoá học là

A. Na2SO4.

B. Na2CO3.

C. NaCl.

D. Na2S

Đáp án đúng là: C

Công thức hoá học của muối ăn là NaCl.

Câu 2. Cho dung dịch KOH vào ống nghiệm đựng dung dịch FeCl3, hiện tượng quan sát được là

A. không có hiện tượng gì.

B. có khí thoát ra.

C. có kết tủa đỏ nâu.

D. có khí mùi hắc.

Đáp án đúng là: C

PTHH: 3KOH + FeCl3 → Fe(OH)3 + 3KCl

Phản ứng xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ Fe(OH)3.

Câu 3. Hợp chất NaHSO4 có tên gọi là

A. sodium sulfate.

B. sodium sulfite.

C. sodium hydrogensulfate.

D. sodium sulfuric

Đáp án đúng là: C

Hợp chất NaHSO4 có tên gọi là sodium hydrogensulfate.

Câu 4. Cho phương trình hóa học: BaCO3 + 2HCl → BaCl2 + 𝑌 +𝐻2𝑂

Vậy chất Y là

A. CO.

B. H2.

C. Cl2.

D. CO2.

Đáp án đúng là: D

Câu 5. Hãy cho biết muối nào sau đây có thể điều chế bằng phản ứng của kim loại với dung dịch acid H2SO4 loãng?

A. ZnSO4.

B. AgSO4.

C. CuSO4

D. AgCl.

Đáp án đúng là: A

PTHH: Zn + H2SO→ ZnSO4 + H2.

Câu 6. Muối nào sau đây không tan trong nước?

A. BaSO4.

B. CaSO4.

C. Ca(NO3)2.

D. CuSO4.

Đáp án đúng là: A

Muối không tan trong nước là BaSO­4.

Câu 7. Điền vào chỗ trống: "Muối là những hợp chất được tạo ra khi thay thế ion ... trong ... bằng ion kim loại hoặc ion ammonium

A. OH-, base.

B. OH-, acid.

C. H+, acid.

D. H+, base.

Đáp án đúng là: C

"Muối là những hợp chất được tạo ra khi thay thế ion H+ trong acid bằng ion kim loại hoặc ion ammonium

Câu 8. Công thức hoá học của muối có tên gọi calcium carbonate là

A. CaC2.

B. CaCO3.

C. CaSO4 .

D. Ca(HCO3)2.

Đáp án đúng là: B

Công thức của calcium carbonate là CaCO3.

Câu 9. Muối nào sau đây không tan trong nước?

A. KCl.

B. KNO3.

C. ZnCl2.

D. BaCO3.

Đáp án đúng là: D

Muối không tan trong nước là BaCO3.

Câu 10. Tính chất hóa học của muối là

A. tác dụng với kim loại.

B. tác dụng với acid.

C. Tác dụng với dung dịch base.

D. A, B, C đều đúng.

Đáp án đúng là: D

Tính chất hóa học của muối là tác dụng với kim loại; tác dụng với acid; tác dụng với dung dịch base; tác dụng với kim loại và tác dụng với muối.

Câu 11. Cho các phát biểu sau:

(1) Một số muối tác dụng với dung dịch acid tạo thành muối mới và acid mới.

(2) Hai dung dịch muối có thể tác dụng với nhau tạo thành hai muối mới.

(3) Phản ứng trao đổi là phản ứng hóa học, trong đó hai hợp chất tham gia phản ứng trao đổi với nhau những thành phần cấu tạo của chúng để tạo ra những hợp chất mới.

(4) Phản ứng trung hòa không thuộc loại phản ứng trao đổi.

Số phát biểu đúng là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Đáp án đúng là: C

Các phát biểu đúng là:

(1) Một số muối tác dụng với dung dịch acid tạo thành muối mới và acid mới.

(2) Hai dung dịch muối có thể tác dụng với nhau tạo thành hai muối mới.

(3) Phản ứng trao đổi là phản ứng hóa học, trong đó hai hợp chất tham gia phản ứng trao đổi với nhau những thành phần cấu tạo của chúng để tạo ra những hợp chất mới.

Câu 12. Trộn 2 dung dịch nào sau đây sẽ không xuất hiện kết tủa?

A. BaCl2, Na2SO4.

B. Na2CO3, Ba(OH)2.

C. BaCl2, AgNO3.

D. NaCl, K2SO4.

Đáp án đúng là: D

2 dung dịch NaCl và K2SO4 không phản ứng với nhau, do không thoả mãn điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi trong dung dịch.

Câu 13. Cho dãy các chất: KCl, Cu(OH)2, BaO, MgCO3, ZnCl2, KOH, CuSO4, NH4NO3. Số lượng muối có trong dãy là

A. 3.

B. 4.

C. 5.

D. 6.

Đáp án đúng là: C

Các chất là muối có trong dãy: KCl; MgCO3; ZnCl2; CuSO4; NH4NO3.

>>> Bài tiếp theo: Lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều bài 13

Trên đây là toàn bộ nội dung bài Lý thuyết KHTN lớp 8 bài 12: Muối sách Cánh diều. Các em học sinh tham khảo thêm KHTN lớp 8 Chân trời sáng tạo KHTN lớp 8 Kết nối tri thức. VnDoc liên tục cập nhật lời giải cũng như đáp án sách mới của SGK cũng như SBT các môn cho các bạn cùng tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Gấu Bắc Cực
    Gấu Bắc Cực

    😇😇😇😇😇😇😇

    Thích Phản hồi 11:22 16/05
    • Song Tử
      Song Tử

      😲😲😲😲😲😲😲😲

      Thích Phản hồi 11:22 16/05
      • Thùy Chi
        Thùy Chi

        🤝🤝🤝🤝🤝🤝🤝

        Thích Phản hồi 11:22 16/05
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        KHTN 8

        Xem thêm