Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm
Nguyễn Linh An Sinh học Lớp 11

Nêu ví dụ và giải thích về các kiểu hướng động

(hướng đất, hướng sáng, hướng nước, hướng hóa).

2
2 Câu trả lời
  • Su kem
    Su kem

    Các kiểu hướng động:

    * Hướng đất (hướng trọng lực): Ví dụ, khi đặt một hạt đậu mới nảy mầm ở vị trí nằm ngang. Sau một thời gian rễ cong xuống còn thân cong lên. Lặp lại nhiều lần vẫn diễn ra hiện tượng đó.

    Vận động hướng đất là do sự phân bố điện tích và auxin không đều ở hai mặt rễ. Mặt trên có lượng auxin thích hợp cần cho sự phân chia lớn lên và kéo dài tế bàọ làm rễ cong xuống đất. Rễ có hướng đất dương, chồi ngọn thì hướng đất âm.

    * Hướng sáng: Ví dụ, khi cho cây mọc trong hộp kín có một lỗ tròn, thấy ngọn cây vươn về phía ánh sáng.

    Hướng sáng dương là do sự phân bố auxin không đều nhau. Auxin vận chuyển chủ động về phía ít ánh sáng. Lượng auxin nhiều kích thích sự kéo dài của tế bào.

    * Hướng nước: Ví dụ, khi gieo hạt vào một chậu thủng lỗ hay trên lưới thép có bông ẩm, nằm ngang. Khi hạt nảy mầm, rễ mọc hướng về phía bông ẩm.

    Rễ có tính hướng nước dương, luôn tìm về phía có nước. Kết quả rễ có hình lượn sóng. Trong lòng đất rễ vươn ra khá xa, len lỏi vào các khe hở của đất, hướng về phía nguồn nước lấy nước cung cấp cho mọi hoạt động trao đổi chất ở cây.

    * Hướng hóa: Ví dụ, khi đặt hạt nảy mầm trên lưới sát mặt đất: ở giữa chậu thứ nhất đặt một bình xốp đựng phân bón (đạm, lân, kali), chậu thứ hai đặt một bình xốp đựng hóa chất độc như arsenat, fluorua.

    Ta thấy rằng, rễ cây sinh trưởng hướng về nguồn dinh dưỡng (đạm, lân, kali...) và tránh xa hóa chất độc hại (arsenat, fluorua).

    * Hướng tiếp xúc: Khi gặp các chướng ngại rắn, cây mọc cong lại, bò ngang, cuốn quanh theo hình dạng chướng ngại.

    Trả lời hay
    2 Trả lời 28/10/21
    • Bắp
      Bắp

      Hướng đất:

      - Ví dụ: Khi đặt một hạt đang trong quá trình nảy mầm ở vị trí nằm ngang với mặt đất. Sau một thời gian rễ phát triển hướng xuống còn thân phát triển hướng lên lên

      - Giải thích: Do sự phân bố các hạt sỏi thăng bằng thường là tinh bột và hooc môn auxin không đều ở hai mặt rễ. Mặt dưới có lượng auxin lớn gây ức chế còn mặt trên có lượng auxin phù hợp→ sự phân chia lớn lên và kéo dài tế bàọ làm rễ cong xuống đất. Rễ có hướng đất dương.

      ∗ Hướng sáng:

      - Ví dụ: Khi cho cây mọc trong phòng kín có một cửa sổ, thấy ngọn cây phát triển về phía ánh sáng.

      - Giải thích: Ánh sáng gây ra sự phân bố lại hàm lượng auxin (có thể do ánh sáng phân hủy auxin hoặc tạo nên hướng vận chuyển) từ phía được chiếu sáng sang phía bị che tối, do đó tích lũy nhiều auxin ở phía bị che tối → sự phân bào và kéo dài của tế bào mạnh hơn phía được chiếu sáng→ uốn cong về phía ánh sáng.

      ∗ Hướng nước:

      - Ví dụ: Khi cho hạt nảy mầm vào một chậu thủng lỗ hay trên lưới thép có bông ẩm, treo nghiêng. Khi hạt nảy mầm, rễ và thân cây mọc xuyên qua lỗ rồi lại quay vòng lại liên tục.

      - Giải thích: Ở rễ có mặt các bào quan nhạy cảm với trọng lực gọi là sỏi thăng bằng, nhờ tác động của trọng lực vào sỏi thăng bằng dẫn tới dễ hướng đất. Nhưng do tính hướng nước nên rễ lại phát triển hướng lên → liên tục như vậy tạo nên hiện tượng trong thí nghiệm.

      ∗ Hướng hóa:

      - Ví dụ: Khi đặt hạt nảy mầm trên lưới sát mặt đất: ở giữa chậu thứ nhất đặt một bình xốp đựng phân bón, chậu thứ hai đặt một bình xốp đựng hóa chất độc.

      - Thấy rằng rễ sẽ phát triển về phía có chất dinh dưỡng và tránh xa chất độc đây gọi là tính hướng hóa.

      0 Trả lời 28/10/21

      Sinh học

      Xem thêm