Phương pháp liên khúc trong Độc Tiểu Thanh kí
Ngữ văn lớp 10: Phương pháp liên khúc trong Độc Tiểu Thanh kí
Để học tốt Ngữ văn lớp 10, VnDoc xin giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Phương pháp liên khúc trong Độc Tiểu Thanh kí, với nội dung tài liệu đã được VnDoc tổng hợp và đăng tải để phục vụ công việc học tập của các bạn học sinh được tốt hơn. mời thầy cô cùng các bạn học sinh tham khảo.
Phân tích bài thơ Thuật hoài để làm sáng tỏ hào khí đời Trần
Cảm nhận bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Cảnh ngày hè
Hiểu và nghĩ về bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm
Học tốt Ngữ văn lớp 10: Phương pháp liên khúc trong Độc Tiểu Thanh kí
Dàn ý Phương pháp liên khúc trong Đọc Tiểu Thanh kí
1. Mở bài
- Giới thiệu tác giả: Nguyễn Du - một đại thi hào dân tộc với tài năng kiệt xuất của mình ông đã để lại cho nền văn học Việt Nam những tác phẩm có giá trị to lớn có sức ảnh hưởng đến muôn đời sau.
- Truyện Kiều là một kiệt tác bất hủ đi cùng với tên tuổi Nguyễn Du
- Độc tiểu thanh ký là một trong những viên ngọc sáng được Nguyễn Du đặt hết tâm huyết và trái tim của mình đồng cảm nói về thân phận người phụ nữ bất hạnh xưa.
2. Thân bài
- Giới thiệu vài nét về nàng Tiểu Thanh: Người con gái có tài sắc vẹn toàn nhưng chịu số phận bất hạnh hẩm hiu nàng phải đành chịu kiếp làm vợ lẽ cô đơn lẻ bóng. Cuộc đời nàng Tiểu Thanh côi cút chốn Côn Sơn cạnh Tây Hồ.
* Hai câu đề:
Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư
Độc điếu song tiền nhất chỉ thư
(Tây hồ cảnh đẹp hóa gò hoang
Thổn thức bên song mảnh giấy tàn)
- Nguyễn Du mượn sự thay đổi của cảnh sắc để nói lên được sự thay đổi của cuộc sống.
- Nhìn hiện tại mà nhớ về quá khứ Tây Hồ nơi cảnh đẹp hút hồn người nay đã hóa gò hoang.
- Tâm trạng nỗi niềm của chính tác giả người đang ngậm ngùi xót thương thân phận của một người con gái đẹp đã không còn, chỉ còn lại đây với những mảnh giấy tàn.
-> Sự đồng cảm của tác giả.
*Hai câu thực:
Chi phấn hữu thần liên tử hậu
Văn chương vô mệnh lụy phần dư
(Son phấn có thần chôn vẫn hận
Văn chương không mệnh đốt còn vương
- Nhà thơ mượn hình ảnh “son” “phấn” để diễn tả sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành của nàng Tiểu Thanh.
- Mượn vật để nói người nhà thơ đã bày tỏ được đau đớn dày vò về cả thể xác lẫn tinh thần của nàng Tiểu Thanh, cuộc đời nàng được gửi gắm qua vần thơ bởi lẽ thú vui duy nhất trong không gian ấy giúp nàng bớt thấy tủi cực chỉ có thơ ca, nhạc họa.
- Lối nhân cách hóa thể hiện rõ cảm xúc xót thương của Nguyễn Du về những bất hạnh của kiếp người qua số phận của Tiểu Thanh. Kết cục bi thảm của tiểu Thanh xuất phát từ sự ghen tuông, lòng đố kỵ tài năng của người đờ, đúng là “ hồng nhan bạc mệnh”.
*Hai câu luận:
Cổ kim hận sự thiên nan vấn
Phong vận kỳ oan ngã tự cư
(Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi
Cái án phong lưu khách tự mang)
- Nỗi oan khuất của thân phận người phụ nữ sống trong xã hội phong kiến đầy bất công.
- Sự đồng cảm, khóc người để thương mình, cảm xúc đồng điệu đã làm thành câu thơ bất hủ “phong vận kỳ oan ngã tự cư” -> Tác giả hóa thân vào nhân vật.
- Nói lên tâm sự của số phận con người ai oan, cái oán khó giải trên đời không chỉ riêng Nguyễn Du mà còn là nỗi niềm của các nhà thơ thời bấy giờ.
* Hai câu kết:
Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hà hà nhân khấp Tố Như
(Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa
Người đời ai khóc Tố Như chăng)
- Tiếng khóc cho nàng Tiểu Thanh nay đã có tác giả thấu hiểu và giải oan cho nàng.
- Tác giả nghĩ đến mình thương cho số phận cô độc lẻ loi trng hiện tại. Câu hỏi tự đặt ra cho mình liệu răng có ai đồng cảm khóc Tố Như chăng. -> Khao khát tìm gặp được tấm lòng tri kỉ giữa cuộc đời.
3. Kết bài
- Bài thơ thay cho tiếng khóc đồng tâm, đồng cảm cho những số phận người phụ sống trong xã hội phong kiến xưa.
Khẳng định cái tài của Nguyễn Du, lòng thương mình, thương người.
Văn mẫu lớp 10: Phương pháp liên khúc trong Đọc Tiểu Thanh kí
Tiểu Thanh là người con gái nhan sắc có tài văn thơ sống ở đời Minh. Tiểu Thanh là vợ lẽ của một người họ Phùng, bị vợ cả ghen ghét hành hạ nên chết yểu. Tiểu Thanh có một tập thơ để lại cũng bị vợ cả đốt chỉ còn sót lại một phần nhỏ. Cần lưu ý cụm từ "song tiền" (trước cửa sổ) đứng trước làm định ngữ cho cụm từ "nhất chỉ thư" (một tờ sách) đế làm rõ vị trí tờ sách rời.
Trong câu kết bài thơ có phần trạng ngữ "tam bách dư niên hậu". Nguyên văn cả hai câu kết là: "Bất tri tam bách dư niên hậu - Thiên hạ hà nhân khấp Tô' Như?" có nghĩa là không biết sau hơn ba trăm năm, người nào sẽ khóc Tố Như đây? Câu thơ đã làm rõ ý tứ người khóc là có, duy chỉ không biết là người nào cụ thể. Làm sao biết được việc và người chưa xảy ra nên tác giả dùng từ phủ định "bất tri".
Điểm qua vài nét về xuất xứ. Câu chữ cần được hiếu và ngay cả hàm ý trong tên tự Tố Như để thấy tính chất tượng trưng của những hình ảnh cụ thể trong Đọc Tiểu Thanh kí. Khi đọc bài thơ cần phải biết khái quát hóa ý nghĩa biểu tượng của những hình ảnh cụ thể trong câu thơ sẽ nhận ra ý tưởng thơ gợi tả một quy luật phố biến mà khắc nghiệt con người phải gánh chịu. Đó là "sự tương đối giữa sắc và mệnh". Trong sắc đẹp của Tiểu Thanh còn có cả tài thơ nên luận đề của bài thơ cũng được hiểu liên khúc với "tài mệnh tương đố", một chủ đề gần gũi sẽ được tô đậm hơn trong kiệt tác Truyện Kiều.
Định hướng phân tích Đọc Tiểu Thanh kí theo suy nghĩ như vậy sẽ thấy rõ hơn chiều sâu tâm trạng trữ tình trong bài thơ. Chúng tôi gọi cách phân tích để hiểu bài thơ này là "phương pháp liên khúc".
Liên khúc chủ yếu tìm ra mối liên hệ nội tại trong cấu trúc nghệ thuật của bài thơ, đồng thời phải thấy tính chất tương liên, đồng cảm giữa nhà thơ Nguyễn Du với nhân vật Tiểu Thanh để làm nổi bật chủ đề "tài mệnh tương đố" như một biểu hiện của định mệnh làm khốn khổ bao nhiêu thế hệ con người.
Đọc Tiểu Thanh kí được Nguyễn Du viết bằng chữ Hán theo thể Đường luật. Khi phân tích bài thơ này nên làm thông mạch đề, thực, luận, kết của văn bản, vừa phải tìm ra ý tứ bỉ i thơ qua kết cấu ấy.
Vườn hoa (hoa uyển) đã hàm ý sắc màu rực rỡ, biểu trưng vẻ đẹp thắm tươi, đầy sức sống. Bãi hoang đặc tả cái chết khô kiệt hoàn toàn chẳng còn chút dấu vết sự sống ngày qua. Đó là sự thay đổi nhanh chóng, rất cụ thể, nhỡn tiền mà con người không tưởng tượng nổi. Câu thơ dựng lên hai cảnh trái ngược nhưng được nhìn trên cùng trục thời gian mô tả, khiến cho chúng cùng đồng hiện làm tăng thêm tính chất đối lập giữa sắc đẹp dồi dào và sự sống quá ngắn ngủi.
Câu thơ thứ hai là sự tiếp nối ý tứ đã gợi ra ở câu trên "Độc điếu song tiền nhất chỉ thư" nghĩa là một mình thương cho một tờ sách rơi vương trước cửa sổ. Cả cuốn sách đã mất mát gần hết chỉ còn lại một tờ và tồn tại lay lắt, vương vãi trong lãng quên. Rõ ra là cái phận sách chẳng ra gì! "Độc điếu" là một mình viếng thăm và thương cảm cho tờ sách chứa chan tình đời và tài năng của người đã tạo ra nó. Câu thơ biểu hiện sự thương cảm của một tấm lòng trước một tấm lòng. Chỉ riêng cụm từ "nhất chỉ thư " (một tờ sách rơi) cũng đã tạo ra một cảnh đối lập giữa tài và mệnh, giữa tài cao và mệnh thấp.
Vào bài, câu thơ tả vật nhưng vật làm rõ mối liên thông bên trong giữa tài hoa với mệnh bạc. Mọi sáng tạo của con người bằng tài năng của mình đều là mầm mống dẫn tới phiền lụy giữa những đua tranh, ghen ghét ở đời.
Hai câu thực đã khái quát số phận con người tài hoa mà bạc phận. Dường như đó là định mệnh vây hãm con người:
Rằng hồng nhan tự thuở xưa Cái điều bạc mệnh có chừa ai đâu.
Những câu thơ tiếp theo vẫn là những liên khúc góp phần hoàn chỉnh tư tưởng chủ đề: Vãn chương vô mệnh (không mệnh sống) có gì phải đau lòng khi nó bị người đời hắt hủi? Vậy mà văn chương ở đây bị đốt chỉ còn sót lại một tờ vẫn làm đau xót lòng người. Hẳn phải là thứ văn chương "rỏ máu" để làm nên tuyệt bút. Tuyệt bút vì cái hồn người, tình đời được gửi vào văn chương ấy. Cả tài văn chương Tiểu Thanh và suy rộng ra tài hoa đã làm nảy sinh lòng đố’ kị, ghen ghét của người đời. Chính cái tài ấy là nguyên cớ của tai họa. Tài sắc là kết quả của bao nhiêu nỗ lực cá nhân nên "cậy tài" cũng là lẽ thông thường nhưng con người cũng lại phải biết:
Có tài mà cậy chi tài
Chữ tài liền với chữ tai một vần.
Hai câu thực trong Đọc Tiểu Thanh kí mượn cuộc đời cụ thể để minh chứng cho hiện tượng "tài mệnh tương đố" và nguyên nhân dẫn tới tai họa ấy cũng do bởi chính con người tự chuốc vạ vào mình. Đây là việc của con người xuất phát từ lồng người, thói đời nên trời làm sao biết giúp cách nào! Con người phải tự trách mình, tự cứu mình trước đã.
Cổ kim hận sự thiên nan vấn
Phong vận kì oan ngã tự cư.
Có phải đó là điều người đời đã biết mà vẫn không tránh được chăng?
Hiện tượng "tài mệnh tương đổ" đã trở thành phổ biến, tất yếu. Vì vậy, Nguyễn Du đề cập tới nó trong những tác phẩm sau này như một hên khúc nhân sinh.
Tài hoa là của hiếm, thương cho thân phận tài hoa là một biểu hiện của thái độ nhân ái. Đời oan khổ là thế, vậy cứu vớt thế nào đây? Nguyễn Du hé mở cho mọi thời, mọi người lối thoát để "giải nạn". Nỗi oan uổng của tài sắc không phải là tự ông trời và hoàn toàn do định mệnh. Trời không can dự vào việc người mãi được thì hỏi làm sao? Phủ nhận "định mệnh" là để nuôi dưỡng niềm tin cho con người tự vạch ra con đường sống. Phải có tấm lòng "biệt nhỡn liên tài" hết mực mới đủ tâm trí nghĩ ra được lối thoát cho đời. Tài sắc do thiên phú nhưng bộc lộ tài sắc thế nào lại là chuyện của con người. Nguyễn Du nhắc nhở hậu thế về thói đời và cả những điểm yếu có trong con người tài sắc. Đó là những hướng mở để giải thoát "hận sự" và tự tu dưỡng mình. Nhà thơ không những thương yêu mà còn chỉ ra cách giải nạn cứu người. Đó mới là tình thương yêu bao la sâu sắc của con người có "con mắt nhìn thấu sáu cõi, có tấm lòng nghĩ suốt nghìn đời" để nhấn mạnh vai trò nỗ lực chủ quan, định đoạt số phận mỗi người. Để tránh những điều oan khuất kia phải nhờ lương tâm trong sạch và đức tâm, tự trau dồi vẻ đẹp khiêm nhường, vị tha, bao dung và trân trọng tài năng người khác. Được thế cái đức cao cả hòa hợp với tài sắc trời cho sẽ tạo ra con người có vẻ đẹp hoàn thiện. Như vậy, lòng đố kị giữa con người sẽ giảm và sự ngưỡng mộ, trân trọng con người và những giá trị của con người sẽ tăng thêm.
Mơ ước điều tốt đẹp cho con người, nhưng Nguyễn Du vẫn tỉnh táo trước hiện thực đắng cay do "tài mệnh tương đố'’ gây nên và sẽ còn tồn tại như một hiện tượng chống lại con người. "Bất tri tam bách dư niên hậu / Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như ?". Người như Tiểu Thanh, như Nguyễn Du trong thiên hạ không phải không có. Ông tin thế và biết rằng: "Nhất phiến tài tình thiên cổ lụy". Sau hơn ba trăm năm sẽ có người nào đó lại khóc Tố Như như ông đã khóc Tiểu Thanh? Bức tranh liên khúc nhân sinh ấy sẽ đời kiếp tồn tại như một lời cảnh tỉnh con người. Từ cái đã qua được chứng kiến mà suy nghiệm ra cái sẽ xảy ra, cái sẽ tới, chứng tỏ Nguyễn Du chẳng những là kẻ đa tình mà con giàu trí tuệ và tri thức mới tạo ra được Đọc Tiểu Thanh kí. Nỗi đau khổ vì trí tuệ ấy đã thể hiện một phương diện tự soi sáng nhân tình rất tỉnh táo và hết sức bác học ở Nguyễn Du.
--------------------------------
Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Phương pháp liên khúc trong Đọc Tiểu Thanh kí, VnDoc.com mời các bạn học sinh tham khảo tài liệu đọc bài Độc Tiểu Thanh ký, soạn bài Độc Tiểu Thanh ký mà VnDoc tổng hợp và đăng tải. Qua bộ tài liệu các bạn học sinh sẽ học tập tốt hơn môn Ngữ văn lớp 10. Mời các bạn học sinh tham khảo.