Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều bài 14

Chúng tôi xin giới thiệu bài Lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 bài 14: Khối lượng riêng có nội dung và câu hỏi trắc nghiệm trong chương trình sách mới. Thông qua đây các em học sinh đối chiếu với lời giải của mình, hoàn thành bài tập hiệu quả.

A. Lý thuyết KHTN 8 bài 14

I. Khái niệm khối lượng riêng

- Khối lượng riêng của một chất cho ta biết khối lượng của một đơn vị thể tích chất đó.

D=\frac{m}{V}

Trong đó:

+ D là khối lượng riêng.

+ m là khối lượng của lượng chất có thể tích là V.

- Khi biết khối lượng riêng của một vật liệu đơn chất, ta đối chiếu bảng khối lượng riêng của các chất để biết vật đó được cấu tạo bằng chất gì.

Bảng khối lượng riêng của một số chất

Chất rắn

Khối lượng riêng (kg/m3)

Chất lỏng và chất khí

Khối lượng riêng (kg/m3)

Lead (Chì)

11 300

Mercury (Thủy ngân)

13 600

Iron (Sắt)

7 800

Nước

1 000

Aluminium (Nhôm)

2 700

Dầu ăn

Khoảng 800

Gold (Vàng)

19 300

Rượu

790

Nước đá

917

Không khí

1,29

Gỗ lim

Khoảng 950

Khí oxygen

1,43

- Đơn vị khối lượng riêng

Đơn vị khối lượng m

Đơn vị thể tích V

Đơn vị khối lượng riêng D

Đổi đơn vị

kg

m3

kg/m3

1g/cm3 = 1000 kg/m3

1kg/m3 = 0,001g/cm3

1g/cm3 = 1g/mL

g

cm3

g/cm3

g

mL

g/mL

II. Xác định khối lượng riêng bằng thực nghiệm

1. Xác định khối lượng riêng của một lượng chất lỏng

Khối lượng riêng của chất lỏng: D = m/V

Với:

- V là thể tích chất lỏng, được đọc trên vạch chia của bình chia độ.

- m là khối lượng chất lỏng: m = m2 - m1

+ m1 là khối lượng của bình chia độ.

+ m2 là khối lượng của bình chia độ đã đựng chất lỏng.

2. Xác định khối lượng riêng của một khối hộp chữ nhật

Khối lượng riêng của khối hộp:

D=\frac{m}{V}=\frac{m}{a.b.c}

Trong đó:

+ m là khối lượng vật, được đo bằng cân.

+ V là thể tích của khối hộp chữ nhật: V = a.b.c

Với a là chiều dài, b là chiều rộng và c là chiều cao của khối hộp.

3. Xác định khối lượng riêng của một vật có hình dạng bất kì

Khối lượng riêng của vật:

D=\frac{m}{V2-V1}

Trong đó:

- m là khối lượng vật, được đo bằng cân.

- V là thể tích của vật: V = V2 – V1

+ V1 là thể tích của chất lỏng trong bình chia độ.

+ V2 là thể tích của chất lỏng trong bình chia độ sau khi nhúng chìm vật.

B. Bài tập trắc nghiệm KHTN 8 bài 14

Câu 1: Người ta thường nói sắt nặng hơn nhôm. Câu giải thích nào sau đây là không đúng?

A. Vì trọng lượng của sắt lớn hơn trọng lượng của nhôm.

B. Vì trọng lượng riêng của sắt nhỏ hơn trọng lượng riêng của nhôm.

C. Vì khối lượng riêng của sắt lớn hơn khối lượng riêng của nhôm.

D. Vì trọng lượng của miếng sắt bằng trọng lượng của miếng nhôm có cùng thể tích.

Đáp án đúng là C

Người ta thường nói sắt nặng hơn nhôm vì khối lượng riêng của sắt lớn hơn khối lượng riêng của nhôm.

Câu 2: Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị của khối lượng riêng?

A. kg/m3.

B. g/cm2.

C. g/ml.

D. kg/cm3.

Đáp án đúng là B

A, C, D đều là đơn vị của khối lượng riêng.

Câu 3: Công thức tính khối lượng riêng là

A. D = P/V.

B. D = V/m.

C. D = V/S

D. D = m/V.

Đáp án đúng là D

Công thức tính khối lượng riêng là D = m/V.

Câu 4: Công thức nào dưới đây tính trọng lượng riêng của một chất theo trọng lượng và thể tích?

A.\ d=\frac{V}{P}

B. d = V.P.

C. d = V.D.

D.\ d=\frac{P}{V}

Đáp án đúng là D

Công thức tính trọng lượng riêng của một chất theo trọng lượng và thể tích là d = P/V.

Câu 5: Một bình chia độ có GHĐ 100 cm3 và ĐCNN 1 cm3 chứa nước tới vạch số 50. Khi thả vào bình một hòn phấn viết bảng thì nước dâng lên tới vạch 58. Thể tích của viên phấn bằng bao nhiêu?

A. 8 cm3.

B. 58 cm3.

C. 50 cm3.

D. 18 cm3.

Đáp án đúng là A

Thể tích của viên phấn bằng 58 – 50 = 8 cm3.

Câu 6: Để đo khối lượng riêng của một viên bi thủy tinh ta cần dùng

A. một cái cân.

B. một cái lực kế.

C. một bình chia độ.

D. một cái cân và một bình chia độ.

Đáp án đúng là D

Để đo khối lượng riêng của một viên bi thủy tinh ta cần dùng một cái cân và một bình chia độ.

Câu 7: Khối lượng riêng của vàng là 19 300 kg/m3. Một lượng vàng có khối lượng 37,5 g thì có thể tích vào khoảng

A. 1,943 cm3.

B. 19,3 cm3.

C. 193 cm3.

D. 1943 cm3.

Đáp án đúng là A

Câu 8: Điền vào chỗ trống: "Khi biết khối lượng riêng của một vật, ta có thể biết vật đó được cấu tạo bằng chất gì bằng cách đối chiếu với bảng ... của các chất."

A. trọng lượng riêng.

B. khối lượng riêng.

C. khối lượng.

D. thể tích.

Đáp án đúng là B

"Khi biết khối lượng riêng của một vật, ta có thể biết vật đó được cấu tạo bằng chất gì bằng cách đối chiếu với bảng khối lượng riêng của các chất."

Câu 9: Biết 10 lít cát có khối lượng 15 kg. Tính khối lượng riêng của cát?

A. 150 kg/m³.

B. 1,5 kg/m³.

C. 1 500 kg/m³.

D. 15 kg/m³.

Đáp án đúng là C

Câu 10: Tính thể tích của 1 kg sắt biết khối lượng riêng của sắt là 7 800 kg/m³.

A. 12,8 cm3

B. 128 cm3.

C. 1 280 cm3.

D. 12 800 cm3.

Đáp án đúng là B

>>> Bài tiếp theo: Lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều bài 15

Trên đây là toàn bộ nội dung bài Lý thuyết KHTN lớp 8 bài 14: Khối lượng riêng sách Cánh diều. Các em học sinh tham khảo thêm KHTN lớp 8 Chân trời sáng tạo KHTN lớp 8 Kết nối tri thức. VnDoc liên tục cập nhật lời giải cũng như đáp án sách mới của SGK cũng như SBT các môn cho các bạn cùng tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Gia Kiet Hoang ...
    Gia Kiet Hoang ...

    😍😍😍😍😍😍😍😍

    Thích Phản hồi 12:46 16/05
    • Người Dơi
      Người Dơi

      😉😉😉😉😉😉😉😉

      Thích Phản hồi 12:46 16/05
      • Mèo Ú
        Mèo Ú

        🤙🤙🤙🤙🤙🤙🤙🤙

        Thích Phản hồi 12:46 16/05

        KHTN 8

        Xem thêm