Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm
Điện hạ Lịch Sử lớp 7

Nêu những nội dung cơ bản của Nho giáo

Câu hỏi trang 30 SGK Lịch sử và Địa lí 7 CTST

Hãy nêu những nội dung cơ bản của Nho giáo. Vì sao Nho giáo lại trở thành hệ tư tưởng và đạo đức của giai cấp phong kiến Trung Quốc?

3
3 Câu trả lời
  • Bi
    Bi

    - Những nội dung cơ bản của Nho giáo:

    + Nho giáo chủ trương dùng đạo đức để cai trị và duy trì tôn ti trật tự xã hội.

    + Nho giáo chủ trương duy trì kỉ cương xã hội trên cơ sở phải tuân theo Tam Cương, tức là coi trọng 3 mối quan hệ cơ bản: vua - tôi, cha - con, chồng - vợ; Ngũ thường là 5 đức tính của người quân tử: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín.

    + Phụ nữ phải tuân theo Tam tòng: tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử và Tứ đức là công, dung, ngôn, hạnh.

    - Nho giáo trở thành hệ tư tưởng và đạo đức của giai cấp phong kiến Trung Quốc vì tư tưởng của Nho giáo dựa trên mối quan hệ rường cột "Tam Cương, Ngũ thường", quy định mối kỉ cương của đạo đức phong kiến. Một mặt Nho giáo đề xướng con người phải tu thân, rèn luyện phẩm chất đạo đức; mặt khác giáo dục con người phải thực hiện đúng bổn phận đối với quốc gia là tuyệt đối trung thành với vua. Như vậy chúng ta có thể nhận định Nho giáo là một công cụ tư tưởng sắc bén bảo vệ chế độ phong kiến tập quyền.

    Trả lời hay
    1 Trả lời 16/09/22
    • Bọ Cạp
      Bọ Cạp

      Nội dung cơ bản của Nho giáo:

      - Chủ trương dùng đạo đức để cai trị và duy trì tôn ti trật tự xã hội.

      - Nho giáo chủ trương duy trì kỉ cương xã hội trên cơ sở phải tuân theo Tam cương, Ngũ thường

      - Phụ nữ phải tuân theo Tam tòng, Tứ đức

      - Từ thời Đường trở đi, việc tổ chức các khoa thi đều lấy nội dung trong sách Nho giáo để làm đề thi.

      Nho giáo trở thành hệ tư tưởng và đạo đức của giai cấp phong kiến Trung Quốc vì các triều đại phong kiến Trung Quốc đều chú trọng củng cố quyền lực tối cao của nhà vua và dòng họ. Đồng thời củng cố bộ máy chính quyền làm sao với tay xuống tận các địa phương. Đi liền với những chính sách này, các triều đại phong kiến cần có một hệ tư tưởng đi kèm. Nho giáo bao gồm các quan niệm về quan hệ vua – tôi, cha – con, chồng vợ là giường mối, kỉ cương đạo đức phong kiến. Nho giáo mặc dù sau này có ít nhiều thay đổi qua các thời đại nhưng vẫn là công cụ tinh thần để bảo vệ chế độ phong kiến… => Nho giáo trở thành hệ tư tưởng thống trị trong xã hội phong kiến Trung Quốc bởi nó là công cụ sắc bén phục vụ cho nhà nước phong kiến tập quyền.

      0 Trả lời 16/09/22
      • Bé Gạo
        Bé Gạo

        * Những nội dung cơ bản của Nho giáo:

        - Chủ trương dùng đạo đức để cai trị và duy trì tôn ti trật tự xã hội.

        - Duy trì kỉ cương xã hội trên cơ sở phải tuân theo:

        + Tam cương - tức là coi trọng 3 mối quan hệ cơ bản: vua – tôi, cha – con, chồng – vợ

        + Con người phải tuân theo ngũ thường là 5 đức tính của người quân tử, gồm: nhân, lễ, nghĩa, chí, tín

        + Người phụ nữa phải tuân theo Tam tòng: tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử và tứ đức là công, dung, ngôn, hạnh

        * Nho giáo lại trở thành hệ tư tưởng và đạo đức chính thống ở Trung Quốc thời phong kiến, vì: quan điểm của Nho giáo phù hợp với lợi ích của giai cấp phong kiến thống trị. Ví dụ:

        + Quan điểm về “Tam cương, Ngũ thường” trong Nho giáo đã quy định về kỉ cương, đạo đức của xã hội phong kiến.

        + Nho giáo một mặt đề xướng con người phải tu thân, rèn luyện đạo đức, mặt khác giáo dục con người phải thực hiện đúng bổn phận của bề tôi đối với quốc gia là trung thành tuyệt đối với vua.

        0 Trả lời 16/09/22

        Lịch Sử

        Xem thêm