Phân tích bài thơ Quốc tộ

Ngữ văn lớp 10: Phân tích bài thơ Quốc tộ

Để giúp các bạn học sinh lớp 10 học tốt hơn môn Ngữ văn, VnDoc mời các bạn học sinh tham khảo tài liệu: Phân tích bài thơ Quốc tộ. Với các lập dàn ý chi tiết và những bài văn mẫu hay sẽ giúp các bạn học sinh có kết quả cao hơn trong học tập. Mời thầy cô cùng các bạn học sinh tham khảo.

Học tốt Ngữ văn lớp 10: Phân tích bài thơ Quốc tộ

Dàn ý Phân tích bài thơ Quốc tộ

I. Những tri thức bổ trợ

1. Về tác giả và thời điểm tác phẩm ra đời

Thiền sư Pháp Thuận (915 – 990) họ Đỗ, không rõ tên thật và quê quán. Theo chi chép trong sách Thiền uyển tập anh thì khi sư đã tu hành đắc pháp, nói ra lời nào cũng hợp với “sấm ngữ”. Thời Lê Đại Hành mới dựng nước, nhà sư tham gia đắc lực vào việc hoạch định sách lượng, được vua kính trọng. Cũng theo nhận xét trong Thiền uyển tập anh ông là người “bác họ, công thi” (học rộng, thơ hay). Ông từng là cố vấn quan trọng dưới triều Tiền Lê.

Đây không phải là một bài thơ sáng tác độc lập mà chỉ là câu trả lời Lê Đại Hành khi vua hỏi về vận nước ngắn dài (nguyên văn: “đế thường vấn sư dĩ quốc tộ đoản trường, sư vấn: Quốc tộ như đằng lạc…” - vua thường hỏi sư về vận nước ngắn dài như thế nào, sư nói: Vận nước như dây mây leo quấn quýt…).

Chú ý nhận xét về tính chất “sấm ngữ” trong những lời thiền sư Pháp Thuận nói. “Sấm” là lời tiên đoán việc tương lai. Người xưa tin rằng có những nhà tiên tri có khả năng tiên đoán việc tương lai. Bình luận về hiện tượng các Thiền sư hay nói những lời có dáng vẻ sấm truyền, nhà nghiên cứu Nguyễn Đang Thục viết “Tiên tri sấm kí là khuynh hướng rất thực tiễn, có hoài vọng chiếm đoạt huyền năng tạo hóa để phụng sự cho nền thịnh vượng của quốc gia”

II. Phân tích tác phẩm

1. Đặc điểm về nội dung

- Hai câu thơ đầu:

“Quốc tộ như đằng lạc,

Nam thiên lí thái bình

(Vận nước như dây mây leo quấn quýt,

Ở cõi trời Nam mở ra cảnh thái bình)

Tác giả mượn hình tượng thiên nhiên để nói về vận nước. Nghệ thuật so sánh “Vận nước như dây mây leo quấn quýt” vừa nói lên sự bền chặt, vừa nói lên sự lâu dài, sự phát triển thịnh vượng.

Một lời tiên đoán đầy tính khích lệ về tương lai của đất nước: “Triển vọng của đất nước là tốt đẹp, bền vững. Trời Nam mở ra vận hội thái bình. Hình ảnh “Nam thiên” (trời Nam) nói lên niềm tự hào kín đáo mà sâu sắc của tác giả về một đất nước độc lập so với Bắc quốc (có thể liên hệ với Đại cáo bình Ngô để thấy mạch tiếp nối của ý thức độc lập dân tộc này).

- Hai câu thơ cuối nói về đường lối trị nước:

Vô vi cư điện các

Xứ xứ tức đao binh

(Vô vi ở nơi cung điện

Thì khắp mọi nơi đều tắt hết đao binh)

Một đường lối chính trị cho đấng quân vương: Để xây dựng được nền hòa bình vững chắc ấy, cần “vô vi”, không làm gì trái với tự nhiên, trái với đạo đức. Để cho nhân dân được an vui, hạnh phúc thì chỉ cần nhàn nhã ngồi trong chốn điện các mà khắp nơi yên ổn.

Đỗ Pháp Thuận khuyên nhà vua trong điều hành chính sự nên “vô vi” tức là thuận theo quy luật tự nhiên, dùng phương sách “đức trị” lấy đức mà giáo hóa dân. Được như vậy thì đất nước thái bình, thịnh trị, nhân dân ấm no, hạnh phúc, không còn nạn đao binh.

2. Đặc điểm về nghệ thuật

Sử dụng hình ảnh sinh động: “dây mây leo quấn quýt” tượng trưng cho sự bền chắc của vận nước. Tác giả trước hết tiên đoán về vận hội tốt đẹp của đất nước đang mở ra, sau đó đưa ra lời khuyên kín đáo về chiến lược trị nước bằng “vô vi” nên chắc chắn dễ được tiếp nhận

Hai câu thơ 3 và 4 đối nhau tạo nên một hình tượng không gian rất thú vị: “Vô vi cư điện các” (Trị vì trong chốn điện các theo đạo vô vi) thì “Xứ xứ tức đao binh” (Khắp mọi nơi đều tắt hết đao binh). Một tâm điểm nhỏ bé là cung điện, lầu các có thể phát ra nguồn năng lượng mạnh mẽ có khả năng chấm dứt binh đao, loạn lạc, trong một không gian bao la của đất nước. Tính thuyết phục của nguyên lý đức trị ngầm ẩn trong hai câu thơ.

Văn mẫu lớp 10: Phân tích bài thơ Quốc tộ

Nguyễn Pháp Thuận là nhà thơ nổi tiếng của thời hán, tác phẩm ông viết ra đã mang những dấu ấn rất sâu sắc và nó có tầm ảnh hưởng rất lớn lao đến sự nghiệp văn chương và công cuộc đấu tranh bảo vệ đất nước của tổ quốc, tiêu biểu trong những tác phẩm đó là bài Quốc Tộ của Nguyễn Pháp Thuận.

Nguyễn Pháp Thuận là một nhà nho yêu nước, tư tưởng của ông đã thấm nhuần trong nền văn học và có sức ảnh hưởng rất lớn lao nó mang đậm giá trị cốt lõi và những giá trị lịch sử sâu sắc bài quốc tộ nói về vận mệnh của một đất nước, đó là một đất nước hào hùng và cũng có những ảnh hưởng tới sự nghiệp đấu tranh bảo vệ đất nước, hình ảnh đất nước đã được tác giả thể hiện rất sâu sắc trong bài viết của mình đó là một hình ảnh đất nước hào hùng và bi tráng vận mệnh của đất nước có ảnh hưởng rất quan trọng nó mang những âm thanh rất đặc sắc và mang đậm hình ảnh về một đất nước thái bình. Vận mệnh đất nước được tác giả miêu tả và so sánh như mây leo, ở đây có sự so sánh như vậy là do hình ảnh vận nước có ảnh hưởng lớn tới dân chúng, nhân dân có đủ cơm ăn áo mặc không thì đều phụ thuộc vào vận mệnh đất nước thinh hay suy, hàng loạt những hình ảnh đó đã ảnh hưởng sâu sắc tới vận mệnh đất nước hào hùng này:

Vận nước như dây mây leo quấn quýt,

Ở cõi trời Nam mở ra cảnh thái bình.

Vô vi ở nơi cung điện,

Thì khắp mọi nơi đều tắt hết đao binh.

Vận nước ở đây được hiểu là tình hình đất nước thịnh hay suy, nó được sử dụng như những sợi mấy leo quấn quýt bởi nó có ảnh hưởng lớn tới nhiều yếu tố khác, vận nước ảnh hưởng tới cuộc sống của nhân dân, nhân dân có thịnh hay suy hay không đều là do vận nước quy định, nó có tầm ảnh hưởng lớn đến tình hình của nhân dân, nhân dân ấm no hạnh phúc khi được sống trong cảnh thái bình, nhân dân được tự do hạnh phúc, trong khi ở cõi trời Nam đang mở ra một cảnh thái bình nhân dân có cơm ăn áo mặc có được cuộc sống sung túc và giàu tình yêu thương giữa con người với con người.

Cuộc sống của nhân dân có ảnh hưởng lớn đến vận mệnh của đất nước đó là một hình ảnh đất nước thái bình nhân dân có đủ cơm ăn áo mặc, vận mệnh đất nước chi phối những điều đó và nó có sức ảnh hưởng rất lớn, tác giả đang lo cho vận mệnh của đất nước vì đang có những cảm xúc đặc biệt trong một xã hội thái bình, nhân dân có đầy đủ cơm ăn và có đủ điều kiện để lo cho chính bản thân mình. Vận nước được tác giả nêu lên ở đây là đang trong cảnh thái bình, nhân dân được sống một cuộc sống tự do và hạnh phúc, nhân dân có đủ điều kiện để mưu sinh và nó gắn với đó là tác giả đang mong muốn cho đất nước được thái bình đất nước thịnh vượng và nhân dân có đủ điều kiện để phát triển, mong muốn cho nhân dân có cuộc sống hạnh phúc ấm no, nó ảnh hưởng lớn đến đất nước và cũng chi phối nhiều điều đến vận mệnh của đất nước.

Xuất phát là một nhà nho yêu nước, ông luôn có tinh thần cởi mở và mở rộng được tầm nhìn cũng như suy nghĩ của mình, với tấm lòng yêu nước thương dân của mình ông luôn để lại những ảnh hưởng lớn đến người đọc và những chi tiết trong bài viết mà ông viết ra nó mang một sức ảnh hưởng và tầm nhìn lớn, khi tác giả có tài nhìn xa trông rộng, nhìn ra vận mệnh của một đất nước của mình, một hình ảnh đất nước anh hùng thái bình nhân dân không phải sống trong cảnh lầm than, một cuộc sống hào hoa tráng lệ đã diễn ra khi vận nước mãi được bình yên, nhân dân sẽ có đủ điều kiện để phát triển bản thân mình trong một xã hội công bằng tự do không có sự áp bức bóc lột nữa. Tác giả luôn mong ước và có khát vọng lớn lao về một đất nước anh hùng hào hùng và có sự ảnh hưởng lớn đến nhân dân. Hình ảnh về một đất nước thái bình đã được tác giả thể hiện sâu sắc trong bài thơ nó mang một âm hưởng rất sâu sắc, trong khi nhân dân được sống trong cảnh thái bình thì ở điện vô vi những cung điện, không còn chiến tranh không còn chết chóc và mở ra một thời kì tươi sáng cho nhân dân, ở đâu cũng hết đao binh không còn giết chém nữa. Nhân dân được sống trong cảnh bình an.

Từ vô vi ở đây có ý nghĩa rất sâu sắc nó khuyên ngăn con người trở thành một người tài đức và có sự ảnh hưởng lớn tới nghệ thuật xây dựng hình tượng của tác giả đó là một hình ảnh về một đất nước hào hùng, trong hai cau thơ đâu đó là tình yêu mến đối với đất nước những mong ước của tác giả về một thời kì thịnh vượng, tác giả đang có những cảm xúc lớn lao đối với nó và cũng ảnh hưởng sâu rộng tới hình ảnh về một đất nước anh hùng hòa bình, nhân dân được sống một cuộc sống hết sức anh hùng và hào hùng, chúng đã tạo nên một âm điệu và cả những cảm hứng rất lớn và sâu sắc trong lòng người đọc, khát khao hòa bình, đó là những tình cảm đặc biệt mà tác giả thể hiện trong bài thơ này, đó là niềm tin tươi sáng và mở ra cho mỗi chúng ta những hình tượng thơ đặc sắc.

Hai câu thơ cuối tác giả đã nói về quá trình đấu tranh để đạt được độc lập tự do và nó mang một âm hưởng nhẹ nhàng và có sức lay chuyển mạnh mẽ tới người đọc, và những điều đó đã tạo nên trong con người của tác giả những cảm xúc đặc biệt và mang những điều thật lạ lung, sự đấu tranh đó diễn ra trong một quá trình không phải một ngày hai ngày mà nó là cả một quá trình, quá trình hành động và phát triển trong nhân dân, cho dân chúng, nó mang những âm hưởng của đời sống và có sức gợi tả sâu sắc, trong cung điện hào hoa đó sẽ xuất hiện những hình ảnh anh hùng không còn là chết chóc hay những đổ máu tang thương nữa, tác giả đang hình dung về một đất nước không có chiến tranh nó tạo ra cho mỗi con người niềm tin và những ảnh hưởng đó có tác động lớn đến nhân dân và mang đậm những phong vị của quê hương đất nước, tình yêu mến của tác giả đã và đang diễn ra rất sôi động và nó có ảnh hưởng lớn đến niềm tin và những tác động đó cũng ảnh hưởng lớn đến tâm trạng thời thế cũng như vận mệnh về một đất nước mến thương.

Khắp mọi nơi trên trái đất đã không còn hình ảnh đao binh nữa tất cả bị dập tắt không còn chiến tranh chết chóc bi thương nữa, nó có ảnh hưởng lớn đến những điều lớn lao và có sức gợi tả những điều đáng quý trong tâm hồn của tác giả, mỗi tác giả đều có những ảnh hưởng và sức ảnh hưởng tới cuộc đấu tranh bảo vệ đất nước, sự mong ước và khát vọng lớn lao xuất hiện trong tâm hồn của tác giả vì vậy nó ảnh hưởng lớn tới thơ ca và những lời văn mà ông đang thể hiện trong bài viết của mình, trong cung điện đó có những hình ảnh mang những dấu ấn của những hình ảnh đặc biệt và có sức ảnh hưởng mạnh mẽ. Những vần thơ mà ông viết ra đã mang đậm tình yêu đối với quê hương đất nước, mong ước về một đất nước thái bình, một đất nước không còn chiến tranh nhân dân sống trong cảnh thái bình nhân dân không phải chịu nhiều khó khăn cực khổ nữa, điều đó có ảnh hưởng lớn đến hình ảnh về quê hương đất nước và mang những âm điệu sâu sắc.

Khắp nơi trên cung điện này đều đã thể hiện những điều vô cùng lớn lao và trong khoảng không gian rộng lớn này vận mệnh đất nước đã đang tác động đến cuộc sống của nhân dân, nhân dân có điều kiện phát triển mạnh mẽ và ngày càng có những ảnh hưởng lớn tới cộng đồng và những điều đó tạo nên một không gian văn hóa rộng lớn và có sức ảnh hưởng sâu sắc tới mỗi người và tới một đất nước mến thương của dân tộc Việt Nam.

Tình yêu quê hương đất nước của tác giả đã và đang được thể hiện sâu sắc trong bài viết này, nó tạo nên một âm điệu nhẹ nhàng và thể hiện được tấm lòng cao cả và đầy chất nhân văn trong tâm hồn của tác giả, thể hiện những điều nhẹ nhàng và có sức ảnh hưởng lớn lao trong công cuộc đấu tranh và bảo vệ đất nước, một đất nước đã hào nhoáng và in đậm chất thái bình thịnh vượng mang dấu ấn sâu sắc về một hình ảnh đất nước an bình và nhân dân được sống trong cảnh bình an thịnh vượng.

-----------------------------

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc bài: Phân tích bài thơ Quốc tộ, để giúp các bạn học tốt hơn môn Ngữ văn 10. Cùng chủ đề này, VnDoc.com mời các bạn tham khảo đọc bài Quốc tộ, bài soạn văn mẫu bài Vận nước (Quốc tộ) mà VnDoc.com đã sưu tầm, tổng hợp. Chúc các bạn học sinh học tập hiệu quả!

Mời các bạn tham khảo bài tiếp theo:

Đánh giá bài viết
1 921
Sắp xếp theo

    Soạn văn 10 sách mới

    Xem thêm