- Nông nghiệp lúa nước và văn hoá làng xã tiếp tục là một trong những đặc trưng của văn minh Đại Việt.
- Các triều đại đều đặc biệt chú trọng phát triển nông nghiệp:
+ Tổ chức lễ cày tịch điền
+ Thành lập các cơ quan chuyên trách để điều.
+ Bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp
+ Khuyến khích nhân dân khai hoang mở rộng diện tích thường xuyên
- Kĩ thuật thâm canh cây lúa nước có nhiều tiến bộ
- Cư dân du nhập và cải tạo những giống lúa từ bên ngoài
* Thủ công nghiệp
- Nghề thủ công phát triển, nổi tiếng nhất là các nghề: dệt, gốm sứ, luyện kim, chạm khắc đá, thuộc da, làm giấy, khảm trai, sơn mài, kim hoàn,...
- Các xưởng thủ công của nhà nước (Cục Bách tác) chuyền sản xuất các mặt hàng độc quyền của triều đình như: tiền, vũ khí, trang phục và đồ dùng của hoàng cung,…
- Trong các làng xã, đã xuất hiện một số làng chuyên sản xuất các mặt hàng thủ công trình độ cao, ví dụ: gốm Bát Tràng (Hà Nội); gốm Chu Đậu (Hải Dương)…
- Thợ thủ công từ nhiều làng nghề cùng tập trung ở các khu đô thị để sản xuất, buôn bán.
* Thương nghiệp
- Bắt đầu từ thời Tiền Lê, các triều đại đều cho đúc các loại tiền kim loại riêng.
- Năm 1149, nhà Lý thành lập trang Vân Đồn (Quảng Ninh) để buôn bán với nước ngoài
- Đầu thế kỉ XV, Đại Việt có nhiều thương cảng có buôn bán với nước ngoài do nhà nước quản lí.
- Từ thế kỉ XVI, đặc biệt trong thế kỉ XVII, khi thương mại Á - Âu phát triển, thương nhân các nước phương Tây đã đến Đại Việt buôn bán nhộn nhịp ở khắp cả nước.