Những điểm cần chú ý trong luyện chữ đẹp cho học sinh tiểu học
Những điểm cần chú ý trong luyện chữ đẹp cho học sinh tiểu học
Chữ viết đẹp là nghệ thuật chữ viết tay trên giấy hoặc chữ viết bảng, tuân theo những chuẩn mực và là cảnh giới cao nhất mà người luyện chữ đẹp hướng tới. Tuy nhiên luyện chữ đẹp thế nào là hiệu quả nhất? Dưới đây là những điểm cần chú ý trong luyện chữ đẹp cho học sinh tiểu học mà các quý phụ huynh và quý thầy cô cần chú ý.
Chữ viết thế nào gọi là chữ viết đẹp
Cuộc sống hiện đại, con người ta hướng đến sự thưởng thức và sáng tạo cái đẹp. Một trong số đó có thể kể đến chính là nghệ thuật chữ viết đẹp hay còn gọi là nghệ thuật thư pháp chữ viết. Hiện nay ở Việt Nam đã và đang có nhiều nhà nghiên cứu và góp phàn sáng tạo thêm về nghệ thuật chữ viết tay, chữu viết nghệ thuật và luyện chữ đã và đang nhận được sự quan tâm của không chỉ các em học sinh, các thầy cô giáo mà còn đông đảo người yêu nghệ thuật chữ viết tay.
Vậy câu hỏi đặt ra là làm thế nào để có chữ viết đẹp ? Đâu là chuẩn mực, là thước đo để nhận xét được nét chữ viết tay của một người có đẹp hay không thì ở bài viết này Tôi xin được chia sẻ một số điểm cần chú ý trong luyện chữ đẹp nói chung và luyện chữ đẹp cho học sinh tiểu học nói riêng.
Chữ viết bảng đẹp
Những điểm cần lưu ý trong luyện chữ đẹp cho học sinh tiểu học
Qua quá trình quan sát và kinh nghiệm chuyện chữ cho trẻ Tôi nhận thấy: Quá trình luyện chữ cho học sinh thực chất ta đang đi tìm lỗi và uấn nắn giúp các em hoàn thiện hơn về nét chữ. Người giáo viên đóng vai trò quan trọng bởi có biết chính xác lỗi sai thường gặp, có thể phân tích được nguyên nhân và kèm theo có biện pháp khắc phục thì quá trình luyện chữ mới đạt hiện quả cao.
Trong quá trình luyện chữ viết đẹp cho học sinh tôi có thể kể đến một số lỗi thường gặp sau, Gửi tới quý độc giả đọc bài viết này với cái nhìn phân tích và gợi ý khách quan về cách khắc phục với từng lỗi:
Lỗi thiếu nét trong luyện viết chữ đẹp: Thiếu nét là một lỗi cơ bản mà học sinh đều sẽ mắc phải trong luyện chữ, ở đây là lỗi chưa viết hết ly độ chữ đã dừng lại. Do vậy để khắc phục điều này thầy cô giáo hay bậc phụ huynh nên chấm điểm đặt bút và điểm dừng bút nhằm tạo thói quen viết chữ đúng cỡ và đúng điểm. Ngoài ra trong quá trình viết nếu học sinh quên ta kịp thời nhắc nhở thêm nét ngay và cho bài tập về nhà là bài thiếu nét vừa sửa. Cách luyện chữ đẹp tốt nhất là rèn luyện kĩ năng theo thói quen.
Đi đôi với thiếu nét phải kể đến chính là lỗi thừa nét trong quá trình luyện viết cua học sinh: gần giống với lỗi thiếu nét là các em chữ nắm được điểm đặt bút và điểm dừng bút do vậy dừng ở quá điểm quy định. Ở lỗi này mỗi thầy cô giáo nên kiên nhẫn nhắc lại về các điểm bắt đầu và điểm kết thúc với từng chữ cái, và chú ý: luyện chữ đẹp là quá trình rèn luyện bản thân do vậy mọi quá trình nên bảo ban từ từ không nên nóng vội. Do vậy hãy kiên nhẫn cho học sinh tập đi tập lại với chữ cái viết sai để các em kịp ghi nhớ và sử đổi.
Sai nét cũng là một lỗi thường gặp với các em học sinh bởi quá trình luyện viết ở trẻ nên không nên quá dài trong một buổi và không quá nhiều buổi trong 1 ngày bởi chữ cái mặc dù phân chia theo bộ nhưng với áp lực lớn và biên độ đưa bút nhiều có thể dẫn đến sự sai lệch của nét bút. Điểm cần lưu ý và khắc phục đó chính là không nên luyện nhiều bộ chữ cái trong 1 buổi và khi viết nếu trẻ cảm thấy mỏi thì nên nghỉ 5-10 phút. Quan trọng nhất người giáo viên có thể quan sát xem trẻ cầm bút như vậy đã đúng chưa? và đã có sự linh động giữ cổ tay và ngón tay chữ.
Với học sinh luyện chữ đẹp có thói quen nhấc bút sau mỗi nét tạo nên mạch viết ngắt quãng, nét chữ không đều thì sẽ tạo nên lỗi dó chính là khoảng cách các chữ quá xa nhau. Chúng ta cần nắm được tâm lý và hướng dẫn viết liền mạch hơn. Thông thường, trong quá trình luyện chữ đẹp cho học sinh người giáo viên nên luyện cho các em với khoảng cách chữ viết là 1 đơn vị chữ, tùy theo sự thay đổi từng nét chữ mà khoảng cách các con chữ với nhau thay đổi từ 1/2 đến 3/4 ô đơn vị. Để khắc phục lỗi này nên hướng dẫn trẻ viết liền mạch sau đó đánh dấu chữ và dấu thanh.
Trong viết chữ đẹp cho học sinh tiểu học tôi thường rất chú ý tới dấu chữ và dấu thanh bởi với các em lỗi cơ bản dễ mắc phải là đánh dấu không đúng cự ly, đôi khi quá thấp, quá cao và quá to. Để kịp thời sửa lỗi này nên quy đinh ngay từ đầu với dấu thanh ta đánh vào âm chính của vần và khoảng cách không vượt quá đơn vị thứ 2 và nếu chữ có dấu muc thì đánh dấu thanh sao cho nằm ên phải mũ. Dấu chữ và dấu thanh nhỏ bằng 1/2 đơn vị chữ.
Chữ viết tay đẹp
Yếu tố khách quan nên quan tâm khi luyện chữ đẹp
Yêu tố quan trọng nhất trong quá trình luyện viết chữ đép là tinh thần thoải mái, đam mêm rèn luyện nét chữ và có thể kể đến yếu tố khách quan có thể ảnh hưởng đến quá trình luyện viết chữ đẹp chính là bút, mực và giấy.
Việc sử dụng bút máy trong quá trình luyện viết là cần thiết hơn cả bởi nét bút đưa chậm và chỉnh tay dễ dàng sẽ khiến quá trình luyện viết trở nên đơn giản hơn. Với trẻ tiểu học là lứa tuổi bước đầu sử dụng bút máy vậy nên hãy chon cho trẻ những chiếc bút có độ nhẹ tay vừa phải và có những rãnh tạo thói quen cầm bút tốt khi chuyển từ viết bút chì sáng viết máy. Bước đầu tập viết nếu có thể cho trẻ dùng các dòng bút luyện chữ đẹp với đầu ngòi mài vát tạo độ thanh đậm thì tốt. Tuy nhiên hãy cho trẻ phát triển toàn diện và được đào tạo bài bản với những nét chữ cơ bản nét đều trước nhé các bậc phụ huynh.
Mực viết lắng cặn ảnh hướng đến quá trình luyện viết chữ đẹp của trẻ bởi ngay cả chúng ta cũng không hề mong muốn chiếc bút đang viết ra mực không đều mà phải vẩy lên vẩy xuống trong quá trình viết. Do vậy hãy lựa chọn những dòng mực không lắng cặn để quá trình luyện của trẻ trở nên dễ dàng hơn.
Về vấn đề sử dụng vở và giấy viết cũng là một yếu tố ảnh hưởng tới quá trình viết và luyện chữ đẹp bởi với chất lượng giấy thấp ảnh hưởng đến độ mịn và gây nhòe mực viết. Chúng ta đều không mong muốn văn bản viết tay của chúng ta bị nhòe mực phải không nào?
Bài viết trên đây là những ý kiến với góc nhìn của riêng bản thân tôi trong quá trình luyện viết chữ đẹp đúc kết và chia sẻ. Hi vọng sẽ nhận được nhiều ý kiến đóng góp của quý thầy cô, các bậc phụ huynh và các em học sinh.
Mai Quý