Phân tích bài ca dao: Trèo lên cây khế nửa ngày ... giữa trời
Ngữ văn lớp 10: Phân tích bài ca dao Trèo lên cây khế nửa ngày ... giữa trời
VnDoc mời bạn đọc tham khảo tài liệu: Phân tích bài ca dao: Trèo lên cây khế nửa ngày ... giữa trời, với nội dung tài liệu đã được VnDoc cập nhật để phục vụ các bạn học sinh học tập hiệu quả hơn môn Ngữ văn 10. Mời thầy cô và các bạn học sinh cùng tham khảo.
Phân tích bài ca dao bắt đầu bằng chữ Thân em
Phân tích những câu ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa
Cảm nhận về câu ca dao: Thân em như tấm lụa đào Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai
Học tốt Ngữ văn lớp 10: Trèo lên cây khế nửa ngày ... giữa trời
Dàn ý Phân tích bài ca dao: Trèo lên cây khế nửa ngày ... giữa trời
A. Mở bài
- Giới thiệu bài ca dao cần được phân tích.
Bài ca thể hiện chân thực và cảm động một tâm trạng phổ biến trong tình yêu của người bình dân xưa: chua xót, tủi buồn cho tình duyên trắc trở; đồng thời bài ca cũng man mác một giọng điệu than thở, tủi hờn cho thân phận.
Trèo lên cây khế nửa ngày,
Ai làm chua xót lòng nay, khế ơi!
Mặt trăng sánh với mặt trời
Sao Hôm sánh với sao Mai chằng chằng
Mình ơi có nhớ ta chăng?
Ta như sao Vượt chờ trăng giữa trời.
B. Thân bài
- Bài ca dao chính là lời của chàng trai đang yêu.
+ Trèo lên cây khế là bình thường, nhưng ở trên cây khế đến “nửa ngày” thì thật là vô lí. Nhưng chính cái vô lí ấy mới diễn đạt đúng trạng thái tâm hồn của chàng trai: chua xót đến ngơ ngẩn. “Ai làm chua xót lòng này, khế ơi!”, câu đầu đã mở lối cho lời tâm sự bật ra ở câu thứ hai.
+ Nỗi chua xót trong lòng chàng trai vì “ai” đó, chỉ biết ngỏ cùng cây khế. Vì đâu mà chua xót? Những câu hát còn lại cho ta hiểu được chàng trai chua xót vì sự cách trở trong tình yêu của anh với một người con gái.
- Những hình ảnh đặc sắc trong bài ca dao.
Trong bài ca có những cặp hình ảnh “mặt trăng” và “mặt trời”; “sao Hôm” và “sao Mai”, “sao Vượt” và “trăng”. Đó đều là những ẩn dụ lấy từ thiên nhiên để chỉ sự cách trở của đôi lứa, của “ta” và “mình”
+ Và cũng như ngày với đêm, “mặt trời” có bao giờ gặp được “mặt trăng”, còn “sao Hôm” thì mãi xa cách “sao Mai”. Sao vượt và “tràng” đều là hình ảnh của bầu trời đêm nhưng cũng chẳng bao giờ gặp nhau được: sao Vượt lên đến đỉnh bầu trời thì trăng mới bắt đầu mọc. Càng xa cách lại càng nhớ thương vời vợi, nỗi thương nhớ của chàng trai bật ra thành câu hỏi da diết: “Mình ơi! Có nhớ ta chăng?”. Những câu hỏi như thế xuất hiện khá nhiều trong ca dao tình yêu: Mình về, có nhớ ta chăng, Ta về, ta nhớ hàm răng mình cười.
Cách xưng hô “ta” và “mình” thật gần gũi và nồng nàn yêu thương. Yêu nhau là thế, mà tại sao phải cách trở để lòng người
yêu nhau phải “chua xót”: “Ai làm chua xót lòng này, khể ơi!”. Câu hỏi “Ai làm…?” mang tính phiếm chỉ nhưng người đọc dễ dàng hiểu được nguyên nhân của tâm trạng chàng trai. Còn gì khác hơn, nếu không phải là lễ giáo phong kiến trong cuộc đời xưa với bao nhiêu sự ràng buộc khe khắt đã làm cho nhiều đôi lứa phải đau khổ vì yêu nhau mà không đến được với nhau.
>>> Bài ca dao trên như đã thể hiện chân thực và cảm động một tâm trạng phổ biến trong tình yêu của người bình dân xưa: chua xót, tủi buồn cho tình duyên trắc trở; đồng thời bài ca cũng man mác một giọng điệu than thở, tủi hờn cho thân phận.
C. Kết bài
Bài ca dao như là một lời thủ thỉ chất chứa biết bao nhiêu tâm trạng của chàng trai đang yêu. Nhưng tình yêu đó lại chua xót, buồn tủi.
Văn mẫu lớp 10: Phân tích bài ca dao: Trèo lên cây khế nửa ngày ... giữa trời
Bài làm 1
Bài ca thể hiện chân thực và cảm động một tâm trạng phổ biến trong tình yêu của người bình dân xưa: chua xót, tủi buồn cho tình duyên trắc trở; đồng thời bài ca cũng man mác một giọng điệu than thở, tủi hờn cho thân phận
Trèo lên cây khế nửa ngày,
Ai làm chua xót lòng này, khế ơi!
Mặt trăng sánh với mặt trời.
Sao Hôm sánh với sao Mai chằng chằng.
Mình đi có nhớ ta chăng?
Ta như sao vượt chờ Trăng giữa trời.
Bài ca là lời của chàng trai đang yêu. Bài ca theo thể hứng, câu đầu chỉ có tác dụng đưa đẩy bắt vần: Trèo lên cây khế nửa ngày. Có nhiều câu ca dao giống như thế.Trèo lên cây bưởi hái hoa, Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân. Trèo lên cây bưởi hái hoa, Người ta hái hết đôi ta bẻ cành. Trèo lên cây gạo cao cao,Bước xuống vườn đào hái nụ tầm xuân. Trèo lên cây khế là bình thường, nhưng ở trên cây khế đến "nửa ngày" thì thật là vô lí. Nhưng chính cái vô lí ấy mới diễn đạt đúng trạng thái tâm hồn của chàng trai: chua xót đến ngơ ngẩn. "Ai làm chua xót lòng này, khế ơi!", câu đầu đã mở lối cho lời tâm sự bật ra ở câu thứ hai. Nỗi chua xót trong lòng chàng trai vì "ai" đó, chỉ biết ngỏ cùng cây khế. Vì đâu mà chua xót? Những câu hát còn lại cho ta hiểu được chàng trai chua xót vi sự cách trở trong tình yêu của anh với một người con gái. Trong bài ca có những cặp hình ảnh "mặt trăng" và "mặt trời"; "sao Hôm" và "sao Mai", "sao Vượt" và "trăng". Đó đều là những ẩn dụ lấy từ thiên nhiên để chỉ sự cách trở của đôi lứa, của "ta" và "mình". Cũng như ngày với đêm, "mặt trời" có bao giờ gặp được "mặt trăng", còn "sao Hôm" thì mãi xa cách "sao Mai". Sao vượt và "tràng" đều là hình ảnh của bầu trời đêm nhưng cũng chẳng bao giờ gặp nhau được: sao Vượt lên đến đỉnh bầu trời thì trăng mới bắt đầu mọc. Càng xa cách lại càng nhớ thương vời vợi, nỗi thương nhớ của chàng trai bật ra thành câu hỏi da diết: "Mình ơi! Có nhớ ta chăng?". Những câu hỏi như thế xuất hiện khá nhiều trong ca dao tình yêu:
Mình về, có nhớ ta chăng,
Ta về, ta nhớ hàm răng mình cười.
Cách xưng hô "ta" và "mình" thật gần gũi và nồng nàn yêu thương. Yêu nhau là thế, mà tại sao phải cách trở để lòng người yêu nhau phải "chua xót": "Ai làm chua xót lòng này, khể ơi!". Câu hỏi "Ai làm...?" mang tính phiếm chỉ nhưng người đọc dễ dàng hiểu được nguyên nhân của tâm trạng chàng trai. Còn gì khác hơn, nếu không phải là lễ giáo phong kiến trong cuộc đời xưa với bao nhiêu sự ràng buộc khe khắt đã làm cho nhiều đôi lứa phải đau khổ vì yêu nhau mà không đến được với nhau. Bài ca thể hiện chân thực và cảm động một tâm trạng phổ biến trong tình yêu của người bình dân xưa: chua xót, tủi buồn cho tình duyên trắc trở; đồng thời bài ca cũng man mác một giọng điệu than thở, tủi hờn cho thân phận.
Bài làm 2
Trèo lên cây khế nửa ngày,
Ai làm chua xót lòng này, khế ơi!
Mặt trăng sánh với mặt trời,
Sao Hôm sánh với sao Mai chằng chằng.
Mình ơi! Có nhớ ta chăng?
Ta như sao Vượt chờ trăng giữa trời.
Đây là một trong những bài ca dao đặc sắc nhất nói về tình yêu, và nó cũng như là lời khuyên nhủ chúng ta rằng đùng quá tin vào một chuyện gì đó mãi mãi.
Đối với bài ca dao này ta như cũng đang đi tìm hiểu, cái đáng nói ở đây, đáng nói trong hai dòng thơ đầu là mối tương quan giữa cái chua của quả khế và cái chua xót của lòng người. Ta thấy được hình ảnh cây khế, ta như thấy được quả khế xuất hiện chỉ để làm vật chất hóa được một trạng thái tình cảm mà có lẽ cũng chính là sự định danh nó như đã phải mượn đến một từ và vốn dĩ nó cũng như đã được dùng để định danh cho vị chua của khế. Ta như thấy được mất hợp lý giữa các câu thơ khi đang nói về chuyện trèo lên cây khế, rồi lại nói chuyện trăng sao. Chính sự bất hợp lý này như nói lên tâm trạng bất ổn của nhân vật trữ tình trong bài.
Và có thể thấy nhân vật trữ tình trong bài ca dao có thể là người con trai hoặc người con gái. Nhưng xét toàn bộ bài cao dao thì khả năng cao đây chính là những nỗi niềm của người con gái. Bởi ta như thấy được những thở than về tình yêu đôi lứa chính là nữ giới- những thân phận mà trong xã hội xưa bị những quy điịnh như về tam tong tứ đức thắt chặt lại. Và việc thông qua những gì đã được nói ra, đặc biệt qua các từ tạm như là mấu chốt, then chốt như “sánh”, “nhớ”, “chờ”. Hơn nữa còn là các hình ảnh dễ như giúp ta nhắc, gợi lên ấn tượng về sự xa cách trong không gian hay đó cũng chính là những sự cách trở nói chung như sao Hôm, sao Mai và cả sao Vượt. Dường như ta cũng có thể hình dung ra được một nhân vật trữ tình như cũng đã và đang gặp trắc trở trong đường tình và đang tha thiết nhớ người thương. Nhân vật như cũng rất tha thiết ước mong một sự sum vầy. Và ta như thấy được lí do của sự cách trở trong bài cao dao như lại không được nói ra một cách trực tiếp, rõ ràng. Ta như thấy được điều này như không xuất phát từ phía chủ quan người đang tâm sự. Quan những chi tiết những lời lẽ thì ta có thể thấy, tình cảm của người này đối với người bạn kia như vẫn còn vẹn nguyên. Thậm chí như đã còn phát triển nồng nàn hơn qua thời gian và năm tháng.
Ta như có lẽ cần phải chú ý nhiều hơn tới từ “sánh” được dùng đặc sắc. Từ “sánh” vốn được dùng tới tận hai lần trong hai dòng thơ kề nhau. Và ta như thấy được từ “Sánh” dường như cũng đã gợi lên sự xứng hợp, như đó chính là những sự vừa đôi phải lứa. Và còn hay nói cách khác là sự đẹp đôi. Và cả hình ảnh sao Hôm và sao Mai nữa. Lấy hình ảnh của thiên nhiên như cũng đã để chúng sánh chằng chằng với nhau. Hình ảnh như đã được sự hô ứng nhịp nhàng giữa sáng và chiều, và đó chính là giữa đông và tây trong thời gian và trong không gian.
Có thể nói được nhân vật trữ tình đã không ví von một cách tường minh chuyện mình với chuyện trăng sao, trời đất kia. Mà ở đây ta hiểu trong sâu xa hơn và sâu sắc hơn là khi người đó đã nhìn vấn đề đúng như vậy. Có lẽ rằng khi mà chưa biết việc tự nhìn nhận như thế có chủ quan không, nhưng ta có thể thấy được những căn cứ vào những gì mà tình cảm người đó thổ lộ ra ngoài. Trong mỗi chúng ta như có thể tin vào một sự xứng đôi vừa lứa và sự xúng đôi này lại như dựa trên tình cảm chân thật đáng được trân trọng và bảo vệ.
Nhưng đường như sự xúng đôi đó như bị ngăn cách. Có thể lý do ở đây chính là vì cha mẹ. Hay cũng lại có thể là vì thành kiến xã hội, cũng có thể vì một sự nghi ngại hay không hề được dứt khoát từ phía bạn tình. Ta như thấy được chuyện kết đôi đã không thành được kể cả có dù theo sự mách bảo bên trong của nhân vật trữ tình, quan hệ tương xứng trong mối quan hệ giữa hai người tưởng không còn gì phải bàn cãi nữa.
Và để rồi như đã phải thốt lên câu “Mình ơi! Có nhớ ta chăng”, ta như thấy được chính nhân vật trữ tình đã quên người bạn tâm sự đầu tiên là cây khế và nó như cũng để chỉ còn biết đến người mình yêu dường như đang ở một chốn nào đó giữa cõi người mà ta không bao giờ tìm được. Đó chính là một tiếng kêu kết tụ cả nỗi lo âu, niềm hi vọng và đó cũng chính là những sự nhắc nhở và cả chút trách móc đầy thương yêu, thông cảm. Đồng thời đó cũng chính là một tiếng kêu thúc đẩy mối liên tưởng về hình ảnh đẹp đó chính là “sao Vượt chờ trăng giữa trời” nó như đã làm sáng cả không gian thơ, và hơn hết nó đã làm sáng cả một tấm tình thủy chung son sắt.
Người độc như đã thấy được rằng có cả một câu chuyện dài chứa đựng trong bài ca dao ngắn này. Dường như những tâm sự, nỗi niềm được thổ lộ ở đây đạt tới giá trị kết tinh cao độ và cũng có thể khơi lên nhiều suy nghĩ, cảm xúc về phận người và về những bi kịch trong tình yêu đôi lứa. Và để rồi khi mà người đọc bài ca dao, ta dường như cũng không thể quên được hình ảnh “sao vượt chờ trăng” và đây được xem là một hình ảnh đã vĩnh cửu hóa cái đẹp vĩnh cửu hóa của sự kiên tâm đợi chờ trong hi vọng và đau đớn.
-------------------------------------------------------
VnDoc.com đã giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu: Phân tích bài ca dao: Trèo lên cây khế nửa ngày ... giữa trời, VnDoc.com mời các bạn học sinh tham khảo đề thi học kì 1 lớp 10, mà VnDoc tổng hợp và đăng tải. Qua bộ tài liệu các bạn học sinh sẽ học tập tốt hơn môn Ngữ văn lớp 10. Mời các bạn học sinh tham khảo.