Mức lương tối thiểu vùng 2021
Mức lương tối thiểu vùng 2021 được nêu tại Nghị định 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ. Sau đây là những thông tin quan trọng về mức lương tối thiểu vùng 2021 mà NLĐ, doanh nghiệp cần biết:
Lương tối thiểu vùng
1. Mức lương tối thiểu vùng năm 2021
Từ 01/01/2021, mức lương tối thiểu vùng thực hiện theo NĐ 90/2019/NĐ-CP
Cụ thể, Điều 96 và Điều 103 Nghị định 145 quy định như sau:
Điều 96. Chế độ, điều kiện hoạt động của hòa giải viên lao động
1. Hòa giải viên lao động được hưởng các chế độ:
a) Mỗi ngày thực tế thực hiện nhiệm vụ của hòa giải viên lao động do cơ quan có thẩm quyền cử được hưởng tiền bồi dưỡng mức 5% tiền lương tối thiểu tháng tính bình quân các vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động do Chính phủ quy định theo từng thời kỳ (từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, mức lương tối thiểu vùng được quy định tại Nghị định số 90/2019/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ).
Điều 103. Chế độ, điều kiện hoạt động của trọng tài viên lao động, Hội đồng trọng tài lao động
1. Trọng tài viên lao động được hưởng các chế độ:
a) Mỗi ngày thực tế nghiên cứu hồ sơ vụ việc, thu thập bằng chứng và tiến hành cuộc họp giải quyết tranh chấp lao động theo phân công thì được hưởng tiền bồi dưỡng mức 5% tiền lương tối thiểu tháng tính bình quân các vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động do Chính phủ quy định theo từng thời kỳ (từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, mức lương tối thiểu vùng được quy định tại Nghị định số 90/2019/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ).
Như vậy, kể từ ngày 01/01/2021, mức lương tối thiểu vùng tiếp tục thực hiện theo Nghị định 90/2019/NĐ-CP với mức như sau:
Mức lương | Địa bàn áp dụng |
4.420.000 đồng/tháng | Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I |
3.920.000 đồng/tháng | Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II |
3.430.000 đồng/tháng | Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III |
3.070.000 đồng/tháng | Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV |
Những năm gần đây, mức lương tối thiểu vùng năm sau đều tăng so với năm trước. Tuy nhiên, do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 khiến cho nền kinh tế khó khăn nên tháng 08/2020, Hội đồng tiền lương Quốc gia đã trình Chính phủ đề xuất không tăng tiền lương tối thiểu vùng năm 2021 mà giữ nguyên như năm 2020.
2. Mức lương tối thiểu vùng năm 2020
Cụ thể, theo nội dung tại Dự thảo, so với mức lương tối thiểu vùng hiện hành theo quy định tại Nghị định 157/2018/NĐ-CP, mức lương tối thiểu vùng năm 2020 đối với đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc các vùng được điều chỉnh tăng như sau:
- Vùng I: Từ ngày 01/01/2020 là 4.420.000 đồng/tháng, hiện hành là 4.180.000 đồng/tháng (tăng 240.000 đồng/tháng).
- Vùng II: Từ ngày 01/01/2020 là 3.920.000 đồng/tháng, hiện hành là 3.710.000 đồng/tháng (tăng 210.000 đồng/tháng).
- Vùng III: Từ ngày 01/01/2020 là 3.430.000 đồng/tháng, hiện hành là 3.250.000 đồng/tháng (tăng 180.000 đồng/tháng).
- Vùng IV: Từ ngày 01/01/2020 là 3.070.000 đồng/tháng, hiện hành là 2.920.000 đồng/tháng (tăng 150.000 đồng/tháng).
Theo đó, doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn nào thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó.
Trường hợp doanh nghiệp có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó.
Như vậy, có thể thấy, nếu Dự thảo Nghị định được thông qua thì kể từ ngày 01/01/2020, lương tối thiểu vùng sẽ tăng dao động từ 150.000 đồng/tháng đến 240.000 đồng/tháng, trong đó mức tăng cao nhất 240.000 đồng/tháng áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc Vùng I.
3. Mức lương tối thiểu vùng năm 2019
Mức lương tối thiểu vùng 2019 sẽ tăng hơn so với lương tối thiểu vùng 2018. Cụ thể, Mức lương tối thiểu vùng sẽ dao động từ 2.920.000 đến 4.180.000 đồng mỗi tháng tùy theo địa bàn. Mời các bạn tham khảo nội dung chi tiết để thấy rõ mức lương tối thiểu vùng năm 2019.
Sáng nay 13-8, tại Trung tâm dịch vụ Bưu điện Đồ Sơn (TP Hải Phòng), Hội đồng Tiền lương Quốc gia đã họp thương lượng phương án tiền lương tối thiểu vùng năm 2019 (phiên thứ 3). Ông Doãn Mậu Diệp, Chủ tịch Hội đồng, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH), chủ trì phiên họp.
Kết thúc phiên họp, 15/15 thành viên Hội đồng Tiền lương Quốc gia đã "chốt" mức lương tối thiểu năm 2019 sẽ tăng 5,3%. Kết quả này sẽ được trình Chính phủ để Thủ tướng xem xét, quyết định.
Cụ thể, theo phương án tăng lương 5,3% so với năm 2018, mức lương tối thiểu vùng năm 2019, vùng 1 là 4.180.000 đồng, tăng 200.000 đồng; vùng 2 là 3.710.000 đồng, tăng 180.000 đồng; vùng 3 là 3.250.000 đồng, tăng 160.000 đồng; vùng 4 là 2.920.000 đồng, tăng 160.000 đồng.
Vùng | Mức lương tối thiểu vùng (Áp dụng từ ngày 01/01/2019) | Tỉ lệ tăng so với 2018 |
I | 4.180.000 đồng/tháng | 5.0% |
II | 3.710.000 đồng/tháng | 5.1% |
III | 3.250.000 đồng/tháng | 5.2% |
IV | 2.920.000 đồng/tháng | 5.8% |
Theo ông Doãn Mậu Diệp, tại phiên họp lần thứ 2 của Hội đồng Tiền lương Quốc gia Tổng Liên đoàn lao động (LĐLĐ) Việt Nam vẫn giữ nguyên mức tăng đề xuất tại phiên họp lần thứ nhất là 8,0% (tăng từ 220 – 330 ngàn đồng tùy từng vùng).
"Nguyên nhân mà Tổng LĐLĐ Việt Nam vẫn đề xuất 8% vì do trượt giá, tuy nhiên đại diện người sử dụng lao động (VCCI) đề nghị tăng 2%, so với phiên thứ nhất là đề xuất không tăng. Mức đề xuất 2% này vẫn còn rất chênh lệch so với đề xuất của Tổng LĐLĐ Việt Nam."- Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH cho hay.
Tại phiên họp thứ 2, vào tháng 7 vừa qua, vấn đề quan trọng được các bên tranh cãi là về cách xác định mức sống tối thiểu làm căn cứ tính mức lương tối thiểu (LTT) năm 2019. Trong bối cảnh lộ trình LTT đáp ứng mức sống tối thiểu đã được xác định (năm 2020) thì việc xác định "mức sống tối thiểu của người lao động (NLĐ) và gia đình họ" là vấn đề hết sức quan trọng, chi phối trực tiếp đến việc đề xuất mức LTT vùng năm 2019. Tổng LĐLĐ Việt Nam và Bộ phận Kỹ thuật của Hội đồng tiền lương quốc gia cơ bản thống nhất sử dụng phương pháp và các căn cứ dựa vào nhu cầu tiêu dùng tối thiểu để xác định mức sống tối thiểu của NLĐ và gia đình họ.
Tại phiên họp này, Tổng LĐLĐ Việt Nam và Bộ phận Kỹ thuật của Hội đồng tiền lương quốc gia cơ bản thống nhất sử dụng phương pháp và các căn cứ dựa vào nhu cầu tiêu dùng tối thiểu để xác định mức sống tối thiểu của NLĐ và gia đình họ. Sự khác biệt về mức sống tối thiểu do hai bên tính toán chủ yếu do sự lựa chọn khác nhau về tỉ lệ giữa chi phí lương thực, thực phẩm với chi phí phi lương thực, thực phẩm.
Theo đó, Bộ phận kỹ thuật Hội đồng tiền lương quốc gia đề xuất chọn tỉ lệ chi phí lương thực, thực phẩm chiếm 48% (phi lương thực, thực phẩm 52% ); còn Tổng LĐLĐ Việt Nam đề xuất cơ cấu nhu cầu lương thực, thực phẩm chỉ chiếm 45% (phi lương thực, thực phẩm là 55%).
Bên cạnh đó, một điều Tổng LĐLĐ Việt Nam cũng hết sức băn khoăn là mức sống tối thiểu của NLĐ do Bộ phận kỹ thuật Hội đồng tiền lương quốc gia tính toán năm nay thấp hơn nhiều so với số liệu của chính Bộ phận kỹ thuật đưa ra năm 2017…
Tại phiên họp thứ 3 này, Tổng LĐLĐ Việt Nam đề xuất mức lương tối thiểu năm 2019 tăng 5,5%, trong khi đó VCCI đề xuất tăng 5,3%.
Sau phần thảo luận, Hội đồng tiền lương Quốc gia đã tiến hành bỏ phiếu chốt mức lương tối thiểu năm 2019. 100% Hội đồng tiền lương Quốc gia đồng ý với phương án tăng mức lương tối thiểu 5,3%.
Những điểm mới nổi bật về mức Lương tối thiểu vùng 2019:
1. Lương tối thiểu tại Vùng I tăng thêm 5,0% (mức mới là: 4.180.000 đồng/tháng)
2. Lương tối thiểu tại Vùng II tăng thêm 5,1% (mức mới là: 3.710.000 đồng/tháng)
3. Lương tối thiểu tại Vùng III tăng thêm 5,2% (mức mới là: 3.250.000 đồng/tháng)
4. Lương tối thiểu tại Vùng IV tăng thêm 5,8% (mức mới là: 2.920.000 đồng/tháng).
5. Điều chỉnh Vùng của một số địa phương (danh sách chi tiết tại Phục lục kèm theo Dự thảo Nghị định).
4. Bảng tổng hợp lương tối thiểu vùng qua từng năm
Thời điểm | Mức lương (đồng/tháng) | Căn cứ pháp lý | |||
Vùng I | Vùng II | Vùng III | Vùng IV | ||
Năm 2009 | 800.000 | 740.000 | 690.000 | 650.000 | Nghị định 110/2008/NĐ-CP |
Năm 2010 | 980.000 | 880.000 | 810.000 | 730.000 | Nghị định |
Năm 2011 | 1.350.000 | 1.200.000 | 1.050.000 | 830.000 | Nghị định |
Năm 2012 | 2.000.000 | 1.780.000 | 1.550.000 | 1.400.000 | Nghị định |
Năm 2013 | 2.350.000 | 2.100.000 | 1.800.000 | 1.650.000 | Nghị định |
Năm 2014 | 2.700.000 | 2.400.000 | 2.100.000 | 1.900.000 | Nghị định |
Năm 2015 | 3.100.000 | 2.750.000 | 2.400.000 | 2.150.000 | Nghị định |
Năm 2016 | 3.500.000 | 3.100.000 | 2.700.000 | 2.400.000 | Nghị định |
Năm 2017 | 3.750.000 | 3.320.000 | 2.900.000 | 2.580.000 | Nghị định |
Năm 2018 | 3.980.000 | 3.530.000 | 3.090.000 | 2.760.000 | Nghị định 141/2017/NĐ-CP |
Năm 2019 | 4.180.000 đồng | 3.710.000 | 3.250.000 | 2.920.000 | Dự thảo Nghị định |
Năm 2020, 2021 | 4.420.000 đồng/tháng, | 3.920.000 đồng/tháng | 3.430.000 đồng/tháng | 3.070.000 đồng/tháng |