Nêu đặc điểm của phép chiếu vuông góc
Chúng tôi xin giới thiệu bài Nêu đặc điểm của phép chiếu vuông góc được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Công nghệ lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Nêu đặc điểm của phép chiếu vuông góc
Câu hỏi: Nêu đặc điểm của phép chiếu vuông góc?
Trả lời:
Đặc điểm của phép chiếu vuông góc là các tia chiếu vuông góc với mặt phẳng chiếu.
1. Phép chiếu là gì?
Người ta chế tạo các chi tiết và lắp ráp các sản phẩm theo bản vẽ kỹ thuật. Qua bản vẽ chúng ta hiểu được hình dạng và kích thước của chi tiết biểu diễn, vật liệu chế tạo, độ nhám và độ chính xác cần đạt được của các bề mặt chi tiết và những yêu cầu về gia công nhiệt, lớp phủ,…
Bản vẽ gồm có các loại hình biểu diễn sau đây: hình chiếu, hình cắt và mặt cắt
Bản vẽ kỹ thuật
Các hình biểu diễn của vật thể trên bản vẽ được xây dựng bằng phép chiếu. Phép chiếu là quá trình vẽ hình biểu diễn của vật thể trên mặt phẳng. Hình biểu diễn nhận được gọi là hình chiếu của vật thể. Hình chiếu gần giống như bóng của vật thể được chiếu từ một nguồn sáng mà người quan sát thấy được trên mặt tường hay mặt đất.
Phép chiếu gồm các yếu tố sau đây:
+ Tâm chiếu: là điểm từ đó thực hiện phép chiếu
+ Mặt phẳng hình chiếu: là mặt phẳng thực hiện phép chiếu
+ Tia chiếu: là đường thẳng tưởng tượng theo đó thực hiện phép chiếu
Các yếu tố của phép chiếu
Kết quả của phép chiếu gọi là hình biểu diễn hay là hình chiếu của vật thể.
2. Các loại phép chiếu
Phép chiếu được chia ra phép chiếu xuyên tâm và phép chiếu song song.
a, Phép chiếu xuyên tâm
Trong phép chiếu xuyên tâm, tất cả mọi tia chiếu đều xuất phát từ một điểm gọi là tâm chiếu, nó nằm cách mặt phẳng hình chiếu một khoảng nhất định. Phép chiếu xuyên tâm được dùng khi vẽ hình chiếu phối cảnh. Phép chiếu phối cảnh cho ta hình biểu diễn vật thể như ta thấy được quan sát vật thể tự một điểm nhìn xác định. Trong bản vẽ chế tạo cơ khí hầu như không dùng phép chiếu xuyên tâm, phép chiếu này được dùng trong bản vẽ xây dựng và trong vẽ kỹ thuật
Phép chiếu xuyên tâm
b, Phép chiếu song song
Trong phép chiếu song song, tất cả các tia chiếu song song với nhau. Các tia chiếu sẽ song song với nhau và bóng của vật thể ở trên mặt phẳng hình chiếu được coi là hình chiếu song song của vật thể. Trong bản vẽ kỹ thuật thường dùng phép chiếu song song, vì phép chiếu này cho ta hình trực quan và dễ vẽ so với phép chiếu xuyên tâm.
Phép chiếu song song
Trong phép chiếu song song, nếu các tia vuông góc với mặt phẳng hình chiếu thì hình chiếu song song đó gọi là hình chiếu vuông góc. Hình chiếu vuông góc còn gọi là hình chiếu trực giao.
Phép chiếu vuông góc
Bản vẽ dùng phương pháp các hình chiếu vuông góc có nhiều ưu điểm hơn so với bản vẽ dùng các phương pháp biểu diễn khác. Phương pháp đầu thể hiện một cách đầy đủ hình dạng và kích thước của vật thể, vì vật thể được biểu diễn từ nhiều phía khác nhau. Do đó, bản vẽ dùng trong sản xuất thường gồm có một, hai, ba hoặc nhiều hình biểu diễn vẽ bằng phép chiếu vuông góc.
3. Hình chiếu
Khái niệm: Hình chiếu là hình biểu diễn các phần thấy của vật thể đối với người quan sát . Phần khuất của vật thể được biểu diễn bằng nét đứt để giảm số lượng hình biểu diễn.
Hình chiếu của vật thể bao gồm: hình chiếu cơ bản, hình chiếu phụ và hình chiếu riêng phần
-------------------------------------
Trên đây chúng tôi đã giới thiệu tới các bạn nội dung bài Nêu đặc điểm của phép chiếu vuông góc VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Lý thuyết môn Công nghệ lớp 8, Soạn Công nghệ 8 VNEN, Tài liệu học tập lớp 8 được VnDoc tổng hợp và giới thiệu tới các bạn đọc.