Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Phân tích và nêu cảm nhận về đoạn trích Cha con nghĩa nặng

Văn mẫu lớp 11: Phân tích và nêu cảm nhận về đoạn trích Cha con nghĩa nặng dưới đây được VnDoc.com tổng hợp và sưu tầm gồm các bài văn mẫu lớp 11 hay cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra môn Ngữ văn 11 sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

Dàn ý chi tiết Phân tích về đoạn trích Cha con nghĩa nặng

1/ Mở bài

Giới thiệu tác giả và đoạn trích, khái quát nội dung đoạn trích: Đoạn trích “Cha con nghĩa nặng” thuộc nửa sau Chương IX trong cuốn tiểu thuyết thứ 15 của Hồ Biểu Chánh. Nhan đề của câu chuyện đã làm rõ nội dung trong tác phẩm, câu chuyện có nhiều tình huống éo le và cảm động

2/ Thân bài

- Giới thiệu khái quát hoàn cảnh câu chuyện: Trải qua mười mấy năm phải thay họ đổi tên, vất vả làm thuê làm mướn kiếm sống nơi đất khách quê người, Trần Văn Sửu mang trong mình đầy nỗi khổ tâm, nỗi nhớ day dứt triền miên về hai đứa con thơ tội nghiệp là thằng Tí và con Quyên

- Cảnh ông Sửu lén trở về thăm con nhưng không được gặp: Chính vì thế mà ông Sửu đã bí mật trở về Giồng Ké với ước nguyện được thăm con, nhìn tận mặt con dù chỉ trong giây lát mà cùng không được.

- Cuộc hội ngộ của hai cha con trên cầu Mê Túc: Thằng Tí xúc động đến cực độ “chạy riết lại nắm tay cha nó, dòm sát trong mắt mà nhìn rồi ôm cứng” cha nó vào lòng

- Lối thoát cho hoàn cảnh của hai cha con: Và câu chuyện đã có một kết thúc có hậu, chan chứa nhân tình, nhân nghĩa, người cha đã được miễn truy tố, được trở về quê hương và sum họp với đàn con yêu quý

3/ Kết bài: Ý nghĩa về hai nhân vật Trần Văn Sửu và thằng Tí: Trước bi kịch gia đình, tình nghĩa cha con vẫn son sắt sâu nặng, hai cha con ông Sửu là hiện thân của bao phẩm chất tốt đẹp trong con người nông dân miền Nam từ xưa tới nay

Phân tích về đoạn trích Cha con nghĩa nặng

Đoạn trích “Cha con nghĩa nặng” thuộc nửa sau Chương IX trong cuốn tiểu thuyết thứ 15 của Hồ Biểu Chánh. Nhan đề của câu chuyện đã làm rõ nội dung trong tác phẩm, câu chuyện có nhiều tình huống éo le và cảm động. Những tình tiết ấy cứ đan chéo nhau làm nổi bật lên những đức tính cao đẹp của cha Sửu và thằng Tí trước bi kịch gia đình.

Trải qua mười mấy năm phải thay họ đổi tên, vất vả làm thuê làm mướn kiếm sống nơi đất khách quê người, Trần Văn Sửu mang trong mình đầy nỗi khổ tâm, nỗi nhớ day dứt triền miên về hai đứa con thơ tội nghiệp là thằng Tí và con Quyên. Người cha ấy luôn đau khổ, lương tâm cứ cắn dứt không thôi sau ngày nhỡ tay xô ngã chết vợ mình. Ông sợ rằng hai con còn quá nhỏ “không hiểu được việc xưa rồi nó trở oán mình”, ông sợ con phải sống trong cảnh côi cút “bơ vơ đói rách mà tội nghiệp”.

Chính vì thế mà ông Sửu đã bí mật trở về Giồng Ké với ước nguyện được thăm con, nhìn tận mặt con dù chỉ trong giây lát mà cùng không được. Hình ảnh ông Sửu “chắp tay xá cha vợ rời đội nón lên và bươn bá bước ra lộ” giữa đêm trăng trông thật đáng thương. Rồi câu hỏi của thằng Tí “Ông ngoại giấu tôi làm chi? Sao đuổi cha tôi đi?”, đó là một câu hỏi đầy trách móc, đồng thời biểu lộ tình cảm của đứa con khao khát gặp lại cha thân yêu. Tình cảm ấy của người con thơ không khỏi khiến chúng ta xúc động.

Cha con nghĩa nặng

Ngồi trên cầu Mê Tức, người cha vô cùng ân hận, nhớ lại cảnh vợ chết, rồi cảnh hai đứa con mỗi buổi chiều anh đi ruộng về. Anh đau đớn, định nhảy xuống sông tự tử, trước khi nhảy anh cất tiếng nhản con thơ: “Cha chết nhé! Mấy con ở lại mạnh giỏi, để cha theo mẹ con cho rỗi”. Lời vĩnh biệt ấy đã thể hiện sâu sắc tình cảm cha con nghĩa nặng vô cùng. May sao khi ấy thằng Tí đã đến kịp thời, chậm vài bước nữa thôi là nó đã chẳng còn cha nữa rồi. Nó nhìn thấy người vội hỏi “Ai đó? Phải cha đó không, cha? Ông Sửu tháo đầu ra khỏi lan can cầu “rồi dậy mà ngố”. Thằng Tí xúc động đến cực độ “chạy riết lại nắm tay cha nó, dòm sát trong mắt mà nhìn rồi ôm cứng” cha nó vào lòng. Những cử chỉ và hành động, những câu hỏi và lời nói của đứa con trai tội nghiệp đã làm cho người cha bồi hồi, bàng hoàng và xúc động “nước trọng mắt tuôn ròng ròng, đứng xui xị xui lơ, không nói được một tiếng chi hết”. Con thì tưởng cha đã chết, cha lại tưởng không bao giờ được gặp lại con, thế mà giờ đây trên cầu Mê Tức quê nhà, hai cha con đã được gặp nhau.

Tác giả đã sử dụng những lời ăn tiếng nói chân quê của người dân ấp dân lân để miêu tả tâm trạng hai cha con ông Sửu một cách tinh tế và xúc động. Có thể làm được điều đó là bởi chính nhà văn cũng là người sinh ra và lớn lên ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, gắn bó và hòa quyện với hơi thở, nhịp sống của nơi đây. Trần Văn Sửu không thể về sống lại nơi quê nhà, vì làng tổng sẽ bắt ông đi tù, khi ấy cuộc sống của hai đứa con anh đều sẽ gặp nhiều khó khăn. Còn nếu lại ra đi, sống tha phương lẩn lút thì lại thương nhớ con khôn nguôi. Thằng Tí chỉ muốn theo cha “chừng nào cha chết rồi con sẽ về”, nó chỉ có một ý nguyện “Bây giờ có một mình cha nghèo khổ, vậy con phải làm mà nuôi cha chứ”. Nỗi băn khoăn đi hay về ấy cứ “dan díu bịn rịn cho đến sao Mai mọc” mới tìm được ra lối thoát hợp lý. Và câu chuyện đã có một kết thúc có hậu, chan chứa nhân tình, nhân nghĩa, người cha đã được miễn truy tố, được trở về quê hương và sum họp với đàn con yêu quý.

Ông Sửu và thằng Tí đều là những con người chân lấm tay bùn, đầu tắt mặt tối, họ lam lũ quanh năm suốt tháng khổ cực. Tuy mù chữ nhưng cách sống và cách ứng xử của hai cha con lại thật cao đẹp. Trước bi kịch gia đình, tình nghĩa cha con vẫn son sắt sâu nặng, hai cha con ông Sửu là hiện thân của bao phẩm chất tốt đẹp trong con người nông dân miền Nam từ xưa tới nay.

Trên đây VnDoc đã tổng hợp các bài văn mẫu Phân tích và nêu cảm nhận về đoạn trích Cha con nghĩa nặng cho các bạn tham khảo ý tưởng khi viết bài. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Soạn văn 11 mà VnDoc đã chuẩn bị để học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 11 và biết cách soạn bài lớp 11 các bài Tác giả - Tác phẩm Ngữ Văn 11 trong sách Văn tập 1 và tập 2. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

Các bài liên quan tác phẩm:

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn mẫu lớp 11 Kết nối tri thức

    Xem thêm