Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm
Yuriko Aoki Lịch Sử

Phân tích những đặc trưng cơ bản của mô hình CNXH mà nhân dân ta xây dựng

Phân tích những đặc trưng cơ bản của mô hình chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta xây dựng

3
3 Câu trả lời
  • shinichiro
    shinichiro

    Một là, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh

    Hai là, do nhân dân làm chủ

    Ba là, có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu

    Bốn là, có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

    Năm là, con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện

    Sáu là, các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển

    Bảy là, có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo.

    Tám là, có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới.

    Trả lời hay
    5 Trả lời 09/03/23
    • Friv ッ
      Friv ッ

      - Một là, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh

      Mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh là mục tiêu cuối cùng của chế độ kinh tế ở nước ta, chứ không phải chỉ xóa bỏ bóc lột, áp bức, bất công, thiết lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất. Mục tiêu trên cũng chính là nguyện vọng, mơ ước của nhân dân tiến bộ trên thế giới, là cái đích của xã hội loài người nói chung.

      Ở Việt Nam, trong điều kiện xây dựng một nhà nước của dân, do dân, vì dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, thì yêu cầu phấn đấu cho một xã hội “dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh” tất yếu theo con đường xã hội chủ nghĩa, là mục tiêu chiến lược vô cùng đẹp đẽ, đồng thời là một khẩu hiệu đoàn kết, tập hợp lực lượng rộng rãi xây dựng xã hội mới. Điều quan trọng là bằng đường lối, chính sách và pháp luật mà Đảng, Nhà nước ta lãnh đạo, quản lý, điều hành toàn xã hội tiến dần lên chủ nghĩa xã hội.

      - Hai là, do nhân dân làm chủ

      Theo Hồ chủ tịch, dân chủ trong lĩnh vực chính trị là dân làm chủ nhà nước. Nhà nước là của dân, do dân, vì dân, do Đảng Cộng sản lãnh đạo thực hiện dân chủ với đa số nhân dân và chuyên chính với thiểu số phản động, chống lại nhân dân.

      Nếu vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng là vấn đề chính quyền thì vấn đề cơ bản của một chính quyền là ở chỗ nó thuộc về ai, phục vụ cho quyền lợi của ai. Xã hội xã hội chủ nghĩa mà Đảng và nhân dân ta xây dựng thì nhân dân lao động làm chủ. Nhân dân lao động làm chủ được bảo đảm trên thực tế, trong mọi mặt đời sống xã hội, thực hiện trên cả hai hình thức: làm chủ đại diện và làm chủ trực tiếp theo qui định của pháp luật.

      Quá trình thực hiện quyền làm chủ của nhân dân là một quá trình phấn đấu, hoàn thiện từng bước, từ thấp đến cao, phụ thuộc vào kết quả phát triển xã hội và phát triển con người.

      - Ba là, có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu

      Cả mặt thực tế, cả logic – lý luận khoa học đều chứng minh rằng, xã hội xã hội chủ nghĩa là sự kế tiếp sau xã hội tư bản chủ nghĩa, có nhiệm vụ giải quyết những mâu thuẫn mà chủ nghĩa tư bản đã không thể giải quyết triệt để. Đặc biệt là giải quyết mâu thuẫn giữa yêu cầu xã hội hóa ngày càng tăng của lực lượng sản xuất ngày càng hiện đại hơn với chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất. Do đó, lực lượng sản xuất của xã hội xã hội chủ nghĩa, khi nó hoàn thiện, phải cao hơn so với chủ nghĩa tư bản.

      Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin đã chỉ rõ, chủ nghĩa xã hội không xóa bỏ chế độ tư hữu nói chung mà chủ yếu xóa bỏ chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất. Bởi vì chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa đã nô dịch, áp bức bóc lột giá trị thặng dư đối với đa số nhân dân lao động, đem lại lợi nhuận ngày càng cao cho thiểu số các tập đoàn tư bản lũng đoạn và giai cấp thống trị xã hội.

      Thực hiện công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu là cơ sở kinh tế để xóa việc sinh ra giai cấp đối kháng, cơ sở kinh tế của chế độ người bóc lột người. Song, chế độ công hữu chỉ có thể được xây dựng và hoàn thiện tưng bước trên cơ sở phát triển lực lượng sản xuất ngày càng hiện đại.

      Xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa cũng đồng thời là xây dựng chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu. Tuy nhiên, quá trình xây dựng chế độ công hữu không thể nóng vội mà cần chú trọng đến các yếu tố hoàn cảnh lịch sử.

      Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, kết cấu xã hội còn đan xen nhiều giai cấp, tầng lớp xã hội; cơ sở kinh tế quá độ còn nhiều thành phần vận hành theo cơ chế sản xuất hàng hóa, quan hệ thị trường, vẫn tồn tại những quan hệ kinh tế cụ thể như thuê mướn lao động… Cá nhân người này vẫn có thể còn bóc lột những cá nhân khác. Đó chỉ là những quan hệ bóc lột cụ thể chứ không phải xem xét trên cả một chế độ xã hội, giai cấp này bóc lột các giai cấp, tầng lớp khác. V.I.Lênin và Đảng Cộng sản Nga, sau một thời gian áp dụng “Chính sách cộng sản thời chiến” đã bãi bỏ chính sách này khi bước vào thời kỳ quá độ, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đó là thời kỳ thực hiện “Chính sách kinh tế mới” với kinh tế hàng hóa 5 thành phần và tự do lưu thông hàng hóa trên thị trường nhiều loại sản phẩm. Đó là một đặc trưng kinh tế của thời kỳ quá độ và cả của chủ nghĩa xã hội. Việc xóa bỏ một cách nóng vội những đặc điểm trên, sa vào bệnh chủ quan duy ý chí trong mấy thập kỷ cuối thế kỷ XX của các nước xã hội chủ nghĩa là trái với quan điểm của V.I.Lênin về nền kinh tế quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

      - Bốn là, có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

      Đảng ta khẳng định: Nền văn hóa mà chúng ta đang xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, với những đặc trưng cơ bản là đại chúng, dân tộc, hiện đại và nhân văn, được xây dựng theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

      Tiên tiến là yêu nước và tiến bộ mà nội dung cốt lõi là lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, theo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nhằm mục tiêu tất cả vì hạnh phúc và sự phát triển phong phú, tự do, toàn diện của con người trong mối quan hệ hài hòa giữa cá nhân và cộng đồng, giữa xã hội và tự nhiên. Tiên tiến không chỉ được thể hiện về nội dung tư tưởng mà còn cả trong hình thức biểu hiện và trong các phương tiện chuyển tải nội dung văn hóa.

      Bản sắc dân tộc bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Đó là truyền thống yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân-gia đình-làng xã-Tổ quốc; là lòng nhân ái, khoan dung; trọng nghĩa tình, đạo đức; là đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động, sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống, v.v… Bản sắc dân tộc còn đậm nét cả trong hình thức biểu hiện mang tính dân tộc độc đáo của văn hóa.

      Nền văn hóa chúng ta đang xây dựng theo định hướng xã hội chủ nghĩa mang những đặc trưng cơ bản là đại chúng, dân tộc, hiện đại, nhân văn, phát triển theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Phát triển sự nghiệp văn hóa xã hội chủ nghĩa là nhằm bồi dưỡng con người Việt Nam về trí tuệ, bản lĩnh, đạo đức, tâm hồn, tình cảm, lối sống, nhân cách, xây dựng thế giới quan khoa học, nhân sinh quan xã hội chủ nghĩa, hướng con người tới những giá trị chân, thiện, mỹ. Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, sự nghiệp phát triển văn hóa cần hướng vào việc xây dựng con người Việt Nam có tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, có ý thức tự cường dân tộc, trách nhiệm cao trong lao động, có lương tâm nghề nghiệp, có tác phong công nghiệp…

      - Năm là, con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện

      Trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, năm 1848, Mác, Ănghen không chỉ luận giải về vấn đề giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc mà vấn đề giải phóng con người được các ông để cập khá sâu sắc. Các ông cho rằng, “sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người”.

      Con người và cuộc đấu tranh nhằm giải phóng con người cũng giữ vị trí rất quan trọng trong tư duy lý luận và hoạt động thực tiễn của Hồ chủ tịch. Hồ chủ tịch nói: “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước nhà được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”.

      Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, có giải phóng dân tộc mới giải phóng được giai cấp, giải phóng được con người, cũng chỉ khi các giai cấp và mỗi con người đều được giải phóng thì sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc mới hoàn toàn triệt để.

      Giải phóng con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của xã hội. Giải phóng con người khỏi áp bức, bóc lột, bất công và đồng thời phải hướng tới một cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho con người. Con người được phát triển toàn diện, cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, trong sáng về đạo đức, phong phú về tinh thần, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc.

      Tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta đang xây dựng không chỉ được thể hiện trong đặc trưng tổng quát dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mà còn được thể hiện qua đặc trưng về con người trong xã hội xã hội chủ nghĩa. Về phương diện con người, chủ nghĩa xã hội đồng nghĩa với chủ nghĩa nhân văn, nhân đạo: tất cả vì con người, cho con người và phát triển con người toàn diện. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì phải có con người xã hội chủ nghĩa. Để có con người xã hội chủ nghĩa phải xác định và hiện thực hóa hệ giá trị phản ánh nhu cầu chính đáng của con người trong xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta đang xây dựng.

      - Sáu là, các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển

      Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X có đoạn: “Vấn đề dân tộc và đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lược lâu dài trong sự nghiệp cách mạng nước ta. Các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ; cùng nhau thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Phát triển kinh tế, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần, xóa đói giảm nghèo, nâng cao trình độ dân trí, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá, tiếng nói, chữ viết và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc. Thực hiện tốt chiến lược phát triển kinh tế – xã hội ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, vùng căn cứ cách mạng; làm tốt công tác định canh, định cư và xây dựng vùng kinh tế mới. Quy hoạch, phân bổ, sắp xếp lại dân cư, gắn phát triển kinh tế với bảo đảm an ninh, quốc phòng. Củng cố và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở vùng đồng bào dân tộc thiểu số; động viên, phát huy vai trò của những người tiêu biểu trong các dân tộc. Thực hiện chính sách ưu tiên trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, tri thức là người dân tộc thiểu số. Cán bộ công tác ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi phải gần gũi, hiểu phong tục tập quán, tiếng nói của đồng bào dân tộc, làm tốt công tác dân vận. Chống các biểu hiện kỳ thị, hẹp hòi, chia rẽ dân tộc.”

      - Bảy là, có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo.

      Tính tất yếu khách quan của việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam xuất phát từ định hướng xã hội chủ nghĩa mà mục tiêu cơ bản là xây dựng một chế độ xã hội dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Chúng ta ý thức sâu sắc rằng, để xây dựng được một chế độ xã hội có tính mục tiêu như vậy, công cụ, phương tiện cơ bản chỉ có thể là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trên cơ sở chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Tính tất yếu khách quan ấy còn xuất phát từ đặc điểm của thời đại với xu thế toàn cầu hóa. Nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục đẩy mạnh cải cách nhà nước, cải cách pháp luật, bảo đảm cho Nhà nước không ngừng vững mạnh, có hiệu lực để giải quyết có hiệu quả các nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, thực hành dân chủ, củng cố độc lập, tự chủ và hội nhập vững chắc vào đời sống quốc tế.

      - Tám là, có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới.

      Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng chủ trương: “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế; vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghãi giàu mạnh”. Báo cáo Chính trị xác định: “Nhiệm vụ của công tác đối ngoại là giữ vững môi trường hòa bình, thuận lợi cho đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; nâng cao vị thế của đất nước; góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới”.

      0 Trả lời 09/03/23
      • Tiểu Thư
        Tiểu Thư

        Một là, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh

        Mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh là mục tiêu cuối cùng của chế độ kinh tế ở nước ta, chứ không phải chỉ xóa bỏ bóc lột, áp bức, bất công, thiết lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất. Mục tiêu trên cũng chính là nguyện vọng, mơ ước của nhân dân tiến bộ trên thế giới, là cái đích của xã hội loài người nói chung.

        Hai là, do nhân dân làm chủ

        Theo Hồ chủ tịch, dân chủ trong lĩnh vực chính trị là dân làm chủ nhà nước. Nhà nước là của dân, do dân, vì dân, do Đảng Cộng sản lãnh đạo thực hiện dân chủ với đa số nhân dân và chuyên chính với thiểu số phản động, chống lại nhân dân.

        Nếu vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng là vấn đề chính quyền thì vấn đề cơ bản của một chính quyền là ở chỗ nó thuộc về ai, phục vụ cho quyền lợi của ai. Xã hội xã hội chủ nghĩa mà Đảng và nhân dân ta xây dựng thì nhân dân lao động làm chủ. Nhân dân lao động làm chủ được bảo đảm trên thực tế, trong mọi mặt đời sống xã hội, thực hiện trên cả hai hình thức: làm chủ đại diện và làm chủ trực tiếp theo qui định của pháp luật.

        Ba là, có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu

        Cả mặt thực tế, cả logic – lý luận khoa học đều chứng minh rằng, xã hội xã hội chủ nghĩa là sự kế tiếp sau xã hội tư bản chủ nghĩa, có nhiệm vụ giải quyết những mâu thuẫn mà chủ nghĩa tư bản đã không thể giải quyết triệt để. Đặc biệt là giải quyết mâu thuẫn giữa yêu cầu xã hội hóa ngày càng tăng của lực lượng sản xuất ngày càng hiện đại hơn với chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất. Do đó, lực lượng sản xuất của xã hội xã hội chủ nghĩa, khi nó hoàn thiện, phải cao hơn so với chủ nghĩa tư bản.

        Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin đã chỉ rõ, chủ nghĩa xã hội không xóa bỏ chế độ tư hữu nói chung mà chủ yếu xóa bỏ chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất. Bởi vì chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa đã nô dịch, áp bức bóc lột giá trị thặng dư đối với đa số nhân dân lao động, đem lại lợi nhuận ngày càng cao cho thiểu số các tập đoàn tư bản lũng đoạn và giai cấp thống trị xã hội.

        Bốn là, có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

        Đảng ta khẳng định: Nền văn hóa mà chúng ta đang xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, với những đặc trưng cơ bản là đại chúng, dân tộc, hiện đại và nhân văn, được xây dựng theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

        Tiên tiến là yêu nước và tiến bộ mà nội dung cốt lõi là lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, theo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nhằm mục tiêu tất cả vì hạnh phúc và sự phát triển phong phú, tự do, toàn diện của con người trong mối quan hệ hài hòa giữa cá nhân và cộng đồng, giữa xã hội và tự nhiên. Tiên tiến không chỉ được thể hiện về nội dung tư tưởng mà còn cả trong hình thức biểu hiện và trong các phương tiện chuyển tải nội dung văn hóa.

        Bản sắc dân tộc bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Đó là truyền thống yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân-gia đình-làng xã-Tổ quốc; là lòng nhân ái, khoan dung; trọng nghĩa tình, đạo đức; là đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động, sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống, v.v… Bản sắc dân tộc còn đậm nét cả trong hình thức biểu hiện mang tính dân tộc độc đáo của văn hóa.

        Nền văn hóa chúng ta đang xây dựng theo định hướng xã hội chủ nghĩa mang những đặc trưng cơ bản là đại chúng, dân tộc, hiện đại, nhân văn, phát triển theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Phát triển sự nghiệp văn hóa xã hội chủ nghĩa là nhằm bồi dưỡng con người Việt Nam về trí tuệ, bản lĩnh, đạo đức, tâm hồn, tình cảm, lối sống, nhân cách, xây dựng thế giới quan khoa học, nhân sinh quan xã hội chủ nghĩa, hướng con người tới những giá trị chân, thiện, mỹ. Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, sự nghiệp phát triển văn hóa cần hướng vào việc xây dựng con người Việt Nam có tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, có ý thức tự cường dân tộc, trách nhiệm cao trong lao động, có lương tâm nghề nghiệp, có tác phong công nghiệp…

        Năm là, con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện

        Trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, năm 1848, Mác, Ănghen không chỉ luận giải về vấn đề giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc mà vấn đề giải phóng con người được các ông để cập khá sâu sắc. Các ông cho rằng, “sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người”.

        Con người và cuộc đấu tranh nhằm giải phóng con người cũng giữ vị trí rất quan trọng trong tư duy lý luận và hoạt động thực tiễn của Hồ chủ tịch. Hồ chủ tịch nói: “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước nhà được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”.

        Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, có giải phóng dân tộc mới giải phóng được giai cấp, giải phóng được con người, cũng chỉ khi các giai cấp và mỗi con người đều được giải phóng thì sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc mới hoàn toàn triệt để.

        Giải phóng con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của xã hội. Giải phóng con người khỏi áp bức, bóc lột, bất công và đồng thời phải hướng tới một cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho con người. Con người được phát triển toàn diện, cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, trong sáng về đạo đức, phong phú về tinh thần, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc.

        Sáu là, các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển

        Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X có đoạn: “Vấn đề dân tộc và đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lược lâu dài trong sự nghiệp cách mạng nước ta. Các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ; cùng nhau thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Phát triển kinh tế, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần, xóa đói giảm nghèo, nâng cao trình độ dân trí, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá, tiếng nói, chữ viết và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc. Thực hiện tốt chiến lược phát triển kinh tế – xã hội ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, vùng căn cứ cách mạng; làm tốt công tác định canh, định cư và xây dựng vùng kinh tế mới. Quy hoạch, phân bổ, sắp xếp lại dân cư, gắn phát triển kinh tế với bảo đảm an ninh, quốc phòng. Củng cố và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở vùng đồng bào dân tộc thiểu số; động viên, phát huy vai trò của những người tiêu biểu trong các dân tộc. Thực hiện chính sách ưu tiên trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, tri thức là người dân tộc thiểu số. Cán bộ công tác ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi phải gần gũi, hiểu phong tục tập quán, tiếng nói của đồng bào dân tộc, làm tốt công tác dân vận. Chống các biểu hiện kỳ thị, hẹp hòi, chia rẽ dân tộc.”

        Bảy là, có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo.

        Tính tất yếu khách quan của việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam xuất phát từ định hướng xã hội chủ nghĩa mà mục tiêu cơ bản là xây dựng một chế độ xã hội dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Chúng ta ý thức sâu sắc rằng, để xây dựng được một chế độ xã hội có tính mục tiêu như vậy, công cụ, phương tiện cơ bản chỉ có thể là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trên cơ sở chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Tính tất yếu khách quan ấy còn xuất phát từ đặc điểm của thời đại với xu thế toàn cầu hóa. Nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục đẩy mạnh cải cách nhà nước, cải cách pháp luật, bảo đảm cho Nhà nước không ngừng vững mạnh, có hiệu lực để giải quyết có hiệu quả các nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, thực hành dân chủ, củng cố độc lập, tự chủ và hội nhập vững chắc vào đời sống quốc tế.

        Tám là, có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới.

        Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng chủ trương: “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế; vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghãi giàu mạnh”. Báo cáo Chính trị xác định: “Nhiệm vụ của công tác đối ngoại là giữ vững môi trường hòa bình, thuận lợi cho đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; nâng cao vị thế của đất nước; góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới”.

        0 Trả lời 09/03/23

        Lịch Sử

        Xem thêm