Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm
Nguyễn Linh An Lịch Sử Lớp 11

Nét chính của phong trào giải phóng dân tộc ở Mã Lai và Miến Điện

Nêu những nét chính của phong trào giải phóng dân tộc ở Mã Lai và Miến Điện.

4
4 Câu trả lời
  • Người Sắt
    Người Sắt

    Những nét chính về cuộc đấu tranh chống thực dân Anh ở Mã Lai và Miến Điện:

    1. Mã Lai

    - Nguyên nhân: chính sách bóc lột nặng nề của thực dân Anh.

    - Nét chính: Đầu thế kỉ XX, giai cấp tư sản thông qua tổ chức Đại hội toàn Mã Lai lãnh đạo

    - Hình thức đấu tranh phong phú:

    + Đòi dùng tiếng Mã Lai trong trường học.

    + Đòi tự do kinh doanh, cải thiện việc làm.

    + Giai cấp công nhân cùng tham gia tích cực. Tháng 4/1930: Đảng Cộng sản được thành lập đã thúc đẩy phong trào cách mạng phát triển nhưng chưa đủ điều kiện để lãnh đạo phát triển cách mạng.

    2. Miến Điện

    * Đầu XX:

    - Phong trào đấu tranh phát triển dưới nhiều hình thức (bất hợp tác, tẩy chay hàng hóa Anh, không đóng thuế...).

    - Phong trào đã lôi cuốn đông đảo tầng lớp nhân dân tham gia. Tiêu biểu là nhà sư Ốttama đã khởi xướng và lãnh đạo.

    * Trong thập niên 30:

    - Phong trào phát triển lên bước cao hơn.

    - Tiêu biểu là phong trào Tha Kin đã lôi cuốn đông đảo quần chúng tham gia đòi quyền làm chủ đất nước (đòi cải cách quy chế đại học, thành lập trường đại học riêng cho Miến Điện, đòi tách Miến Điện ra khỏi Ấn Độ và được quyền tự trị).

    Kết quả: năm 1937 Miến Điện được tách ra khỏi Ấn Độ và hưởng quyền tự trị trong khối liên hiệp Anh.

    0 Trả lời 09/09/21
    • Captain
      Captain

      Những nét chính của phong trào giải phóng dân tộc ở Mã Lai và Miến Điện:

      Mã Lai

      Nguyên nhân: chính sách bóc lột nặng nề của thực dân Anh.

      Nét chính: Đầu thế kỉ XX, giai cấp tư sản thông qua tổ chức Đại hội toàn Mã Lai lãnh đạo.

      Hình thức đấu tranh phong phú:

      Đòi dùng tiếng Mã Lai trong trường học.

      Đòi tự do kinh doanh, cải thiện việc làm.

      Giai cấp công nhân cùng tham gia tích cực.

      => Tháng 4/1930: Đảng Cộng sản được thành lập đã thúc đẩy phong trào cách mạng phát triển nhưng chưa đủ điều kiện để lãnh đạo phát triển cách mạng.

      Miến Điện

      Đầu thế kỉ XX: Phong trào đấu tranh phát triển dưới nhiều hình thức (bất hợp tác, tẩy chay hàng hóa Anh, không đóng thuế...). Những phong trào đã lôi cuốn đông đảo tầng lớp nhân dân tham gia. Tiêu biểu là nhà sư Ốttama đã khởi xướng và lãnh đạo.

      Trong thập niên 30: Phong trào đấu tranh ở Miến Điện phát triển lên cao. Trong đó, tiêu biểu là phong trào Tha Kin đã lôi cuốn đông đảo quần chúng tham gia đòi quyền làm chủ đất nước (đòi cải cách quy chế đại học, thành lập trường đại học riêng cho Miến Điện, đòi tách Miến Điện ra khỏi Ấn Độ và được quyền tự trị).

      => Kết quả: năm 1937 Miến Điện được tách ra khỏi Ấn Độ và hưởng quyền tự trị trong khối liên hiệp Anh.

      0 Trả lời 09/09/21
      • Sư Tử
        Sư Tử

        Ở Mã Lai,

        • Từ đầu thế kỉ XX phong trào đấu tranh chống thực dân Anh đã lan rộng trên khắp bán đảo Mã Lai.Nhiều cuộc đấu tranh của tư sản dân tộc và công nhân Mã Lai cũng diễn ra sôi nổi.

        • Tháng 4-1930, Đảng Cộng sản Mã Lai được thành lập. Sự kiện này thúc đẩy sự phát triển của phong trào công nhân.

        Ở Miến Điện,

        • Vào đầu thập kỉ 20, các nhà sư trẻ do Ốt-ta –ma đứng đầu đã khởi xướng phong trào bất hợp tác, không đóng thuế và tấy chay hàng hóa Anh.

        • Trong thập niên 30, học sinh, sinh viên Miến Điện đã phát động phong trào Thakin (phong trào của những người làm chủ đất nước )

        • Trước áp lực đấu tranh mạnh mẽ của quần chúng, năm 1937 Miến Điện được tách khỏi Ấn Độ, chấm dứt hơn nửa thế kỉ là một tỉnh của Ấn Độ thuộc Anh.

        0 Trả lời 09/09/21
        • Bọ Cạp
          Bọ Cạp

          Những nét chính của phong trào giải phóng dân tộc ở Mã Lai và Miến Điện:

          * Ở Mã Lai:

          - Nguyên nhân: chính sách bóc lột nặng nề của thực dân Anh.

          - Nét chính:

          + Từ đầu thế kỉ XX, phong trào đấu tranh chống thực dân Anh đã lan rộng trên khắp bán đảo Mã Lai.

          + Lực lượng tham gia: giai cấp tư sản dân tộc, công nhân.

          + Hình thức đấu tranh: phong phú: đòi dùng tiếng Mã Lai trong nhà trường; đòi thực hiện tự do dân chủ trong kinh doanh; bãi công đòi tăng lương; cải thiện điều kiện làm việc,…

          + Tháng 4-1930, Đảng Cộng sản Mã Lai thành lập.

          * Ở Miến Điện:

          - Đầu thập kỉ 20, các nhà sư trẻ do Ốt-ta-ma đứng đầu đã khởi xướng phong trào bất hợp tác, không đóng thuế và tẩy chay hàng hóa Anh. Phong trào lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.

          - Trong thập niên 30, phong trào phát triển lên bước cao hơn. Tiêu biểu:

          + Phong trào Thakin của học sinh, sinh viên Miến Điện.

          + Mục tiêu: đòi cải cách quy chế đại học, thành lập trường đại học riêng cho Miến Điện, đòi tách Miến Điện ra khỏi Ấn Độ và được quyền tự trị.

          + Kết quả: năm 1937, Miến Điện được tách khỏi Ấn Độ, chấm dứt hơn nửa thế kỉ là một tỉnh của Ấn Độ thuộc Anh.

          0 Trả lời 09/09/21

          Lịch Sử

          Xem thêm